Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Lục địa của những giấc mơ
2013-03-16 08:30:27

“Lợi nhuận hôm qua, lợi nhuận ngày mai nhưng không bao giờ có lợi nhuận hôm nay”, một cổ đông than phiền về kết quả kinh doanh vừa được công bố bởi Investec - một ngân hàng đặc biệt được thành lập ở Nam Phi và hiện đang hoạt động trên toàn cầu. 
 
Dẫu vậy, không chỉ Investec gặp phải tình trạng trên. Nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Phi đang gặp phải tình trạng tương tự. Bành trướng ra khắp châu lục với tham vọng tạo thành “những gã khổng lồ” của châu lục, các ngân hàng này hứa hẹn sẽ mang lại mức lợi suất đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, với chi phí xây dựng mạng lưới chi nhánh và đầu tư vào tăng trưởng, dường như mức lợi suất ấy đang trở thành điều gì đó quá xa xôi.
 
Có qui mô rộng lớn và gần như chưa được khai thác chính là những nét quyến rũ lớn nhất của thị trường ngân hàng châu Phi. Mức độ tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng của 1 tỷ dân châu Phi là khác nhau ở từng nước. Mức chênh lệch giữa các nước cũng là rất lớn. Ví dụ, người ta có thể tìm thấy các dịch vụ mang đẳng cấp quốc tế trong những văn phòng mát lạnh tọa lạc ở khu phố tài chính sầm uất ở Johannesburg. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy thị trấn nghèo Alexandria ở cách đó không xa – nơi người dân vẫn giấu tiền mặt ở dưới gầm giường. 
 
Nhưng, nhìn chung thì phần lớn người dân không hề có tài khoản ngân hàng. Trên khắp vùng hạ Sahara, chỉ 1/4 số người trưởng thành có tài khoản tại các định chế tài chính và chỉ 3% có thẻ tín dụng. Do đó, thách thức lớn nhất là phải tìm ra cách tiếp cận với bộ phận còn lại.
 
Lợi thế công nghệ
 
Khoa học công nghệ cùng với sự bùng nổ của các hãng thẻ (như MasterCard) cung cấp cho các ngân hàng mọi thứ cần thiết để thực hiện kinh doanh thẻ đang góp phần rất lớn thúc đẩy các ngân hàng ở châu Phi. Theo Naveed Riaz, CEO của chi nhánh châu Phi của Citigroup, công nghệ là 1 đòn bẩy rất lớn. Ngày nay, rất đơn giản để bạn có được 1 chiếc thẻ tín dụng hay một nền tảng ngân hàng trên điện thoại di động.
 
Trên một vài khía cạnh nào đó, có thể nói các ngân hàng châu Phi đang bắt kịp với các ngân hàng quốc tế sau khi cập nhật các công nghệ tiên tiến mà không phải bỏ ra khoản chi phí chuyển giao công nghệ đắt đỏ giống như thời kỳ những năm 1960. Al-Noor Ramji, chuyên gia đến từ Misys - công ty chuyên cung cấp công nghệ cho các ngân hàng - thừa nhận rằng chi phí mà các ngân hàng châu Phi bỏ ra có thể chỉ bằng 30% tổng thu nhập. Trong khi đó, ngân hàng của các nước giàu có thể dễ dàng cảm thấy hạnh phúc nếu như tỷ lệ trên ở mức 50%. 
 
Các ngân hàng lớn trong khu vực chính là bộ phận được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ. Trong số đó có Standard Bank của Nam Phi (hiện đang hoạt động tại 18 quốc gia châu Phi), Ecobank (hoạt động tại 32 nước và có trụ sở ở Togo) và United Bank for Africa (UBA) (có trụ sở ở Nigeria và đang hoạt động tại 19 nước). 
 
Thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính
 
Động thái thu hẹp hoạt động của một số ngân hàng quốc tế chính là 1 nhân tố thúc đẩy các ngân hàng châu Âu tăng trưởng. Ví dụ, HSBC đã chuyển hướng sang châu Á sau khi không thành công trong các cuộc đàm phán mua lại Nedbank, ngân hàng lớn thứ 4 ở Nam Phi. 
 
