Hai năm trước các nước giàu nghĩ suy thoái đã qua, hay chính xác hơn là bị nhấn chìm trước làn sóng kích thích tài khóa tiền tệ. Các nhà hoạch định chính sách khi ấy lại lờ mất chuyện nợ công.
Năm 2011 và 2011, thâm hụt cơ cấu ở các nước phát triển sẽ giảm khoảng 0,75% GDP, tốc độ này sẽ còn tăng thêm trong năm 2013. Nhưng kinh tế chưa thôi u ám, thậm chí, vấn đề tài khóa sẽ còn khiến mọi chuyện khó khăn hơn.
Nỗi lo nợ công khiến chính sách tài khóa từ kích thích chuyển sang thắt chặt. Từ cuối năm 2009, thị trường bắt đầu quay lưng với trái phiếu Hy Lạp. Nhiều chính phủ sợ mình sẽ là đối tượng tiếp theo.
Tháng 10/2010, IMF kêu gọi thắt lưng buộc bụng và ra báo cáo tính toán tác động của quá trình này. IMF cho rằng thắt chặt là đau đớn nhưng cần thiết; một số học giả cho rằng thắt chặt có hại nhiều hơn là có lợi.
Cuộc tranh luận xuay quanh giá trị của một biến số kinh tế với tên gọi “số nhân” (multiplier). Số nhân ngân sách là số đơn vị GDP thay đổi khi chính sách thuế và chi tiêu thay đổi 1 đơn vị.
Ví dụ như số nhân bằng 1,5 có nghĩa là cứ giảm chi tiêu công đi 1USD là GDP giảm 1,5USD. Số nhân 0,5 tức giảm chi tiêu công 1USD, GDP chỉ giảm 0,5USD.
Thời suy thoái, các chuyên gia kinh tế tính tới chuyện kích thích tài khóa tạo ra thêm bao nhiêu GDP. Đến thời thắt chặt, chuyện giảm bao nhiêu lại choán hết tâm trí họ.
Tầm quan trọng của số nhân có thể minh họa qua ví dụ đơn giản sau. Giả dụ nền kinh tế tăng trưởng 1,5%/năm và thâm hụt ngân sách 1% GDP.
Với số nhân bằng 2, khi cắt giảm ngân sách để giải quyết thâm hụt, GDP năm sau sẽ giảm. Rút cục, tỷ lệ nợ trên GDP của nền kinh tế này lại tăng thêm. Số nhân dưới 1,5 đồng nghĩa với việc tăng trưởng chậm nhưng gánh nặng nợ lại nhỏ đi.
Có vô số các ước lượng về số nhân chi tiêu. Một số người như Alberto Alesina và Silvia Ardagna từ ĐH Havard cho rằng thắt chặt ngân sách thực tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng, dù là trong ngắn hạn.
Nhưng vài năm trước người ta lại nghĩ số nhân thường xoay quanh mức 1, hoặc có lẽ thấp hơn một chút.
Hồi năm 2010, các kinh tế gia IMF tính toán rằng nếu ngân sách giảm thâm hụt đi 1% GDP, tăng trưởng GDP ngắn hạn có thể thấp đi khoảng 0,5%, tức số nhân khoảng 0,5.
Có quan điểm này là vì họ nghĩ các yếu tố khác sẽ hạn chế tác động từ cắt giảm ngân sách.
Ví dụ như tăng đầu tư tư nhân: nếu chính phủ dùng hết nguồn vốn và lao động khan hiếm, suy thoái chính là thời cơ để khu vực tư nhân phát triển. Trong một nền kinh tế mở, hậu quả của thắt chặt ngân sách có thể được đẩy sang các nước khác nhờ giảm nhập khẩu.
Quan trọng nhất là chính sách tiền tệ có thể được dùng làm đối trọng với chính sách tài khóa. Cắt giảm ngân sách chỉ đẩy tăng trưởng xuống một mức mong muốn nào đó là sẽ có nới lỏng tiền tệ, nhờ thế mà số nhân ngân sách được giới hạn.
Điều đó có nghĩa là trong các giai đoạn khác nhau, thắt chặt sẽ có những tác động khác nhau.
Nghiên cứu năm 2010 của Alan Auerbach và Yuriy Gorodnichenko từ ĐH California, Berkeley cho rằng số nhân ngân sách có thể âm khi kinh tế bùng nổ, tức giảm chi tiêu công lại thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, lúc suy thoái, số nhân có thể cao tới 2,5.
Nghiên cứu của Lawrence Christiano, Martin Eichenbaum và Sergio Rebelo từ ĐH Northwestern cho rằng số nhân thường chỉ xoay quanh mức 1, và có thể tăng lên trên 3 khi lãi suất giảm gần mức 0 (khiến NHTW hết “vở”).
Thắt chặt ngân sách ngay sau khủng hoảng khó có thể xem là đúng thời điểm.
Thứ nhất, nhiều nước cùng thắt chặt một lúc nên khó mà “xuất khẩu” được tác động với tăng trưởng. Đây là một vấn đề lớn của eurozone vì quan hệ thương mại khăng khít và các nước đều không thể phá giá đồng tiền.
Thứ hai, thường thì người ta vẫn nghĩ cắt giảm chi tiêu công sẽ khiến các nguồn lực đổ về khu vực tư nhân nhiều hơn, nhưng việc này sẽ không mấy ý nghĩa khi thất nghiệp và tiết kiệm đều cao.
Thứ ba, chi phí lãi vay đang thấp kỷ lục ở các nước “an toàn” như Anh và Mỹ nên không thể giảm thêm để bù đắp thiếu hụt cầu do thắt chặt ngân sách.
Cuối cùng, lãi suất đã gần 0 nên ít còn dư địa cho chính sách tiền tệ.
Đoán lại sai
Công bằng mà nói, hồi năm 2010 IMF đã nói thắt chặt lần này sẽ “đau” hơn bình thường chính vì những lý do này. Ấy thế mà hóa ra thắt chặt ngân sách còn “đau” hơn IMF nghĩ.
Trong báo cáo kinh tế toàn cầu mới nhất của IMF, kinh tế gia trưởng Oliver Blanchard và Daniel Leigh đã lục lại xem các dự báo trước đó đúng đến đâu.
Họ phân tích lại dự báo của mình hồi năm 2010 cho 28 nước phát triển và phát hiện thấy mình đã ước lượng số nhân cao hơn thực tế tới tận 1 đơn vị.
Từ khi suy thoái, số nhân ở trong khoảng từ 0,9 tới 1,7 chứ không phải chỉ 0,5 như ban đầu họ nghĩ. Điều đó có nghĩa ngân sách chẳng cải thiện bao nhiêu mà kinh tế thì chồng chất khốn khó.
Do mẫu nghiên cứu nhỏ nên cần thận trọng với kết luận của hai nhà kinh tế này. Dù vậy các kiểm định do Blanchard và Leigh thực hiện cho thấy kết quả này vẫn có giá trị kể cả khi đã tính tới các yếu tố như khủng hoảng ngân hàng, và vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê nếu loại bỏ các nước đang nhận cứu trợ của IMF như Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
Thắt chặt ngân sách mạnh tay có thể giảm thâm hụt, nhưng hại đến tăng trưởng nhiều hơn IMF từng nghĩ.
Minh Tuấn
Theo The Economist
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/cai-gia-cua-cat-giam-dau-tu-cong-theo-phong-trao-2013011311476142ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,567.60 | 5,097.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,627.60 | 4,137.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,783.20 | 13,283.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,748.80 | 1,348.80 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 375
- Truy cập hôm nay: 5368
- Lượt truy cập: 8839454