Châu Phi trỗi dậy
2013-03-04 08:34:10
Châu lục nghèo khổ nhất thế giới đang đạt được những bước tiến đáng kể. 50 trôi qua kể từ giành độc lập, chưa bao giờ nền kinh tế châu Phi ở trong tình trạng tốt đẹp đến như vậy. Nền kinh tế đang cất cánh. Hầu hết các quốc gia sống trong hòa bình. Lượng trẻ em đi học tăng lên mức kỷ lục. Điện thoại di động có ở khắp nơi trong khi số lượng người nhiễm HIV giảm 3/4.
Trong thập kỷ vừa qua, tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng lên và lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gấp 3. Theo dự báo, chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng gần gấp đôi trong 10 năm tới đồng thời tỷ lệ nước có thu nhập trung bình đầu người ở mức trên 1.000 USD cũng sẽ tăng từ mức dưới 1/2 lên 3/4.
Châu Phi xứng đáng với những thành tựu ấy. Các tổ chức cứu trợ phương Tây, các công ty khai mỏ Trung Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc góp phần không nhỏ vào việc ổn định châu Phi. Tuy nhiên, vị cứu tinh lớn nhất của châu Phi chính là người dân của châu lục này. Họ nắm lấy thời cơ từ công nghệ hiện đại, tích cực tham gia bầu cử và gây sức ép buộc các lãnh đạo phải làm tốt hơn.
Với tiềm năng to lớn, châu Phi giành được sự chú ý của các ngân hàng phương Tây háo hức đầu tư vào thị trường vốn ở đây. Trong một vài tháng tới, số lượng thẻ tín dụng mà MasterCard phát hành ở Nam Phi sẽ chạm mốc 10 triệu.
Các chính trị gia của châu lục đen cũng đang làm tốt hơn công việc của mình, đặc biệt là trong việc quản lý kinh tế và gìn giữ hòa bình. Tăng trưởng GDP trung bình đạt khoảng 6%. Phóng viên của tờ Economist đã tới 23 nước châu Phi để nghiên cứu và không có bất kỳ nước nào đề cập đến hối lộ. Đây là điều mà chỉ cách đây 10 năm người ta không thể tượng tượng là sẽ xảy ra.
Sự chuyển biến của châu Phi là rất đáng hoan nghênh nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Châu Phi vẫn còn phải làm nhiều việc để có thể phát huy hết tiềm năng. Họ cần bắt tay vào những công việc không hề dễ dàng: đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa bỏ hoàn toàn tham nhũng và tháo gỡ hệ thống luật pháp chằng chịt phức tạp.
Đừng lãng phí thời gian
Một trong những lý do quan trọng nhất buộc châu Phi phải tăng tốc là họ có quá nhiều việc phải làm. Ngoại trừ ở các thủ đô, nghèo đói vẫn phổ biến. Châu Phi vẫn chưa thể chiến thắng trong cuộc chiến chống lại cái đói. Trong khi đó, chênh lệch giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng.
Khoảng 1/3 tăng trưởng GDP của châu Phi đến từ hàng hóa. Hiện nay, giá cả các hàng hóa đang ở sát mức cao kỷ lục và sụp đổ là điều thường xảy ra đối với thị trường hàng hóa. Hơn nữa, thị trường này bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các thảo nguyên dần khô cằn, lượng mưa sụt giảm. Đến năm 2020, 1/5 số dân ở châu Phi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Mặc dù châu lục này đã thịnh vượng hơn, người dân vẫn phải tiếp tục dựa vào nông nghiệp và họ khó có thể làm gì để ngăn chặn những mối nguy đe dọa đến môi trường.
Một lý do khác là những chiến thắng của châu Phi khá mong manh. Kenya là mô hình kiểu mẫu cho các quốc Đông Phi. Tuy nhiên, chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử vào ngày 4/3 tới đã bị nhấn chìm trong bạo lực.
Và, châu Phi nhất định phải đạt được 2 bước chuyển dịch lớn. Quá trình đô thị hóa với làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị tạo ra cơ hội nâng cao sản lượng cả trên các cánh đồng cũng như trong các khu ổ chuột ở thành thị. Nếu như các nước châu Phi làm hỏng quá trình này, tầng lớp thất nghiệp sẽ xuất hiện ở thành thị. Cùng lúc đó, mặc dù dân số tăng nhanh, qui mô gia đình đang dần thu hẹp. Xu hướng này có thể dẫn đến hiện tượng số người lao động phải chịu trách nhiệm về con cái và cha mẹ của họ tăng lên. Châu Phi đứng trước nguy cơ trở nên già cỗi trước khi giàu có.
Phá vỡ các giới hạn
Người dân châu Phi cũng đang cố gắng nâng cao hiệu suất lao động. Người nông dân bắt đầu sử dụng các thiết bị cầm tay cập nhật các bản tin dự báo thời tiết. Internet đang làm thay đổi cách thức kinh doanh của châu Phi.
Tuy nhiên, các doanh nhân châu Phi thường gặp phải nhiều trở ngại từ chính phủ. 3 quốc gia đứng cuối trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của World Bank đều ở châu Phi. Luật lệ vô dụng đang tạo nên những nút thắt cổ chai cho nền kinh tế. Lệnh cấm tuyển dụng người di cư và những giới hạn về sở hữu đất đai khiến các doanh nghiệp khó có thể mở rộng hoạt động. Các thủ tục hải quan và tình trạng quan liêu khiến chi phí bị đội lên nhiều lần. Chỉ mất 4.000 USD để chuyển 1 chiếc xe hơi từ Trung Quốc đến Tanzania nhưng chi phí vận chuyển từ Tanzania sang nước lân cận Uganda lại lên tới 5.000 USD.
Báo cáo gần đây của World Bank đã chỉ ra rằng với khoảng 600 triệu hécta đất có thể canh tác đang bị bỏ hoang, chiếm khoảng 60% đất canh tác của thế giới, châu Phi không chỉ có thể nuôi sống chính họ mà còn có thể nuôi sống cả thế giới. Tuy nhiên, có quá ít nông dân có thể bán các sản phẩm của họ (và thường bán ở mức giá thấp hơn 20% giá trị trên thị trường).
Châu Phi cần đến một phong trào giải phóng mới có thể giúp họ tái sinh. Và, lần này, đó là cuộc giải phóng giúp họ thoát khỏi chính bản thân chứ không phải là thoát khỏi đế quốc xâm lược.
Thu Hương
Theo Economist
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/chau-phi-troi-day-20130303104243513ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,554.50 | 5,054.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,616.70 | 4,116.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,748.20 | 13,248.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,760.50 | 1,360.50 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 161
- Truy cập hôm nay: 1666
- Lượt truy cập: 8835752