Kỳ trước: Cơ hội từ luồng kiều hối
Trên tầng cao nhất của một trung tâm mua sắm cao cấp tại Singapore, bên cạnh khu spa và mát xa là một khu trông giống như một câu lạc bộ kín. Nhiều tác phẩm nghệ thuật treo trên tường và trong các góc nhỏ có bố trí sách vở kèm ghế ngồi thoải mái.
Cái duy nhất khiến người ta nghĩ tới một ngân hàng là anh bảo vệ với khẩu súng lục to tướng đứng trước cửa ra vào. Đây là nơi các khách hàng của bộ phận ngân hàng cá nhân thuộc ngân hàng Citi được tư vấn bất kể mọi thứ, từ mua một chiếc phản lực tới lập quỹ tín thác cho lũ trẻ.
Đây vốn là địa hạt truyền thống của công ty quản lý tài sản, vốn quen phục vụ các khách hàng có hàng chục triệu USD tài sản đầu tư. Nhưng lại là “sân chơi” mới với các ngân hàng thương mại lớn như Citi, JPMorgan Chase và HSBC, họ phục vụ cả những người chỉ-có-vào-triệu.
Dân “hơi giàu” cũng cần người canh hộ tiền
Trước nay các ngân hàng vẫn nghĩ khó mà với tới thị trường này, vì doanh thu không đủ bù đắp chi phí cho thứ dịch vụ tinh tế này. Nay họ nghĩ khác, phần nào là nhờ hệ thống và công nghệ mới giúp họ tự động hóa quá trình tư vấn đầu tư. Phòng họp vẫn phủ màu nâu sang trọng, nhưng phân bổ tài sản và quản lý rủi ro ra sao đã là chuyện của máy tính.
Với HSBC, thị trường lớn mà họ đang nhắm tới là những người có dưới 5 triệu USD để đầu tư. “Đó là phân khúc vừa tiết kiệm nhất, chất lượng dịch vụ lại vừa tốt nhất,” Giám đốc mảng quản lý tài sản của HSBC, ông Simon Williams, nói. Ngân hàng này vốn đã có hàng triệu khách hàng giàu có sử dụng thẻ tín dụng và tài khoản thanh toán của mình. Thách thức đặt ra là làm sao khuyên họ dùng luôn cả dịch vụ tư vấn đầu tư.
Nhờ mạnh tay phân nhóm khách hàng mà Citigroup đã trở thành một tay chơi đáng nể trong ngành quản lý tài sản và ngân hàng cá nhân tại Châu Á.
Dịch vụ với chất lượng hàng đầu chỉ dành cho khách nào gửi vào ngân hàng trên 10 triệu USD, nhưng nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ mà Citigroup nay có thể cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính phức tạp với chi phí tương đối thấp các khách hàng trước kia không thể sinh lời.
Một điểm cộng lớn của các ngân hàng với mạng lưới chi nhánh quốc tế lớn như Citi và HSBC, kể cả các đối thủ lớn trong vùng như Standard Chartered, là sự hiện diện ở nước ngoài. Các khách hàng giàu có muốn chắc chắn rằng nếu có mất ví khi ra nước ngoài, hay muốn chuyển tiền qua biên giới, họ đều được giúp đỡ tận tình.
“Tỷ phú thì cũng cần thẻ tín dụng, ông ta cũng cần dịch vụ ngân hàng trực tuyến, và ông ta phải viết séc,” Giám đốc Bộ phận dịch vụ dành cho người tiêu dùng tại Châu Á của Citi, ông Jonathan Larsen, nói.
Dù vậy các ngân hàng với mạng lưới rộng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ ngân hàng nội địa tại các thị trường mới nổi. Ngân hàng cá nhân lớn nhất BrazilItaú Unibanco đang mở rộng ra khắp khu vực và việc kinh doanh của họ khiến không đối thủ lớn nào không ghen tỵ.
Ở Châu Á, các ngân hàng như China Merchants Bank, Hang Seng Bank, OCBC và HDFC đang xây dựng các sản phẩm đầu tư kèm theo dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng giàu có, ông John Caparusso từ Standard Chartered Hong Kong cho biết.
Nhiều, nhanh, rẻ mà vẫn tốt
Các công ty chuyên ngành cũng bắt đầu gia nhập thị trường, họ tự quảng cáo dịch vụ tư vấn của mình không có xung đột lợi ích như các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh lớn (thường muốn kiếm hoa hồng từ bán các sản phẩm đầu tư) và ngân hàng đầu tư (muốn bán sản phẩm của mình và sử dụng môi giới của mình để giao dịch).
Một trong các công ty như thế là Vestra Wealth, do một nhóm các nhân viên quản lý tài sản cũ tại UBS thành lập. “Rõ ràng là có xung đột giữa việc tư vấn và việc đi bán sản phẩm,” ông David Scott, một trong các sáng lập viên, nói.
