Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

GM sẽ có nữ CEO đầu tiên?
2013-01-10 09:06:48

Cứ mỗi chiều thứ Sáu, một nhóm các nhà điều hành cấp cao và kỹ sư của hãng xe Mỹ General Motors (GM) lại rời trụ sở ở Detroit, thẳng tiến đến sân thử lái của GM tại Milford, Michigan.
 
Đây là sân thử lái với nhiều đường chạy đầy thử thách của GM, nơi thử nghiệm các loại xe mới đang trong giai đoạn phát triển. Việc thất bại trong bất kỳ một giai đoạn thử nghiệm nào có thể sẽ khiến một mẫu xe bị trì hoãn tung ra thị trường hoặc có thể bị xóa sổ hoàn toàn.
 
Trong số các nhà điều hành và kỹ sư hầu như chỉ toàn là đàn ông có mặt tại sân thử lái lại xuất hiện một bóng hồng. Đó là bà Mary Barra (51 tuổi), Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách mảng phát triển sản phẩm toàn cầu.
 
Trong thế giới gần như chỉ dành cho đàn ông tại Detroit, không có công việc nào nam tính bằng việc phát triển sản phẩm. Nó đòi hỏi Barra phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro mất hàng tỉ USD nếu sản phẩm đó không qua được cuộc thử nghiệm. Bà cũng phải trực tiếp chỉ huy hàng ngàn kỹ sư và có can đảm đưa ra hàng trăm quyết định một cách nhanh chóng.
 
Có lẽ đó là lý do nhiều người bên ngoài GM khá ngạc nhiên khi tháng 1/2011, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc GM, ông Dan Akerson chọn bà Barra, khi ấy là Phó Chủ tịch điều hành bộ phận nguồn nhân lực toàn cầu, vào vị trí quan trọng bậc nhất này, thay cho một kỹ sư có 46 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật.
 
Người ngoài ngạc nhiên, nhưng người trong nội bộ lại không, vì sau hơn 30 năm làm việc tại GM, bà đã chứng tỏ mình hoàn toàn xứng đáng. Và họ càng không ngạc nhiên, khi gần đây ông Akerson đã đưa bà vào danh sách ít ỏi các ứng cử viên có khả năng thay thế ông ở vị trí CEO. Cả Tạp chí Fortune lẫn hãng tin Reuters đều tin rằng Barra là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí này.
 
Đường lên đỉnh danh vọng
 
Barra lớn lên ở ngoại ô Detroit. Cha bà làm việc tại bộ phận sản xuất khuôn rập tại nhà máy Pontiac (thuộc GM) suốt 39 năm. Thay vì học đại học, Barra đã đăng ký học tại Viện General Motors (giờ là Đại học Kettering). GM đã trả học phí cho bà, đổi lại cứ 1 năm thì có 6 tháng bà làm việc cho Công ty. Sau khi tốt nghiệp năm 1985 với tấm bằng kỹ thuật điện, Barra bắt đầu làm toàn thời gian với vị trí là kỹ sư cấp cao tại nhà máy Pontiac Fiero.
 
Tại đây, bà đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Giám đốc quản lý nhà máy Tim Lee, hiện là người đứng đầu các cơ sở quốc tế và sản xuất toàn cầu của GM.
 
Được đánh giá là nhà điều hành có nhiều triển vọng, GM cho bà đi học tại Trường Quản trị Kinh doanh Stanford. Sau khi ra trường, Barra đã được giao vị trí phụ trách khâu lên kế hoạch sản xuất.
 
Tại GM, Barra liên tục thăng tiến. Và sự nghiệp của bà đã rẽ sang một trang mới khi tháng 1.2011, ông Akerson chọn bà vào vị trí Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách phát triển sản phẩm. Chức vụ mới này đã đưa bà trở thành nữ điều hành quyền lực nhất tại GM cũng như trong ngành ôtô thế giới.
 
Ở vị trí này, Barra ra sức tinh gọn một quy trình đã khiến cho GM chậm chân so với các đối thủ: đó là làm sao thiết kế và xây dựng những mẫu xe mới đúng thời hạn và nằm trong ngân sách cho phép. Có thể thấy Volkswagen luôn khéo léo sử dụng cùng loại linh kiện ở nhiều nhãn xe khác nhau, còn Ford đã bán một mẫu thiết kế xe cho nhiều thị trường khác nhau. 
 
