Đó là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo nghị định “Thanh toán bằng tiền mặt” đang được ngân hàng Nhà nước xây dựng, trình Chính phủ.Theo phó trưởng ban Thanh toán, ngân hàng Nhà nước (NHNN) Dương Hồng Phương, hiện dự thảo mới đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, người dân mà chưa có quy định cụ thể nào là cấm thanh toán tiền mặt với các giao dịch kể trên.
Bà Phương cho biết, những giao dịch liên quan đến bất động sản, nhà ở, ôtô, xe máy… thường có giá trị lớn, việc thanh toán qua ngân hàng cũng giúp thuận lợi cho cả hai bên mua – bán. Theo đó, ngân hàng giúp kiểm đếm tiền; kiểm tra tiền thật, giả; cất giữ trong trường hợp người nhận tiền chưa có nhu cầu sử dụng ngay; đồng thời cũng là cơ sở để xử lý tranh chấp phát sinh (nếu có) giữa hai bên mua – bán. Mới nghe “cấm” thì có vẻ nặng nề, nhưng thực ra đây là một loại hình dịch vụ, phát triển theo quy luật của xã hội. Tuy nhiên, ban soạn thảo cũng sẽ cân nhắc rất kỹ về vấn đề này, nếu có thực hiện thì cũng sẽ phải đặt ra một lộ trình cụ thể.
Lộ trình cụ thể ra sao, chưa bà?
Bây giờ chúng ta mới đang hình thành chủ trương, do vậy cũng chưa có lộ trình cụ thể nào.
Nhiều người đang lo ngại, nếu bị bắt buộc giao dịch qua ngân hàng, ngân hàng sẽ có điều kiện để ép phí dịch vụ?
NHNN đã có nhiều quy định điều chỉnh các loại phí hiện hành liên quan đến dịch vụ ngân hàng. Nếu chủ trương về thanh toán tiền mặt đi vào thực hiện, NHNN cũng sẽ xem xét ban hành các quy định liên quan đến phí dịch vụ này và điều này nằm trong thẩm quyền của NHNN.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên làm rõ vấn đề này: giao dịch qua ngân hàng là một loại hình dịch vụ mà cả ba bên cùng hưởng lợi, bản thân ngân hàng cũng phải đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, nên phải trả phí cũng là bình thường. Mặt khác, bản thân các ngân hàng cũng phải cạnh tranh nhau, nếu áp dụng phí cao, khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng khác.
Theo đánh giá của bà, cơ sở hạ tầng của chúng ta hiện nay đã đủ đảm bảo áp dụng cho chủ trương mới chưa?
Lộ trình hạn chế thanh toán tiền mặt của chúng ta được xây dựng trên cơ sở thực tế của chúng ta hiện nay. Ngay cả quy định trả lương qua tài khoản, chúng ta chỉ bắt buộc đối với đối tượng hưởng lương ngân sách, nhưng nhiều doanh nghiệp cũng tự nguyện áp dụng, vì tiết kiệm được một khoản chi phí trả lương thủ công nên dồn ép công nhân phải nhận lương qua tài khoản, gây ra quá tải ở các khu công nghiệp, chứ Nhà nước chưa bao giờ bắt công nhân phải nhận lương qua tài khoản. Trong trường hợp này, lẽ ra doanh nghiệp phải chịu phí dịch vụ trả lương qua tài khoản thay cho người lao động.
Những quy định mới này bao giờ áp dụng?
Chúng tôi đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng dự thảo, trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Ban soạn thảo có lường hết những khó khăn khi triển khai quy định mới?
Thói quen, tập quán chi tiêu là khó khăn lớn nhất. Cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng là một trong số những khó khăn, nhưng có thể khắc phục dần, vì lộ trình thanh toán tiền mặt được chúng ta thực hiện dần dần từng bước chứ không phải làm tất cả ngay một lúc.
Thành viên hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia Cao Sỹ Kiêm Tránh tình trạng điều kiện chưa đủ mà triển khai ào ào Chủ trương nâng cao thanh toán không dùng tiền mặt là tốt vì giúp giảm chi phí xã hội, đối với cả ngân hàng, doanh nghiệp, người dân; mặt khác cũng góp phần chống nhiều tiêu cực như rửa tiền, trốn thuế, thu nhập bất minh, tham nhũng, hối lộ… Tuy nhiên, để một chủ trương lớn đó đi vào cuộc sống, chúng ta phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết như cơ sở hạ tầng của thị trường tiền tệ; chất lượng dịch vụ; đặc biệt là tạo mọi điều kiện, khuyến khích người dân để họ thấy nếu thực hiện quy định mới sẽ tiện lợi hơn. Tránh tình trạng triển khai ào ào mà điều kiện, dịch vụ không tốt, doanh nghiệp, người dân sẽ tìm đủ cách đối phó, né, trốn. Mặt khác, khi đã triển khai rộng rãi, đồng loạt, chúng ta phải xây dựng lộ trình, thực hiện từng bước một, đi kèm đó là các giải pháp, quy định cụ thể về quy trình, trách nhiệm của từng bên liên quan, nhất là về phía ngân hàng trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đối với phí dịch vụ, NHNN phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát để tránh tình trạng các ngân hàng lợi dụng quy định này kiếm lời từ thu phí, nhất là với những giao dịch bắt buộc mà giá trị lại lớn như nhà, đất, ôtô… Thậm chí, để khuyến khích người dân tham gia, chúng ta nên có một lộ trình về phí, trong đó thời gian đầu nên miễn phí hoặc thu phí rất thấp, rồi nâng dần lên theo chất lượng dịch vụ từng giai đoạn và từng ngân hàng cụ thể. |
Theo Thảo Nguyễn
SGTT
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/han-che-giao-dich-tien-mat-co-lo-trinh-2013012509204487ca34.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,553.70 | 5,083.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,616.10 | 4,126.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,746.20 | 13,246.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,747.80 | 1,347.80 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 147
- Truy cập hôm nay: 4359
- Lượt truy cập: 8838445