Tuy vậy, mối đe dọa lớn nhất đối lại đến từ ngoài khu vực ngân hàng. Các nhà phát minh đang muốn tìm cách giảm mạnh chi phí tư vấn đầu tư và quản lý tài sản. Mảnh đất màu mỡ nhất của các công ty dạng này là California, nơi một thế hệ các doanh nhân công nghệ từng kiếm tiền qua mạng nay cũng muốn đầu tư luôn trên mạng.
Khu vực này vốn đã tràn ngập các công ty quản lý tài sản truyền thống. UBS, Goldman Sachs, JPMorgan và nhiều tổ chức khác đang mở rộng tới San Francisco và xung quanh thung lũng Silicon.
Gần đây cùng cạnh tranh với họ xuất hiện những tên tuổi mới như Wealthfront, MarketRiders và Personal Capital, tất cả đều dùng công nghệ để giúp khách hàng xây dựng danh mục đầu tư chuyên biệt với mức phí rất thấp so với các công ty quản lý tài sản truyền thống.
Wealthfront sẽ chỉ thu phí 0,25% mỗi năm. Công ty dùng các thuật toán phức tạp để tính toán sức chịu đựng rủi ro và cuối cùng là xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng hóa.
Một công ty mới khác là Personal Capital của Bill Harris, cựu CEO của PayPal và Intuit Mục tiêu của họ là làm cầu nói giữa dịch vụ quản lý tài sản trực tuyến giá rẻ và dịch vụ ngân hàng cá nhân kiểu truyền thống.
Ở Anh một công ty có tên Dcisions đã xử lý dữ liệu của hàng triệu danh mục đầu tư để tính toán lợi suất đã điều chỉnh rủi ro làm chuẩn cho các nhà đầu tư mới. Dữ liệu cho thấy rõ ràng phí quản lý tài sản ảnh hưởng thế nào tới giá trị danh mục đầu tư và tác dụng của dịch vụ tư vấn đầu tư đến đâu.
Tom Blaisdell, một thành viên hợp danh tại quỹ đầu tư mạo hiểm DCM, quản lý tiền tiết kiệm của mình qua MarketRiders. Mỗi tháng chỉ mất có 14.95 USD mà công ty giúp ông tính toán sức chịu đựng rủi ro và xây dựng một danh mục đầu tư các chứng chỉ quỹ ETF mà ông có thể tự mua qua tài khoản môi giới có chiết khấu của mình.
Khi thị trường biến động, công ty theo dõi bảng phân bổ tài sản và hàng quý gửi ông hướng dẫn nên mua bán gì để tái cân đối danh mục của mình. “Nói vậy có lẽ cũng hơi quá, nhưng 90% cái mà người ta vẫn gọi là “đầu tư” thì với tôi chỉ là “cờ bạc”,” ông Blaisdell nói. “Đây là cả một chân trời mới cho sáng tạo.”
Betterment có một giao diện đơn giản giúp khách hàng phân chia khoản đầu tư của mình thành một rổ cổ phiếu và một rổ trái phiếu. Với mức phí chỉ 0,15%, công ty sẽ giúp tái cân đối danh mục này của bạn. Trong số các nhà đầu tư của công ty có cả Chủ tịch đầu tiên của Facebook, ông Sean Parker.
Nhiều nhân viên ngân hàng cá nhân công khai chỉ trích cách quản lý tài sản kiểu này. Họ cho rằng một thập kỷ trước khi dịch vụ môi giới trực tuyến ra đời người ta cũng đã đoán ngành quản lý tài sản sẽ biến mất. Nhưng ngành của họ vẫn ngày càng phát triển vì phần lớn khách hàng đều không đủ tự tin để tự mình giao dịch.
Dù vậy, áp lực từ các “tay chơi” mới đang khiến toàn thị trường phải thay đổi. Phí đang hạ xuống và dần minh bạch hơn. Chính các ngân hàng cũng đang đưa ra dịch vụ quản lý tài sản trực tuyến của riêng mình, và kèm theo đó là phải đầu tư vào hệ thống dịch vụ trực tuyến để có thể đưa ra lời khuyên chất lượng với chi phí thấp.
Những “tay chơi” có cơ hội thành công cao nhất có lẽ là các ngân hàng quốc tế lớn với mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
Kỳ cuối: Và người chiến thắng là …
Minh Tuấn
Theo TTVN/The Economist
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/gianh-giat-nhung-khach-hoi-giau-20130103110832923ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,557.80 | 5,087.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,619.50 | 4,129.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,757.10 | 13,257.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,752.90 | 1,352.90 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 105
- Truy cập hôm nay: 225
- Lượt truy cập: 8839951