Cuộc khủng hoảng tài chính cũng thôi thúc một số ngân hàng châu Phi tập trung mở rộng ở quê nhà thay vì bành trướng ở nước ngoài. Từng được gắn mác là ngân hàng toàn cầu của thị trường mới nổi, Standard Bank đã chứng kiến chi phí tài trợ vốn tăng vọt trong thời kỳ khủng hoảng. Sim Tshabalala, phó giám đốc điều hành của Standard, cho biết công cuộc cạnh tranh để trở thành ngân hàng mang tầm cỡ toàn cầu trở nên khá khó khăn và ngân hàng này quyết định sẽ trở về đẩy mạnh hoạt động tại châu Phi. 
 
FirstRand, một ngân hàng Nam Phi khác, cũng chuyển hướng sang mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ. Trước đó, ngân hàng này thu được khá nhiều lợi nhuận từ mảng ngân hàng đầu tư - hoạt động giờ đây được coi là quá nhiều rủi ro. Kể từ khi khủng hoảng xảy ra, hoạt động ngân hàng đầu tư bị thu hẹp đáng kể và hoạt động bán lẻ ở châu Phi trở thành cỗ máy kiếm tiền chủ đạo của FirstRand. 
 
Để mở rộng hoạt động bán lẻ, các ngân hàng châu Phi đang nỗ lực thu hút tiền gửi từ dân chúng cũng như làm mọi cách để tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp.  Hệ số chênh lệch lãi ròng (Net interest margins) ở rất nhiều nước là khá cao. Hệ số NIM ở Nigeria ở mức 8% - cao gấp đôi so với ở Nam Phi và gấp 4 so với ở các nước phương Tây. 
 
Để có thể tạo ra mức lợi suất này, các ngân hàng nước ngoài buộc phải mua lại các ngân hàng trong nước hoặc mất nhiều thời gian xây dựng mạng lưới qua từng chi nhánh và đây đều là những con đường không hề bằng phẳng. Standard là một ví dụ minh họa điển hình. Ngân hàng này đã mua lại các ngân hàng ở Kenya và Nigeria cũng như nhiều nước khác. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Standard trong nửa đầu năm 2012 ở mức rất cao – 13%. Tuy nhiên, các bút toán giảm trên lợi thế thương mại khiến con số bị giảm xuống mức bình thường 10,6%. 
 
Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng quốc tế lớn sử dụng cách tiếp cận khác. Citi là 1 ví dụ xuất sắc. Ngân hàng đã lựa chọn cách tiếp cận “từ trên xuống”, giúp các chính phủ bán trái phiếu và cung cấp dịch vụ tài chính cho các công ty lớn nhất ở từng nước. Điều này giúp Citi xây dựng được hệ thống có qui mô rộng lớn về địa lý nhưng lại gọn nhẹ về cơ sở hạ tầng. Nhân viên của Goldman Sachs, Morgan Stanley và Deutsche Bank thường xuyên bay đến châu Phi để thực hiện các thương vụ, mặc dù sự hiện diện của các ngân hàng này ở đây là rất ít. 
 
Câu hỏi ở đây là trong bối cảnh các ngân hàng nội địa và khu vực dần dần tiếp cận được với thị trường vốn, liệu các mô hình này có bền vững hay không. Các ngân hàng quốc tế cũng sẽ phải chống chọi với sự cạnh tranh từ các ngân hàng chuyên biệt. Một trong những đối thủ đáng gờm là Renaissance Capital, ngân hàng đầu tư đến từ nước Nga chuyên hoạt động ở các thị trường mới nổi và tuyển dụng rất nhiều nhân viên, trong đó có các nhân viên ngân hàng gốc Phi bị hấp dẫn bởi những công việc hấp dẫn ở New York và London. 
 
Một số ngân hàng quốc tế khác thì cố gắng kết hợp tất cả các cách trên. Standard Chartered cung cấp cả dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng cá nhân và cho khách hàng doanh nghiệp đồng thời thâm nhập vào thị trường vốn. Các cổ đông của Absa, một ngân hàng Nam Phi có cổ đông lớn là Barclays, vừa thông qua kế hoạch để Barclays mua thêm một số bộ phận khác, củng cố thêm chiến lược biến Absa thành 1 ngân hàng vừa mang tầm cỡ khu vực vừa mang tầm cỡ quốc tế. 
 
Khi châu Phi phát huy tiềm năng, bên thắng cuộc sẽ là người sẵn sàng đồng hành với rủi ro. 
 
Thu Hương

Theo TTVN/Economist

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/luc-dia-cua-nhung-giac-mo-201303141753105237ca32.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 139
  • Truy cập hôm nay: 3768
  • Lượt truy cập: 8596750