Thế nhưng, ở GM, chỉ 61% sản lượng toàn cầu của hãng là dùng chung các mẫu thiết kế lõi. Barra đang nỗ lực kiểm soát chi phí phát triển sản phẩm ở mức tốt nhất có thể, hạn chế tối đa những thay đổi, trì hoãn, hủy sản phẩm mà theo bà đã khiến GM mất 1 tỉ USD mỗi năm trong giai đoạn 2006-2009.
 
Barra cho biết, bà đang cố gắng tạo ra một môi trường có thể phát huy tối đa năng lực của tất cả thành viên. Bà thường tổ chức gặp mặt nhân viên hằng tuần cũng như khuyến khích họ đưa ra ý kiến mang tính xây dựng. Bà luôn nói với cấp dưới rằng: “Luật của tôi cũng chính là luật của các bạn. Cái ngày bạn nói rằng “tôi làm điều này là vì Mary bảo tôi làm thế” nghĩa là tôi đã thất bại”. Bà tin rằng lãnh đạo nhân viên phải qua con đường thuyết phục chứ không phải bằng quyền lực.
 
Cánh tay phải của Akerson
 
Khi Akerson bắt đầu ra sức chỉnh đốn lại văn hóa “cát cứ” của GM (tức các bộ phận hoạt động như các ốc đảo độc lập, không làm việc ăn ý với nhau), Barra đã trở thành cánh tay đắc lực của ông. 
 
Với vị trí Phó Chủ tịch cấp cao phát triển sản phẩm toàn cầu, bà giám sát một ngân sách khổng lồ tới 15 tỉ USD với 29.000 nhân viên tại 5 châu lục, phụ trách thiết kế và phát triển các mẫu xe bán tại 130 quốc gia. Bà đã bắt đầu tái thiết quy trình thiết kế xây dựng ôtô kém hiệu quả và lỗi thời của GM, thúc đẩy việc phát triển các khung gầm xe (sử dụng cho nhiều mẫu xe của GM trên toàn thế giới) và đóng một vai trò quan trọng trong việc vực dậy chi nhánh làm ăn thua lỗ Opel tại châu Âu.
 
Mới đây, bà đã bãi bỏ hệ thống phân quyền mà theo đó, chỉ 1 mẫu xe mà có tới 3 nhà điều hành cùng phụ trách và đưa một cơ cấu tinh gọn hơn: chỉ giao một nhà điều hành phụ trách. Động thái này của bà đã dẫn đến việc xóa bỏ 20 vị trí điều hành cấp cao. Nỗ lực cải tổ của Barra đã giúp bà nâng cao được vị thế trong mắt của Akerson. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Fortune, Akerson đã ca ngợi Barra là “một nhà lãnh đạo giỏi và mạnh mẽ, một người có khả năng tạo nên sự thay đổi, biết rành rẽ mọi việc, từ công việc nhỏ nhặt tại nhà máy, thiết kế sản phẩm cho đến chuyện trong Hội đồng Quản trị”.
 
Tạp chí Fortune tin rằng GM sẽ có nữ CEO đầu tiên trong lịch sử. Akerson cho rằng phụ nữ kiểm soát và xử lý quá trình thay đổi tốt hơn đàn ông. Trong bối cảnh GM đang thực hiện nhiều thay đổi mang tính cơ cấu, Barra là người mà Akerson kỳ vọng nhất.
 
Tuy nhiên, để được chọn vào vị trí CEO, Barra phải qua được 2 cuộc thử thách quan trọng trong 12 tháng tới. Đầu tiên, bà phải giám sát việc tung ra các phiên bản mới của chiếc xe tải pick-up cỡ lớn và chiếc SUV thể thao, vốn đóng góp vào phần lớn lợi nhuận của GM. 
 
Sau đó, bà phải chỉ đạo việc tung ra một thế hệ mới các dòng xe nhỏ, điểm nhấn là chiếc Chevrolet Cruze. Theo Reuters, đến mùa thu năm 2014, chiếc compact Cruze này sẽ đánh dấu sự ra đời của một khung gầm sẽ được dùng cho 2,5 triệu chiếc sedan và crossover (xe lai giữa sedan và SUV) mỗi năm, trong đó có cả chiếc Chevrolet Volt, Equinox và Opel Astra. Hiện tại, 70% doanh số bán của GM đến từ bên ngoài thị trường Mỹ và vì thế, sự thành công này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính cạnh tranh của GM. Còn đối với Barra, nó sẽ quyết định cơ hội thăng tiến của bà. 
 
Theo Nhịp cầu đầu tư
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/gm-se-co-nu-ceo-dau-tien-20130109035118717ca32.chn




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 177
  • Truy cập hôm nay: 955
  • Lượt truy cập: 8601325