Người viết là GS Hệ thống tài chính quốc tế Carmen M. Reinhart và GS Kinh tế học và Chính sách công Kenneth S. Rogoff từ ĐH Havard.
Xem thêm:
Phát hiện lỗi sai trong nghiên cứu nổi tiếng về nợ công và tăng trưởng
Hai GS Reinhart và Rogoff thừa nhận nghiên cứu của mình có sai sót
Hồi tháng 5/2010, chúng tôi xuất bản nghiên cứu “Tăng trưởng trong giai đoạn nợ nần”. Kết quả chính rút ra từ khảo sát dữ liệu của 44 nước trong vòng 200 năm là tỷ lệ nợ công cao đi kèm với tốc độ tăng trưởng thấp, bất kể là nước giàu hay nước nghèo.
Với không khí tranh luận nóng bỏng ở khắp các nước phát triển, nghiên cứu này liên tục được giới chính trị, các cây bút bình luận và các nhà hoạt động chính trị trích dẫn và thường là bị thổi phồng hoặc hiểu sai.
Gần đây, ba nhà kinh tế từ ĐH Massachusetts, Amherts đã công bố một bài báo chỉ trích nghiên cứu của chúng tôi. Họ phát hiện chính xác một lỗi dữ liệu khiến chúng tôi tính nhầm tốc độ tăng trưởng của các nước nợ nhiều kể từ Thế chiến thứ hai.
Nhưng họ cũng cáo buộc chúng tôi mắc “lỗi nghiêm trọng” do “loại bỏ có chọn lọc” các dữ liệu có liên quan và “phương pháp lấy quyền số bất bình thường”. Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ cả hai cáo buộc này.
Ba tác giả Thomas Herndon, Michael Ash và Robert Pollin nói “kết quả nghiên cứu này là lớp bảo vệ về mặt tri thức cho các chính sách khắc khổ” và kêu gọi các nhà hoạch định chính sách “xem xét lại kế hoạch thắt lưng buộc bụng ở cả Mỹ và Châu Âu”
Đúng là giới chính trị nên xem lại các chính sách khắc khổ, nhưng không phải vì những lý do mà các tác giả trên đã nêu. Kết luận của họ kém ấn tượng hơn nhiều so với những gì họ nghĩ.
Nợ công nhiều là tăng trưởng thấp
Nghiên cứu hồi năm 2010 của chúng tôi cho thấy trong dài hạn, nếu nợ công vượt 90% GDP, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm 1%. Ba nhà nghiên cứu tại ĐH Massachusetts không phủ nhận kết quả này.
Trong một thời gian, các nghiên cứu về nợ và tăng trưởng tập trung vào quan hệ nhân quả. Nợ cao là do thu thuế ít và tăng trưởng chậm là chính tăng trưởng chậm là do nợ cao?
Quan điểm của chúng tôi luôn là cả hai và không có một quy tắc chung nào cho mọi quốc gia và mọi thời điểm.
Trong một nghiên cứu xuất bản năm ngoái cùng Vincent R. Reinhart, chúng tôi xem xét gần như mọi giai đoạn nợ cao ở các nền kinh tế phát triển kể từ năm 1800. Chúng tôi chưa bao giờ nói tỷ lệ nợ công ở mức 90% là con số thần diệu đẩy tăng trưởng xuống thấp như phe bảo thủ vẫn nói.
Nhưng chúng tôi phát hiện thấy các giai đoạn nợ công cao (từ 90% trở lên) hiếm gặp nhưng kéo dài với nhiều thiệt hại.
Có 26 trường hợp tỷ lệ nợ công trên GDP vượt 90% trong 5 năm trở lên, với thời gian trung bình là 23 năm. Trong 23/26 trường hợp, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn nợ nhiều thấp hơn giai đoạn nợ ít. Thực tế, kinh tế tăng trưởng trung bình khoảng 3,5% khi tỷ lệ nợ dưới 90% và chỉ 2,3% nếu tỷ lệ này cao hơn 90%.
