Lạm phát hoặc giảm phát và vỡ nợ. Kể từ khi khủng hoảng 2007-08 bùng nổ, nước nào nợ nhiều chỉ có chừng ấy lựa chọn.
Tốt nhất vẫn là dùng tăng trưởng để giải quyết mọi thứ, nhưng thập niên trước tăng trưởng rất tệ (tính từ năm 2000 đến năm 2009 nên chắc chắn kết quả này không phải do thắt lưng buộc bụng mà ra).
Vì sao lại thế? Người ta đang soi mói quá nhiều chuyện nợ công trong khi vấn đề thực sự là tổng nợ của toàn nền kinh tế, bao gồm cả khu vực tài chính, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nợ công thường tăng mạnh khi các khu vực khác suy thoái, ví dụ như năm 2010 nợ công của Síp chỉ là 61% GDP.
Hãy nghĩ nợ như một quyền truy đòi tài sản.
Khi ngân hàng cho bạn vay, bạn sẽ có tài sản dưới dạng tiền mặt để mua hàng hóa dịch vụ (như một căn nhà). Ngân hàng cũng có tài sản là một khoản vay ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. Khi con nợ dùng tiền vay mua nhà, nợ trên GDP tăng mà sản lượng cũng tăng.
Mọi thứ vẫn tốt đẹp chừng nào chủ nợ tin tưởng con nợ vẫn trả được tiền. Thực tế, phần lớn nợ trong nền kinh tế hiện đại chỉ được ‘đảo’ mà thôi, ví dụ như doanh nghiệp vay thêm tiền hay người mua nhà thay tổ chức cho vay thế chấp khác. Và chủ nợ vẫn cứ tự tin nếu GDP còn tăng (tức thu nhập của con nợ tăng).
Do đó một nước có thể nợ gấp nhiều lần GDP, tức có nhiều “quyền truy đòi tài sản” hơn so với sản lượng hàng hóa dịch vụ mỗi năm. Đương nhiên, tài sản của một nước (dưới dạng đất đai, khoáng sản, …) có thể gấp nhiều lần GDP, thế nên nợ nhiều chưa chắc đã đáng sợ.
Nhưng vấn đề là mỗi năm chỉ có thể hiện thực hóa được một phần nhỏ tài sản quốc gia mà thôi. Ví dụ như nếu tất cả người Mỹ muốn bán nhà trả nợ, thì ai sẽ mua?
Tương tự, khi nợ gấp nhiều lần GDP, mỗi năm sẽ cần “đảo nợ” phần lớn GDP. Ví dụ như nợ bằng 400% GDP và thời gian đáo hạn trung bình là 5 năm; thế thì mỗi năm cần “đảo nợ” tới 80% GDP.
Nếu chủ nợ nghi ngờ khả năng trả nợ của con nợ, như khi giá tài sản giảm hoặc thu nhập trì trệ, họ sẽ không còn muốn gia hạn nợ nữa.
Nếu trả nợ bằng tiền mình đang có, khả năng chi tiêu của con nợ sẽ giảm xuống. Nếu phải bán tài sản để trả nợ, giá tài sản sẽ giảm.
Và nếu không trả được nợ, nợ xấu sẽ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của chủ nợ.
Dưới kịch bản nào, nền kinh tế cũng bị tổn thương.
Thực tế, hãy nghĩ các nền kinh tế nợ nhiều giống như một ngân hàng. Ngân hàng còn hoạt động chừng nào phần lớn người gửi tiền còn chưa rút vốn về. Nền kinh tế cũng chỉ có thể hoạt động chừng nào phần lớn chủ nợ còn sẵn sàng gia hạn nợ.
Do đó, trong nền kinh tế cũng có những vụ “tháo chạy” như với ngân hàng.
Khi vụ “tháo chạy” như thế xuất hiện ở khu vực tư nhân, chính phủ có thể can thiệp, giải cứu và nhận nợ thay.
Làm thế cũng được chừng nào chủ nợ còn niềm tin vào chính phủ. Như trường hợp Nhật Bản, vì chủ nợ toàn dân Nhật, nên tình thế hiện nay có thể ổn định trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Nhưng nếu chủ nợ là nước ngoài như trường hợp các nước eurozone, cần phải ‘tái cơ cấu’ (tức xóa) một phần nợ.
Rõ ràng sẽ có người phải chịu thiệt. Nếu bạn là người Síp với hơn 100.000 euro để ở hai ngân hàng lớn nhất nước, chắc bạn phải đang buồn lắm.
Đương nhiên, tiền gửi là món nợ của ngân hàng, nên cũng là một loại “quyền truy đòi tài sản”, nếu không có đủ tài sản để đáp ứng tất cả “quyền truy đòi”, thì ai đó sẽ phải mất tiền.
Thường người nào tiết kiệm càng nhiều càng mất nhiều, vì họ là có nhiều tiền nhất trong ngân hàng.
Thay vì vỡ nợ, có thể dùng lạm phát bằng cách in tiền thật nhiều để chủ nợ chỉ mất tiền nếu tính theo giá thực tế chứ không phải giá danh nghĩa (tức để lãi suất thực âm). Có lẽ các chương trình “nới lỏng định lương” chính là nhằm mục đích này.
Tuy vậy, đến nay các NHTW vẫn chưa đạt được mức lạm phát và tăng thu nhập như mong muốn. Nếu thu nhập tăng, cá nhân sẽ dễ trả nợ hơn.
Thay vào đó, các nước phương Tây thường phải nhập khẩu lạm phát do giá hàng hóa cơ bản tăng lên. Rõ ràng, điều đó làm lương thực tế giảm và cá nhân khó trả nợ hơn.
Nói tóm lại, thế giới đã trải qua khủng hoảng được gần 6 năm mà vẫn chưa giảm được nợ mấy và do đó, vẫn dễ bị khủng hoảng tấn công mà Síp là ví dụ mới nhất.
Và chúng ta vẫn chưa quyết định được xem nên vỡ nợ luôn hay giảm nợ bằng lạm phát. Dù có chọn cách nào, thì người tiết kiệm vẫn thiệt nhiều nhất.
Minh Tuấn
Theo TTVN/The Economist
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/no-dam-dia-chon-vo-no-hay-chon-lam-phat-2013040318001385319ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,533.40 | 5,033.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,599.20 | 4,099.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,692.00 | 13,192.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,744.50 | 1,344.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 130
- Truy cập hôm nay: 5103
- Lượt truy cập: 8832425