Tại hội thảo: “Kinh tế Việt Nam 2013: Cơ hội và Thách thức”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam cùng các đơn vị thành viên đã phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua, Ts. Trần Du Lịch, Ts. Đỗ Thị Loan và Ông Lê Thẩm Dương đã có cuộc tranh luận về mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 – đây được xem là một thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế năm 2013.
3 thách thức từ ngành ngân hàng
Theo Ông Lê Thẩm Dương: Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính rất lớn, thị trường tài chính (TTCK và vốn) không mạnh nên việc dồn hết gánh nặng lên vai ngân hàng. Bản thân các ngân hàng muốn đẩy tín dụng ra nhưng NH có thể tăng trưởng tín dụng được hay không lại dựa vào những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp trong năm.
Trong khi đó về phái muốn tăng đến mức 12% - mức lý tưởng nhưng lại gặp cản trở:
(i) Nợ xấu – chúng ta không thể nhìn nhận một cách hời hợt cả hiện tại và tương lai. Nợ xấu phải có hướng giải quyết căn cơ. Hiện nay chưa có hướng giải quyết căn cơ thì nó vẫn là cản trở, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Bản thân cán bộ tín dụng “sợ”, không dám cho vay, nên đứng yên. Bên cạnh đó, các NH nâng khoản vay lên rất cao. Cuối cùng ngân hàng chọn lĩnh vực cho vay mới cho vay, nên khi nợ xấu xuất hiện, tăng trưởng tín dụng sẽ có những tác nhân ngược.
(ii) Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bước một của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã thực hiện được – nhận diện ra 9 ngân hàng yếu, kém.
Nhưng sau khi tái cấu trúc các ngân hàng chưa có chuyển động gì, các ngân hàng còn tái cơ cấu về vốn, văn hóa, công nghệ. Quá trình tái cấu trúc chưa đạt đến điều này, tăng trưởng tín dụng cũng bị ách tắc.
(iii) Nguồn lực của ngân hàng, đặc biệt về thanh khoản, nhân sự, quản trị.
3 thách thức này sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay. Cũng theo ông Lê Thẩm Dương thách thức nợ xấu, tái cấu trúc và nguồn lực ngân hàng sẽ cản trở về cả chất lượng và số lượng tín dụng. Vì để giữ được chất lượng số lượng sẽ giảm, nếu đạt số lượng chất lượng có thể bị giảm.
Hiện nay các ngân hàng đang ưu tiên chất lượng tín dụng, với 3 cản trở trên, ông nghĩ rằng nó sẽ cản trở rất mạnh đến tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Vốn vào nhà ai?
Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng: NHNN đưa ra mức tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 trên cơ sở tăng trưởng tín dụng của năm 2012, dự kiến tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm không phải 12% hay một con số khác mà chúng ta cần là đối tượng doanh nghiệp cần vay có tiếp cận được vốn vay hay không.
Ts. Đỗ Thị Loan khá gay gắt: tăng trưởng tín dụng 12% hay một con số khác trong quá khứ, hiện tại và tương lai chúng ta phải làm rõ ai hấp thụ số vốn này. Nếu không làm rõ được, rất khó để số vốn tín dụng được hấp thụ góp phần vào tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm.
“Nếu 12% tín dụng năm 2013 đi vào "sân sau" của các ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu rất khó để tiếp cận được vốn.” - Ts. Đỗ Thị Loan nói.
Theo tính toán của nhóm Ts. Trần Du Lịch, riêng năm 2012, tổng tiền lãi mà nền kinh tế phải trả cho hệ thống tín dụng là 20 tỷ USD – gần 1/5 GDP của đất nước, không một nền kinh tế nào có thể chịu đựng được. Vì vậy, năm 2012, lãi suất thực các doanh nghiệp vay phải trả 6-7%.
“Không nhà kinh doanh thực nào với mức lãi suất vay thực 6-7% có thể kinh doanh được. Vậy ai vay? Chỉ có những người kinh doanh đang bị “ngặt” mới vay, kinh doanh bài bản, căn cơ sẽ không vay.”
Do đó, vấn đề năm 2013 là làm sao kéo giảm lãi suất; xử lý/không để tình trạng “ngặt” vay; thực hiện kiên quyết Nghị quyết 02, nếu không thực hiện kiên quyết, kéo dài “xập xình” mức tăng trưởng tín dụng 12% nếu có đạt được sẽ rơi vào tình trạng gia tăng nợ xấu.
Sẽ khó tiếp cận được vốn
Bởi các ngân hàng có xu hướng chú trọng chất lượng tín dụng nên việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sẽ khó:
Một, chính doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu đảm bảo thanh toán, đạt chuẩn cho vay. Một số doanh nghiệp đạt chuẩn, đối với họ mức lãi suất vay 12% vẫn là quá cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng khó tiếp cận được vốn do môi trường: lạm phát vẫn tiềm ẩn bởi Thống đốc cho rằng năm nay chúng ta có 3 kênh để bơm tiền; lãi suất muốn giảm nữa khó lắm bởi lạm phát và tỷ giá; bản thân các thị trường chưa được hồi phục (nợ xấu, tồn kho cao, tổng cầu giảm) và niềm tin chưa khôi phục; chế độ thực thi; và tính quyết liệt của Chính phủ trong thực hiện và điều hành.
"Chất lượng tăng trưởng tín dụng là quan trọng. Trong khi đó trong hai tháng đầu năm mặc dù tăng trưởng tín dụng âm, nhưng mức giảm đã dần, vì vậy 12% là mức mà chúng ta có thể đạt được nhưng chất lượng tín dụng là điều khó có thể tiên đoán được - tín dụng đến đúng địa điểm, ai được vay, vay xong có khả năng trả." - Ông Lê Thẩm Dương.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,555.90 | 5,085.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,617.80 | 4,127.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,751.90 | 13,251.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,762.30 | 1,362.30 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 364
- Truy cập hôm nay: 1946
- Lượt truy cập: 8836032