Tín dụng còn được bơm thổi theo “công thức bầu Kiên”?
2013-03-20 09:19:52
Theo tìm hiểu của VnEconomy, đến 15/3/2013, tăng trưởng tín dụng vẫn còn âm khoảng 0,18 - 0,2%, tức là vẫn chưa thể cải thiện so với tháng 2. Năm thứ hai liên tiếp hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng “cài số lùi” như vậy, về tổng thể.
Thêm một lần nữa các nguyên nhân khiến tín dụng giảm lại được tìm hiểu, điều đã từng kéo dài đến gần nửa năm trước.
Có nhiều nguyên nhân. Nổi bật vẫn là kinh tế khó khăn, tồn kho cao, triển vọng hồi phục sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng, nhu cầu vay vốn hạn chế; trải qua những năm vừa rồi, sức khỏe nhiều doanh nghiệp hao hụt, khó đáp ứng các điều kiện cho vay; dù đã giảm, nhưng lãi suất cho vay vẫn cao, là một trở ngại; nợ xấu vẫn là một điểm nghẽn trong dòng vốn mà chưa thể xử lý rốt ráo…
Song, tín dụng tăng trưởng âm không hẳn là quá tệ, nếu so với cách bùng nổ nhiều năm trước với sự bơm thổi theo “công thức bầu Kiên”. Góc nhìn này cũng góp phần giải thích vì sao tín dụng thời gian qua chật vật như vậy, nhìn ở mức tăng trưởng chung, hay nợ xấu còn lắm phức tạp.
Tại hội nghị ngành ngân hàng đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến tình trạng một số cổ đông lớn trong hệ thống lập công ty con, “tài sản thế chấp một đồng thì đưa lên vài trăm đồng để lấy tiền ra”. Thực trạng này đã, đang và sẽ tiếp tục rõ qua những dẫn chứng cụ thể được bóc tách.
Bên cạnh vấn đề đạo đức, pháp lý như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại hội nghị trên, tình trạng đó đã góp phần bơm thổi cho tăng trưởng tín dụng trước đây, mà nay có thể đã xẹp bớt.
Như trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên, hay còn gọi là “bầu Kiên”, qua thông tin điều tra hé lộ gần đây cho thấy một công thức tạo tiền quy mô lớn.
Bằng cách lập các công ty con, phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu cho ngân hàng, dùng vốn huy động từ trái phiếu trở lại mua cổ phần chính ngân hàng, dùng cổ phiếu đó thế chấp để tiếp tục mượn vốn. Về bản chất, trái phiếu cũng là tín dụng, vòng quay đó như chất kích thích của bột nở, khiến chiếc bánh tín dụng phồng lên. Mức độ phồng lên như thế nào gắn với mức độ quay vòng vốn kiểu như vậy, mà “bầu Kiên” có thể không là cá biệt.
Thêm nữa, một vòng quay khác có thể tiếp tục được tạo ra, khi ngân hàng dùng nguồn trái phiếu thế chấp đó làm tài sản để mượn vốn trên liên ngân hàng, rồi lại dùng cho vay tiếp…
Qua các vòng quay, quy mô khoản vay có thể đội lên vài ba lần. Vấn đề là giá trị tài sản, giá trị tín chấp (chủ yếu ở trái phiếu) dễ trở thành những miếng bánh vỡ vụn trong túi nợ xấu ngân hàng. Những khoản vay có quy mô gần ngang giá với tài sản thế chấp, thậm chí lớn hơn tài sản thế chấp qua nâng khống, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Như trong thông tin hé mở vòng quay vốn của “bầu Kiên”, cổ phiếu của những ngân hàng chưa niêm yết được dùng làm thế chấp cho những khoản vay lớn, giá trị thế chấp là một điểm được chú ý. Thời chứng khoán thăng hoa, thông thường các nhà băng chỉ áp hạn mức tối đa 60 - 70% thị giá cổ phiếu. Những năm gần đây, với sự sa sút của thị trường chứng khoán, hạn mức cao chỉ còn khoảng 30 - 40% thị giá. Việc vẫn cho hạn mức cỡ 60 - 70%, thậm chí cao hơn, bên cạnh yếu tố rủi ro, còn là tác nhân thổi phồng tín dụng.
Có thể định hình mô hình đó như sau: người vay có tài sản thế chấp chỉ 100 đồng, nhưng được vay tới 80 đồng; nếu bị nâng khống giá trị tài sản, mức vay có thể tới 100 đồng, thậm chí cao hơn. Nay, môi trường rủi ro bộc lộ, nhà băng kiểm soát chặt hơn, thận trọng hơn, tài sản sẽ được định giá chỉ khoảng 60 - 70 đồng, và cho vay tối đa 30 đồng. Tín dụng giảm một phần ở thay đổi này.