(Năm 2012, tỷ lệ nợ công trên GDP ở Mỹ là 106%, ở Đức là 82%, ở Anh là 90% và ở Nhật Bản là 238%, tuy vậy trường hợp Nhật Bản có khác một chút do phần lớn nợ công do người trong nước nắm giữ và Nhật cho cả thế giới vay tiền.)
Giai đoạn nợ nhiều kéo dài đến thế cho thấy chúng không đơn thuần chỉ là một giai đoạn chu kỳ kinh doanh đi xuống như nhiều nhà kinh tế theo trường phái tự do vẫn nghĩ.
Trong cuốn “Lần này sẽ khác” xuất bản năm 2009 về lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính trong 8 thể kỷ qua, chúng tôi phát hiện thấy khi nợ công chạm ngưỡng không bền vững, chi phí lãi vay cũng thế.
Tình hình hiện nay tại Italy và Hy Lạp, hai nước nợ nhiều từ đầu những năm 1990, là minh chứng cho quan điểm này.
Chúng tôi ủng hộ chính sách nào?
Những lời cáo buộc sặc mùi chính trị trong thời gian gần đây đã nhầm khi đánh đồng phát hiện của chúng tôi về tương quan âm giữa nợ nần và tăng trưởng với một lời kêu gọi thắt lưng buộc bụng.
Chúng tôi đồng ý rằng đã nợ nhiều thì rất khó tăng trưởng. Chúng tôi biết cắt giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ rất đau đớn với các nền kinh tế tăng trưởng chậm nhưng thất nghiệp lại cao.
Thắt lưng buộc bụng sẽ không ích gì nếu không có cải cách về mặt cơ cấu, ví dụ như thay đổi chính sách thuế, điều tiết và thị trường lao động. Và nếu không được thiết kế tốt, thắt lưng buộc bụng sẽ tác động nhiều hơn tới người nghèo và trung lưu.
Chúng tôi luôn cho rằng không nên chấm dứt kích thích tài khóa quá nhanh, một quan điểm tương đồng với hầu hết các nhà kinh tế dòng chính.
Trong một số trường hợp, chúng tôi còn ủng hộ các giải pháp mạnh bạo như tái cơ cấu nợ công và nợ tư (một thuật ngữ lịch thiệp để chỉ vỡ nợ từng phần). Giải pháp áy đã giúp giải quyết nợ nần chồng chất trong thời Thế chiến thứ nhất và Đại suy thoái.
Từ lâu chúng tôi đã ủng hộ ghi giảm nợ công và nợ ngân hàng có bảo đảm ở các nước vùng rìa Châu Âu (Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha) để kích thích tăng trưởng.
Ở Mỹ, chúng tôi ủng hộ giảm nợ gốc vay thế chấp mua nhà trong trường hợp giá nhà giảm xuống dưới mức nợ vay.
Chúng tôi cũng từng viết nhiều về giải pháp dùng lạm phát cao và “áp chế tài chính”, tức giảm lãi suất thực (sau khi điều chỉnh theo lạm phát), tương đương với đánh thuế trái chủ. Cách này đã giúp giảm đáng kể nợ công sau Thế chiến thứ hai.
Nói tóm lại: nhiều quốc gia hiện đang có mức nợ công cực cao, đặc biệt sau khi tính tới cả các chương trình hỗ trợ y tế và người cao tuổi.
Muốn giải quyết gánh nặng nợ nần, phải có một hình thức “chuyển” tài sản nào đó từ người tiết kiệm sang người cho vay. Đó là chuyện không thể khác, và những chuyện ồn ào trong thời gian gần đây không thể thay đổi sự thực hiển nhiên đó.
Minh Tuấn
Theo Trí Thức Trẻ/Ney York Times
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,507.00 | 5,007.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,584.00 | 4,084.00 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,613.00 | 13,113.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,748.90 | 1,348.90 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 179
- Truy cập hôm nay: 3071
- Lượt truy cập: 8830393