Người viết là ông Satyajit Das, chuyên gia phái sinh tài chính và quản trị rủi ro.
Dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn tự do là chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao đời sống và đưa hàng trăm triệu người thoát nghèo đói.
Nhưng chính sự thịnh vượng lại khiến người ta quên mất cái gì là động lực, là nền tảng cho tiến trình toàn cầu hóa, và cũng lờ đi chuyện tiến trình ấy mong manh tới đâu.
Sự kết hợp tự thân của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội hiện đang đẩy loài người trở về với thời tự cung tự cấp với nền kinh tế đóng và thương mại quốc tế cùng dòng chu chuyển vốn giới hạn.
Khủng hoảng tài chính đã bộc lộ những yếu điểm của mô hình kinh tế hiện tại. Tăng trưởng kinh tế chậm chạp và có lẽ sẽ vẫn yếu ớt trong thời gian tới, khiến lợi ích trực tiếp của dòng chảy vốn và thương mại toàn cầu giảm bớt.
Khi đóng cửa kinh tế và tập trung cho thị trường nội địa, các chính phủ tin rằng họ có thể dành lấy phần tăng trưởng nhiều hơn và mang lại cho công dân mình nhiều lợi lộc hơn. Vì ít bị khủng hoảng tác động nên các nước mới nổi lại càng không muốn tốn kém gì cho vấn nạn của các nước phát triển.
Toàn cầu hóa giảm hiệu quả các chính sách tầm quốc gia, khiến quyền kiểm soát đất nước giảm đi.
Các kế hoạch chi tiêu công lớn để thúc đẩy kinh tế dẫn tới thất thoát lớn về tài chính và tăng nhập khẩu thay vì thúc đẩy sức cầu nội địa, và kéo theo đó là đầu tư, thu nhập, việc làm.
Trong một thế giới đang tăng trưởng chậm, các quốc gia đều muốn làm lợi cho bản thân mình nhờ hạn chế thương mại, thao túng giá trị đồng tiền, kiểm soát vốn và các cơ chế pháp lý khác.
Các chính sách kể trên khiến xu hướng trượt về thời đóng cửa càng mạnh thêm. Dù phiên họp G20 nào cũng thường lập lại tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại tự do và tránh sai lầm của thâp niên 2930, nhưng các hành vi hạn chế thương mại đang gia tăng.
Trợ cấp, chính sách mua sắm công ưu tiên nhà sản xuất trong nước, chiến dịch “mua hàng nội”, tín dụng ưu đãi và các chính sách hỗ trợ ngành được dùng để “hướng dẫn” sức cầu.
Các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường được dùng đẻ hạn chế hàng ngoại thâm nhập thị trường nội địa. Động cơ của các chính sách kể trên là bảo hộ sản xuất trong nước, doanh nghiệp, việc làm và lợi thế cạnh tranh.
Can thiệp trực tiếp, giữ lãi suất thấp giả tạo và “nới lỏng định lượng” là các chính sách cố tính thao túng tiền tệ.
Giảm giá đồng tiền khiến hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh hơn, hỗ trợ cho từng nước dành được miếng bánh lớn hơn trong thương mại toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng.
Giảm giá đồng tiền còn được dùng để giảm nợ công bằng cách giảm sức mua thực tế của các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm trái phiếu nội địa.
Mỹ, Anh, Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc và Thụy Sỹ đều đã sử dụng một trong các biện pháp trên để tác động tới giá trị đồng tiền. Nhưng điều đó chỉ dẫn đến một cuộc chiến tiền tệ mang tính hủy diệt đối với tất cả các bên.
Dòng chu chuyển vốn ngày càng bị giới hạn mạnh mẽ hơn.
Ngay cả Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng quay lưng lại với truyền thống và chấp nhận việc sử dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp “có mục đích, minh bạch và nhìn chung là mang tính tạm thời” để hạn chế biến động của dòng chu chuyển vốn xuyên biên giới.
Các nước nợ nhiều, lại khó vay giờ muốn hạn chế dòng vốn ra. Kiểm soát vốn công khai nhằm để tránh vốn tháo chạy đang được ngày càng nhiều nước cân nhắc.
Lãi suất thấp và đồng nội tệ yếu tại các nước phát triển khiến vốn đổ về các thị trường mới nổi có lãi suất cao và triển vọng tăng trưởng tốt hơn.
Một số nước nay tìm cách hạn chế dòng vốn vào bằng cách tăng giá đồng tiền và tăng lạm phát. Brazil, Hàn Quốc và Hong Kong đã áp dụng các biện pháp kiểm soát dòng vốn vào.
Trong một thế giới hội nhập về kinh tế, chuỗi cung cấp hàng hóa và các nguyên liệu thiết yếu mang tính quốc tế chứ không phải địa phương.
Người ta ngày càng nhận ra rằng chuyên môn hóa khiến nền kinh tế của một nước hoặc một vùng dễ bị ảnh hưởng nếu cơ cấu chi phí, giá trị đồng tiền, chi phí vận chuyển và thảm họa tự nhiên có biến động.
Các nỗ lực hạn chế áp lực cạnh tranh và đảm bảo nguồn cung các nguyên liệu thiết yếu như dầu hỏa, nước và lương thực cũng khuyến khích người ta tiếp tục đóng cửa kinh tế.
Đóng cửa là một phản xạ tự nhiên trước các áp lực trên. Khi một nước áp dụng các chính sách kể trên, nó buộc tất cả các nước khác đi theo con đường tương tự để bảo vệ lợi ích của mình.
Với nhiều nước, lợi ích của hội nhập kinh tế và tiền tệ nay khó thấy hơn. Khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi, các nước sẽ nghe theo lời khuyên của Robert Frost: “Rào dậu tốt mới có hàng xóm tốt.”
Xu hướng đóng cửa kinh tế này sẽ khiến quá trình giải quyết các thách thức kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường của thế giới càng trở nên phức tạp.
Minh Tuấn
Theo FT
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/cang-bao-ho-cang-chet-20130128095952425ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 184
- Truy cập hôm nay: 6711
- Lượt truy cập: 8599693