Dĩ nhiên, có hàng loạt các điều kiện để không thổi phồng tín dụng kiểu trên, nếu làm đúng nguyên tắc; hay về lý thuyết các khoản vay thông thường không thể lọt qua cơ chế kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Vấn đề là những trường hợp đó là ông chủ, là cổ đông lớn, là sân sau…, có những “cửa” ngoài nguyên tắc. Nếu có nhiều trường hợp như “bầu Kiên”, quy mô hàng nghìn tỷ đồng sẽ càng được nhân rộng để trở thành trọng số trong tăng trưởng tín dụng trước đây.
Có thể đó chỉ là một vài người vay vốn, nhưng lại bằng hàng nghìn người vay thông thường.
Trong lần trò chuyện mới đây với VnEconomy, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), nói rằng: “Nông dân là ân nhân của chúng tôi, những khoản vay nhỏ lẻ từ họ là vốn quý của ngân hàng”.
Ông Hưởng cho biết, thời gian qua, khi LienVietPostBank mở gói tín dụng nông nghiệp - nông thôn khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng, có người cho là đi làm chính trị, đánh bóng thương hiệu. “Đúng là chúng tôi có ý thức chính trị, nhưng đó là cách làm có tính toán rõ ràng. 1.000 tỷ đồng chỉ cho vay được vài ông lớn, một ông trong số đó khó khăn, rủi ro là rất lớn. Nhưng 1.000 tỷ đồng có thể chia thành hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn món vay cho các hộ nông dân, rủi ro được trải ra, chưa nói đến những lợi ích khác. Và chúng tôi sống được nhờ những món vay rất nhỏ lẻ như vậy”, ông Hưởng nói.
Trở lại với tác nhân thổi phồng tín dụng nói trên, dễ thấy sự tham gia không chỉ cá biệt ở một số ông chủ, cổ đông lớn, sân sau hay khách hàng có quan hệ riêng…, mà có thể xem xét ở phạm vi rộng hơn.
Theo thống kê của đơn vị chuyên trách, có tới trên dưới 60% các khoản vay trong hệ thống được thế chấp bằng bất động sản. Trước đây, bong bóng bất động sản có ảnh hưởng nhất định đến việc định giá. Giả sử trước đây, một dự án có thể đảm bảo cho khoản vay 1.000 tỷ đồng; nhưng nay, khi giá bất động sản thoái trào và thị trường khó khăn, nhà băng chỉ dám cho vay khoảng 500 tỷ đồng, thậm chí thấp hơn. Tín dụng theo đó cũng đã phần bớt bị bơm thổi.
Những tác động cho vay “kiểu bầu Kiên”, qua định giá tài sản thế chấp bất động sản cao hơn để có hạn mức cao hơn (dĩ nhiên là còn nhiều điều kiện khác để duyệt cho vay) đã tạo ra một quy mô tổng dư nợ lớn những năm trước, đặc biệt trong giai đoạn 2007 - 2010. Quy mô tín dụng nhanh chóng được đẩy lên tới khoảng 1,2 lần GDP, trong khi nhiều nước trên thế giới chỉ từ 0,6 - 0,7 GDP.
Chuỗi tăng trưởng bình quân khoảng 33% của tín dụng nhiều năm trước đã tạo ra một tham chiếu quá lớn cho thực tế tăng trưởng vài năm nay. Để tiếp tục tăng trưởng cao trên miếng bánh lớn đó là thử thách, trong khi các yếu tố bơm thổi nói trên hẳn đã hạn chế sau những hậu quả bộc lộ.
Vậy nên, tín dụng tăng trưởng âm hiện nay không hẳn là quá tệ, nếu so với cái giá của hiện tượng bơm thổi trước đây. Hay trong sự sụt giảm của tăng trưởng, một phần đáng kể cần xét đến là nước rút của những trường hợp như “bầu Kiên”.
Thêm một lần nữa các nguyên nhân khiến tín dụng giảm lại được tìm hiểu, điều đã từng kéo dài đến gần nửa năm trước.
