Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Cuộc chiến bẩn thỉu trong ngành than nước Mỹ
2013-04-24 09:03:54

 

Tương lai ở đâu?

Năm ngoái dù Mitt Romney đã lớn tiếng chỉ trích nước Mỹ đang “tuyên chiến với ngành than” nhưng ông này vẫn thất cứ cử.

Cái ngành một thời hùng mạnh ấy giờ đang vật lộn để tồn tại vì giá khí thiên nhiên xuống thấp và các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt.

Năm ngoái chỉ còn 37,4% sản lượng điện của Mỹ là từ than so với mức 48,5% năm 2007. Tỷ lệ này năm nay có thể tăng một chút do giá khí bắt đầu tăng.

Nhưng các nhà máy điện sẽ còn tiếp tục bị hạn chế phát thải và dầu đá phiến đang dần lấn sân, vì thế, tương lai của ngành than chắc chắn không nằm ở nước Mỹ.

Với nhiều người, tương lai là ở Châu Á. Nh cầu nhập khẩu than của Nhật tăng lên sau vụ Fukushima vì nước này giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Ở Ấn Độ, cung không đáp ứng đủ cầu; nhưng béo bở nhất là Trung Quốc, nước tiêu thụ một nửa lượng than toàn cầu và đã bắt đầu nhập khẩu ròng kể từ năm 2009.

 

Cuộc chiến bẩn thỉu trong ngành than nước Mỹ (1)
Vị trí của cảng Gateway Pacific trên bản đồ

 

Con số trên khiến những người ở bể than Power River thèm nhỏ rãi. 40% lượng than ở Mỹ là từ đây mà ra. Một phần lượng than đã được xuất sang Châu Á, chủ yếu là qua các cảng ở Canada.

Các nhà xuất khẩu muốn xây thêm 4 cảng mới nữa ở bở Tây nước Mỹ (hai ở Oregon và hai ở Washington) để xuất đi 130 triệu tấn than mỗi năm.

Cảng lớn nhất rộng 600 hecta mang tên Gateway Pacific Terminal nằm ở phía Bắc Washington sẽ thông quan được tới 48 triệu tấn than mỗi năm, cùng 6 triệu tấn hàng rời khác như ngũ cốc.

Xấu bụng, dốt nát và ‘có mưu đồ bất chính’

Cuộc chiến năng lượng ở miền Tây nước Mỹ chẳng phải chuyện gì mới, nhưng đề xuất trên của ngành than đẩy căng thẳng lên một tầm cao mới.

Các bang xuất khẩu than tố các bang có bờ biển là lũ ích kỷ. Các nhà hoạt động tố giới doanh nghiệp có ý thức môi trường của thời tiền sử. Thành phố và quận cãi vã nhau vì thương mại và việc làm.

Ai cũng lớn tiếng cáo buộc đối thủ xấu bụng, dốt nát và ‘có mưu đồ bất chính’.

Dân địa phương phản đối xây đường ray chở than tới cảng Gateway Pacific. Khi chạy hết công suất, mỗi ngày sẽ có 18 đoàn tàu đến và đi: 9 chuyến chở than vào, 9 chuyến quay ra.

Phía ủng hộ nói chẳng cần xây cất thêm mấy đâu vì lưu lượng như thế vẫn thấp hơn mức đỉnh năm 2006. Còn phe phản đối lại nghi ngờ rồi thì chi phí sẽ đổ lên đầu người nộp thuế.

Dù không phải xây thêm tuyến đường sắt mới, vẫn còn vô số lý do để phản đối. Tàu chở than sẽ chạy xuyên qua trung tâm Seattle khiến nạn tắc đường thêm trầm trọng. “Tôi không muốn người ta xây cái cảng ấy,” Thị trường Mike McGinn nói.

Tổ chức Whatcom Docs ở Bellingham lo lắng những đoàn tàu ấy sẽ thải bụi diesel ra môi trường. Số khác lại ngại bụi than, tổ chức hoạt động môi trường Sierra Club đang đe dọa kiện BNSF vì làm ô nhiễm nguồn nước bang Washington.

 

Chỉ chăm chú vào Trung Quốc là “thiển cận”

 

Nghị sỹ bang Washington Reuven Carlyle lớn tiếng: “Xuất than sang Châu Á thì có gì là sáng tạo.” Ông này cho rằng tương lai của bang này nằm ở các công ty công nghệ cao như Amazon hay Boeing.

Nhiều nhà hoạt động còn cho rằng xuất hàng triệu tấn sang Trung Quốc sẽ làm giảm giá than và khuyến khích nước Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào thứ năng lượng ‘bẩn’ này.

“Thiển cận”

Dù vậy ông Richard Morse từ công ty tư vấn năng lượng Supercritical Capital nói muốn biết xuất khẩu than có làm tăng phát thải khí carbon hay không thì phải mô hình hóa khu vực năng lượng của ít nhất 15 nước.

Chỉ chăm chú vào Trung Quốc là “thiển cận”, ông nói, thậm chí nhập khẩu thêm than cũng chẳng ảnh hưởng mấy tới chính sách năng lượng.

Thứ nhất, thị trường than Trung Quốc lớn đến nỗi giá nhập khẩu có giảm một chút cũng chẳng ảnh hưởng mấy tới biên lợi nhuận.

Thêm nữa, chiến lược năng lượng của Trung Quốc không mấy nhạy cảm với giá. “Người Trung Quốc đang cố hết sức để loại bỏ ngành than, nhưng tiến độ thực hiện rất chậm,” ông Morse nói. Dù sao thì Thượng Hải và Thâm Quyến vẫn cứ phải sáng đèn.

Với dân Bellingham, dù không thích than nhưng họ vẫn cần việc làm ở công ty vận hành cảng SSA Marine.

SSA nói cảng mới sẽ tạo ra 4.430 việc làm trực tiếp và gián tiếp trong quá trình xây dựng và 1.250 việc làm sau khi đi vào hoạt động (phía phản đối cho rằng con số này không chính xác, và có đúng đi nữa thì cũng quá nhỏ).

Nhân viên SSA Marine kiếm được khoảng 100.000 USD/năm, cao hơn nhiều mức trung bình tại địa phương.

Nhưng đầu tiên cảng Gateway Pacific phải vượt qua được đợt đánh giá tác động môi trường gắt gao của các cơ quan liên bang và địa phương.

Thống đốc Oregon và Washington đã lên tiếng kêu gọi chính quyền liên bang lưu tâm tới khí hậu toàn cầu. Ít nhất phải tới năm 2016 công việc xây dựng mới bắt đầu.

Hương Giang

Theo TTVN/The Economist

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/cuoc-chien-ban-thiu-trong-nganh-than-nuoc-my-201304231600067738ca32.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,510.705,010.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,587.104,087.10
100g ABC Bullion Bar
14,622.9013,122.90
1kg ABC Bullion Silver
1,750.301,350.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 172
  • Truy cập hôm nay: 3079
  • Lượt truy cập: 8830401