Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Italia: Không chính phủ, không Giáo hoàng !
2013-03-11 09:37:58

Nước Ý đang trải qua những thời khắc thú vị. Giáo hoàng Benedict XVI trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong gần 600 năm. Điều này có nghĩa là Vatican không có giáo hoàng ít nhất là đến thứ 3 tuần tới – khi mật nghị hồng y kết thúc và bầu chọn ra giáo hoàng mới. Cùng lúc đó, cuộc bầu cử chọn ra Thủ tướng cách đây không lâu cũng lâm vào bế tắc. 
 
Người Italia vốn kiên cường và đã quen với tham nhũng cũng như bất ổn chính trị. Kể từ năm 1948 tới nay, đất nước này đã có tới 58 chính phủ. Họ đặt rất ít kỳ vọng vào những người lãnh đạo. Cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đang có nguy cơ ngồi tù với tội danh tham nhũng, nghe lén và quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên. 
 
Tuy nhiên, những vấn đề hiện tại mà người Italia phải đối mặt khó khăn hơn rất nhiều. Nền kinh tế đang suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục. Sự bất ổn về chính trị không chỉ đe dọa nền kinh tế Italia mà còn đe dọa cả vận mệnh của đồng euro. Và tại Vatican, scandal về thông tin bị rò rỉ và lạm dụng tình dục đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà thờ. 
 
Ai cũng cho rằng nền chính trị Italia cũng như nhà thờ cần có rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên, thay vào đó, nhà thời và các chính trị gia đang cung cấp cho công chúng một show truyền hình thực tế kéo dài 24 giờ đồng hồ. Truyền hình liên tục đưa tin cập nhật về các hoạt động của Vatican, trong đó người phát ngôn Federico Lombardi lịch thiệp từ chối những câu hỏi về việc ai có thể là người lên làm giáo hoàng. Họ lén lút theo dõi các chính trị gia để hỏi về vận mệnh bấp bênh của chính phủ. Đám đông đã đuổi theo danh hài Beppe Grillo trong khi ông đang đi bộ dọc bờ biển và đã cải trang bằng cách mặc một chiếc áo rộng thùng thình có mũ che kín khuôn mặt.   
 
Trên đường phố Rome, một vài người cho rằng Vatican và chính phủ Italia đã mất đi mối liên hệ với nhiệm vụ phục vụ dân chúng. Sự giận dữ được thể hiện ngay trong cuộc bầu cử, khi đảng của ông Grillo giành được số phiếu cao bất ngờ. 
 
“Tôi là một tín đồ công giáo, nhưng tôi không thể chịu đựng nhà thờ được nữa”, Simone Cosenza, một dược sĩ đã bỏ phiếu cho ông Grillo, nói. Anh cũng bổ sung thêm rằng cần phải phá bỏ hoàn toàn nền chính trị hiện nay và làm lại từ đầu. 
 
Trong khi đó, Francesco Maiorca là 1 diễn viên và đang vội vã chen lấn để bắt kịp chuyến tàu tới Paris. Anh so sánh Italia là 1 đất nước hàng với hàng triệu con cừu trắng đang mù quáng đi theo một vài con cừu đen là các chính trị gia. Maiorca cho rằng đáng lẽ dân chúng nên đứng lên và đòi hỏi những điều tốt đẹp hơn từ các vị lãnh đạo. 
 
“Trong trường hợp này, người Pháp chắc chắn sẽ xuống đường và biểu tình. Nhưng chúng tôi không làm như vậy”, Maiorca bổ sung thêm. 
 
Trong khi Vatican và chính phủ có những vấn đề riêng của họ, Italia còn có những cuộc khủng hoảng khác. Cựu CEO của Finmeccanica (công ty quốc phòng trực thuộc nhà nước Italia) đang phải ngồi tù sau khi bị buộc tội tham nhũng. Alitalia, lá cờ đầu của hàng không Italia, đang lỗ hàng chục triệu USD, buộc CEO của hàng là Andrea Ragnetti phải từ chức. Thứ 6 vừa qua, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings hạ 1 bậc xếp hạng của Italia. 
 
Có vẻ như người Italia sẽ có 1 vị giáo hoàng trước khi có chính phủ mới. Vatican đã thông báo mật nghị hồng y bầu chọn giáo hoàng mới sẽ diễn ra vào thứ 3 tới (12/3). Trong khi đó, các chính trị gia sẽ bầu Quốc hội mới vào thứ 6 tuần tới. Các cuộc thương lượng về chính phủ mới mới chỉ có thể bắt đầu sau đó. 
 
Đây là lần thứ 2 trong lịch sử Italia không có giáo hoàng và cũng không có chính phủ. Khi Giáo hoàng  John XXIII qua đời ngày 3/6/1963, các đảng phái chính trị cũng đang đấu đá lẫn nhau để thành lập chính phủ. 18 ngày sau, các hồng y chọn ra Giáo hoàng Paul VI và chính phủ cũng được lập ra cùng ngày. 
 
Beppe Severgnini, cây bút của Corriere della Sera – tờ báo nổi tiếng ở Italia – cho biết người Italia có quá ít niềm tin vào chính phủ đến nỗi họ sẽ không bị rối loạn bởi tình cảnh hiện nay. 
 
Trên một con đường đá cuội ở trung tâm thành Rome, Tiziana Di Maio đang nhâm nháp một ly espresso và nhún vai trước tình cảnh hiện tại. “Chúng tôi đã quá quen với việc này. Cứ 2 năm một lần, mọi thứ lại thay đổi. Chỉ có sự kiện Giáo hoàng thoái vị là điều bất thường”. 
 
Năm nay đã 74 tuổi, bà nhớ cảnh tượng các con đường tràn ngập khách du lịch đổ về Vatican vào mỗi thứ 4 và thứ 7, khi Giáo hoàng xuất hiện ở cửa sổ và vẫy chào công chúng. Giáo hoàng vắng mặt làm Rome trở nên ít sinh động hơn. 
 
Mặc dù Giáo hoàng Benedict bị nhiều người chỉ trích vì đã để quá nhiều bê bối xảy ra, bà Di Maio vẫn ngưỡng mộ quyết định từ chức của ông và tự hỏi liệu có chính trị gia nào của Italia sẵn sang từ bỏ quyền lực để hướng đến những điều tốt đẹp hay không? Câu trả lời là không, họ chỉ muốn giữ khư khư chiếc ghế quyền lực. 
 
Thu Hương

Theo TTVN/NYT

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/italia-khong-chinh-phu-khong-giao-hoang--2013031002243793ca32.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 176
  • Truy cập hôm nay: 4375
  • Lượt truy cập: 8597357