Có nhiều nguyên nhân. Nổi bật vẫn là kinh tế khó khăn, tồn kho cao, triển vọng hồi phục sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng, nhu cầu vay vốn hạn chế; trải qua những năm vừa rồi, sức khỏe nhiều doanh nghiệp hao hụt, khó đáp ứng các điều kiện cho vay; dù đã giảm, nhưng lãi suất cho vay vẫn cao, là một trở ngại; nợ xấu vẫn là một điểm nghẽn trong dòng vốn mà chưa thể xử lý rốt ráo…
Song, tín dụng tăng trưởng âm không hẳn là quá tệ, nếu so với cách bùng nổ nhiều năm trước với sự bơm thổi theo “công thức bầu Kiên”. Góc nhìn này cũng góp phần giải thích vì sao tín dụng thời gian qua chật vật như vậy, nhìn ở mức tăng trưởng chung, hay nợ xấu còn lắm phức tạp.
Tại hội nghị ngành ngân hàng đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến tình trạng một số cổ đông lớn trong hệ thống lập công ty con, “tài sản thế chấp một đồng thì đưa lên vài trăm đồng để lấy tiền ra”. Thực trạng này đã, đang và sẽ tiếp tục rõ qua những dẫn chứng cụ thể được bóc tách.
Bên cạnh vấn đề đạo đức, pháp lý như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại hội nghị trên, tình trạng đó đã góp phần bơm thổi cho tăng trưởng tín dụng trước đây, mà nay có thể đã xẹp bớt.
Có thể định hình mô hình đó như sau: người vay có tài sản thế chấp chỉ 100 đồng, nhưng được vay tới 80 đồng; nếu bị nâng khống giá trị tài sản, mức vay có thể tới 100 đồng, thậm chí cao hơn. Nay, môi trường rủi ro bộc lộ, nhà băng kiểm soát chặt hơn, thận trọng hơn, tài sản sẽ được định giá chỉ khoảng 60 - 70 đồng, và cho vay tối đa 30 đồng. Tín dụng giảm một phần ở thay đổi này. |
Như trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên, hay còn gọi là “bầu Kiên”, qua thông tin điều tra hé lộ gần đây cho thấy một công thức tạo tiền quy mô lớn.
Bằng cách lập các công ty con, phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu cho ngân hàng, dùng vốn huy động từ trái phiếu trở lại mua cổ phần chính ngân hàng, dùng cổ phiếu đó thế chấp để tiếp tục mượn vốn. Về bản chất, trái phiếu cũng là tín dụng, vòng quay đó như chất kích thích của bột nở, khiến chiếc bánh tín dụng phồng lên. Mức độ phồng lên như thế nào gắn với mức độ quay vòng vốn kiểu như vậy, mà “bầu Kiên” có thể không là cá biệt.
Thêm nữa, một vòng quay khác có thể tiếp tục được tạo ra, khi ngân hàng dùng nguồn trái phiếu thế chấp đó làm tài sản để mượn vốn trên liên ngân hàng, rồi lại dùng cho vay tiếp…
Qua các vòng quay, quy mô khoản vay có thể đội lên vài ba lần. Vấn đề là giá trị tài sản, giá trị tín chấp (chủ yếu ở trái phiếu) dễ trở thành những miếng bánh vỡ vụn trong túi nợ xấu ngân hàng. Những khoản vay có quy mô gần ngang giá với tài sản thế chấp, thậm chí lớn hơn tài sản thế chấp qua nâng khống, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Như trong thông tin hé mở vòng quay vốn của “bầu Kiên”, cổ phiếu của những ngân hàng chưa niêm yết được dùng làm thế chấp cho những khoản vay lớn, giá trị thế chấp là một điểm được chú ý. Thời chứng khoán thăng hoa, thông thường các nhà băng chỉ áp hạn mức tối đa 60 - 70% thị giá cổ phiếu. Những năm gần đây, với sự sa sút của thị trường chứng khoán, hạn mức cao chỉ còn khoảng 30 - 40% thị giá. Việc vẫn cho hạn mức cỡ 60 - 70%, thậm chí cao hơn, bên cạnh yếu tố rủi ro, còn là tác nhân thổi phồng tín dụng.
Có thể định hình mô hình đó như sau: người vay có tài sản thế chấp chỉ 100 đồng, nhưng được vay tới 80 đồng; nếu bị nâng khống giá trị tài sản, mức vay có thể tới 100 đồng, thậm chí cao hơn. Nay, môi trường rủi ro bộc lộ, nhà băng kiểm soát chặt hơn, thận trọng hơn, tài sản sẽ được định giá chỉ khoảng 60 - 70 đồng, và cho vay tối đa 30 đồng. Tín dụng giảm một phần ở thay đổi này.
