Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Châu Âu đã đẩy Síp vào ngõ cụt?
2013-03-20 09:13:40

Liệu đánh thuế tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng của Síp để tài trợ cho gói cứu trợ sẽ tạo nên 1 tiền lệ vô cùng nguy hiểm? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, gốc rễ của vấn đề nằm ở cái cách mà châu Âu đã đẩy đảo quốc nhỏ bé vào tình thế hiểm nghèo.
 
Vốn là 1 quốc đảo bị chia cắt về mặt quân sự trong nhiều năm qua, Cộng hòa Síp gia nhập Liên minh châu Âu EU năm 2004 và bắt đầu sử dụng đồng tiền chung từ năm 2008. Dưới sự giám sát của EU, Síp đã phát triển 1 hệ thống ngân hàng có qui mô quá lớn và vượt quá cả sự kiểm soát của chính phủ. Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng nước này cao gấp 7 – 8 lần GDP quốc gia.  
 
Các ngân hàng của Síp nhận số tiền gửi lên đến hàng tỷ euro. Một phần không nhỏ trong số này đến từ các bố già nước Nga – những người đã thành lập công ty ở đảo quốc thuộc vùng Địa Trung Hải. 
Đúng với lẽ thường, các ngân hàng đem số tiền này đi đầu tư với mong muốn đồng tiền sẽ “sinh sôi nảy nở”. Bị thu hút bởi mức lợi suất hấp dẫn, họ đầu tư vào trái phiếu phát hành bởi chính phủ Hy Lạp và ngay lập tức bị ảnh hưởng khi nền kinh tế Hy Lạp chìm sâu vào suy thoái. Các ngân hàng Síp cũng đầu tư khá nhiều vào trái phiếu chính phủ Síp. 
 
Toàn bộ quá trình trên diễn ra dưới sự giám sát lỏng lẻo của bộ ba quyền lực Liên minh châu Âu EU, NHTW châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Síp vẫn cho rằng các ngân hàng tuân thủ chặt chẽ luật lệ bảo mật. Tuy nhiên, theo tờ báo Đức Spiegel , các quan chức Đức cho rằng những gì được báo cáo trên giấy tờ không phải là những gì đang diễn ra trên thực tế. 
 
Gói cứu trợ đi kèm với những điều kiện không hề dễ chịu càng củng cố thêm bài học được rút ra cách đây không lâu từ thực trạng của Hy Lạp: khi các nước ngoại vi trở thành thành viên của khối đồng tiền chung, điểu này đi kèm với rủi ro đạo đức và xu hướng bất ổn. 
 
Các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng rằng khoản đầu tư của họ sẽ được bảo vệ. Do đó, tiền chảy vào ồ ạt. Giá bất động sản tăng cao. Mọi thứ có vẻ ổn và rất tốt đẹp. Tuy nhiên, kỷ luật vẫn lỏng lẻo, tham nhũng tràn lan và các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả như mong đợi. Khi mọi thứ sụp đổ, nhà đầu tư quay sang cầu cứu chính phủ. Tất cả đều trở thành kẻ thua cuộc - từ người nộp thuế ở các quốc gia châu Âu giàu có cho đến công dân của các nước nghèo đang ngập trong nợ nần. 
 
Khoản thuế đánh vào người gửi tiền mà bộ ba EU, ECB và IMF ép buộc Síp phải triển khai được thiết kế để "phân phối lại" những tổn thất mà những gói cứu trợ gây ra. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng phần lớn số tiền mà người Nga gửi ở các ngân hàng Síp là bất hợp pháp. Như vậy, bộ phận phải chịu thiệt thòi nhất chính là người dân thường. Đức cũng liên tiếp kêu gọi các chủ nợ đưa ra điều kiện Síp phải thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền để có thể nhận được cứu trợ. 
 
Không thể phủ nhận rằng khoản thuế đánh vào tiền gửi cũng có những tác động tích cực khi giúp lập lại kỷ cương cho khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, điều này không thể bù đắp những mối nguy hiểm mà nó mang lại: người gửi tiền ở các nước khác (đặc biệt là các nước đang gặp khó khăn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia) có thể lo sợ họ chính là những nạn nhân tiếp theo. Hệ quả tất yếu của sự sợ hãi này là tiền gửi bị rút ra ồ ạt và hệ thống ngân hàng bị phá hủy. 
 
Bộ ba quyền lực vẫn đang ra sức thuyết phục nhà đầu tư rằng Síp là trường hợp duy nhất. Tuy nhiên, liệu họ có thành công khi thị trường trong cơn hoảng loạn? 
 
Thu Hương

Theo TTVN/Business Week

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/chau-au-da-day-sip-vao-ngo-cut-2013031910473581712ca32.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 142
  • Truy cập hôm nay: 3793
  • Lượt truy cập: 8596775