Dĩ nhiên, có hàng loạt các điều kiện để không thổi phồng tín dụng kiểu trên, nếu làm đúng nguyên tắc; hay về lý thuyết các khoản vay thông thường không thể lọt qua cơ chế kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Vấn đề là những trường hợp đó là ông chủ, là cổ đông lớn, là sân sau…, có những “cửa” ngoài nguyên tắc. Nếu có nhiều trường hợp như “bầu Kiên”, quy mô hàng nghìn tỷ đồng sẽ càng được nhân rộng để trở thành trọng số trong tăng trưởng tín dụng trước đây.
Có thể đó chỉ là một vài người vay vốn, nhưng lại bằng hàng nghìn người vay thông thường.
Trong lần trò chuyện mới đây với VnEconomy, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), nói rằng: “Nông dân là ân nhân của chúng tôi, những khoản vay nhỏ lẻ từ họ là vốn quý của ngân hàng”.
Ông Hưởng cho biết, thời gian qua, khi LienVietPostBank mở gói tín dụng nông nghiệp - nông thôn khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng, có người cho là đi làm chính trị, đánh bóng thương hiệu. “Đúng là chúng tôi có ý thức chính trị, nhưng đó là cách làm có tính toán rõ ràng. 1.000 tỷ đồng chỉ cho vay được vài ông lớn, một ông trong số đó khó khăn, rủi ro là rất lớn. Nhưng 1.000 tỷ đồng có thể chia thành hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn món vay cho các hộ nông dân, rủi ro được trải ra, chưa nói đến những lợi ích khác. Và chúng tôi sống được nhờ những món vay rất nhỏ lẻ như vậy”, ông Hưởng nói.
Những tác động cho vay “kiểu bầu Kiên”, qua định giá tài sản thế chấp bất động sản cao hơn để có hạn mức cao hơn (dĩ nhiên là còn nhiều điều kiện khác để duyệt cho vay) đã tạo ra một quy mô tổng dư nợ lớn những năm trước, đặc biệt trong giai đoạn 2007 - 2010. |
Trở lại với tác nhân thổi phồng tín dụng nói trên, dễ thấy sự tham gia không chỉ cá biệt ở một số ông chủ, cổ đông lớn, sân sau hay khách hàng có quan hệ riêng…, mà có thể xem xét ở phạm vi rộng hơn.
Theo thống kê của đơn vị chuyên trách, có tới trên dưới 60% các khoản vay trong hệ thống được thế chấp bằng bất động sản. Trước đây, bong bóng bất động sản có ảnh hưởng nhất định đến việc định giá. Giả sử trước đây, một dự án có thể đảm bảo cho khoản vay 1.000 tỷ đồng; nhưng nay, khi giá bất động sản thoái trào và thị trường khó khăn, nhà băng chỉ dám cho vay khoảng 500 tỷ đồng, thậm chí thấp hơn. Tín dụng theo đó cũng đã phần bớt bị bơm thổi.
Những tác động cho vay “kiểu bầu Kiên”, qua định giá tài sản thế chấp bất động sản cao hơn để có hạn mức cao hơn (dĩ nhiên là còn nhiều điều kiện khác để duyệt cho vay) đã tạo ra một quy mô tổng dư nợ lớn những năm trước, đặc biệt trong giai đoạn 2007 - 2010. Quy mô tín dụng nhanh chóng được đẩy lên tới khoảng 1,2 lần GDP, trong khi nhiều nước trên thế giới chỉ từ 0,6 - 0,7 GDP.
Chuỗi tăng trưởng bình quân khoảng 33% của tín dụng nhiều năm trước đã tạo ra một tham chiếu quá lớn cho thực tế tăng trưởng vài năm nay. Để tiếp tục tăng trưởng cao trên miếng bánh lớn đó là thử thách, trong khi các yếu tố bơm thổi nói trên hẳn đã hạn chế sau những hậu quả bộc lộ.
Vậy nên, tín dụng tăng trưởng âm hiện nay không hẳn là quá tệ, nếu so với cái giá của hiện tượng bơm thổi trước đây. Hay trong sự sụt giảm của tăng trưởng, một phần đáng kể cần xét đến là nước rút của những trường hợp như “bầu Kiên”.
Theo Minh Đức
Vneconomy
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tin-dung-con-duoc-bom-thoi-theo-cong-thuc-bau-kien-2013032008304790317ca34.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,542.20 | 5,042.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,606.50 | 4,106.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,715.50 | 13,215.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,753.60 | 1,353.60 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 128
- Truy cập hôm nay: 6074
- Lượt truy cập: 8833396