Đó là nhận định của ông Ruchir Sharma, chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Quản trị Đầu tư Morgan Stanley ở New York.
Theo dõi cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu, ông không thể không nhớ lại kịch bản đã diễn ra ở châu Á trong năm 1997 và 1998. Nỗi sợ mất khả năng chi trả nợ bắt đầu từ Bangkok và lây lan sang Jakarta, Seoul và Kuala Lumpur, gây ra các cuộc biểu tình và các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn khỏi châu Á. Tổng giá trị của thị trường chứng khoán Thái Lan rớt xuống còn 30 tỷ USD - thấp hơn vốn hóa thị trường của Chrysler.
Ngày nay, mặc dù trong điều kiện thị trường minh bạch song châu Âu đang có một số phận tương tự. Với 42 tỉ USD, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Hy Lạp là ít hơn Costco - một cửa hàng giảm giá của Mỹ. Hoàn cảnh tương tự cũng diễn ra với Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và thậm chí cả Italia - nơi mà thị trường chứng khoán có tổng giá trị tương đương với hãng Apple.
Vấn đề không phải là để “chế nhạo” cuộc khủng hoảng của châu Âu mà hoàn toàn ngược lại. Trước khủng hoảng năm 1998, thị trường Đông Nam Á đã tăng gấp 10 lần theo giá đôla, đánh dấu một mốc tăng trưởng mạnh mẽ. Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có làm được điều tương tự?
Theo thống kê, thị trường châu Âu đã vượt qua mức thấp nhất của cuộc khủng hoảng khu vực kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ La tinh trong những năm 1990. Tính trung bình, mức giảm tối đa trên thị trường chứng khoán là 85% tại quốc gia nơi bắt đầu khủng hoảng và 65% trong toàn khu vực. Hiện nay, thị trường Hy Lạp, nơi khởi đầu của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, đã giảm 90% ở mức thấp nhất, trong khi suy giảm trung bình cho toàn khu vực EU là 70%.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á nặng nề hơn cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu ngày nay. Để trở thành điểm đến an toàn của hoạt động cho vay và đầu tư, cả hai khu vực đều cố định tỷ giá hối đoái - các nước châu Á cố định đồng tiền của mình vào đô la Mỹ còn các nước châu Âu thông qua đồng euro.
Kế hoạch đề ra gần như quá lý tưởng. Khi lãi suất giảm người dân địa phương vay để mua sắm, xây dựng nhà ở và các nhà máy mọc lên. Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát, khuấy lên những lo ngại về việc liệu các nước này có thể thanh toán các khoản nợ. Khi nghi ngờ đạt đỉnh điểm vào một quốc gia - Thái Lan ở châu Á, Hy Lạp ở châu Âu - thì sau đó nhanh chóng lan sang các nước láng giềng.
So với xu hướng tăng trưởng GDP trong thập kỷ trước cuộc khủng hoảng, GDP của Hy Lạp hiện nay thấp hơn dự kiến 28%, tương tự như Thái Lan, ở mức thấp hơn dự kiến là 30%, trong khi Tây Ban Nha, thấp hơn dự kiến 16%.
Tuy nhiên, giữa hai khu vực có sự khác biệt lớn là tốc độ phục hồi: châu Á đã tăng trưởng mạnh trước khủng hoảng trong vòng 4 năm, song châu Âu không như vậy. Tại sao? Bởi vì đối với châu Á chỉ đơn giản là họ từ bỏ tỷ giá đồng đô la và khi tiền tệ của khu vực nới lỏng, xuất khẩu châu Á trở nên cạnh tranh hơn do vậy kinh tế châu Á đã có sự phục hồi. Bên cạnh đó, châu Á cũng có lợi thế là hồi phục trong thời kỳ tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ.
Bất lợi của khu vực đồng tiền chung châu Âu là khủng hoảng diễn ra trong tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái và EU cũng không thể từ bỏ đồng euro. EU chỉ có thể hồi phục cạnh tranh bằng cách chấp nhận cắt giảm tiền lương và việc làm. Tuy nhiên, quá trình này là chậm và khó khăn.
Kinh nghiệm của các nước châu Á cho thấy rằng một trong các tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ở các nước bị khủng hoảng tàn phá là sự trở lại của thặng dư tài khoản vãng lai. Đó là khi nền kinh tế tạo ra thu nhập để trả nợ nước ngoài.
Các nước EU đang cố gắng vượt qua khủng hoảng theo hướng tiếp cận như vậy. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Italy đang hướng vào thặng dư tài khoản vãng lai trong năm tới. Châu Âu cũng thực hiện biện pháp cần thiết trước mắt là chấp nhận cắt giảm chi phí lao động. Thống kê gần đây cho thấy, chi phí lao động đã giảm khoảng 7% ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
Tại châu Á, Inđônêxia và Hàn Quốc là hai quốc gia cải cách khó khăn nhất song lại có sự phục hồi mạnh mẽ. Tương tự ở châu Âu cũng có những dấu hiệu như vậy. Ireland là quốc gia đầu tiên ở EU đạt thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 9% GDP.
Châu Âu sẽ phục hồi. Hiện tỷ lệ trung bình của giá trị thị trường chứng khoán so với GDP trên toàn thế giới là khoảng 80%, ở EU, tỷ lệ này dao động từ 23% ở Hy Lạp đến 38% ở Bồ Đào Nha, gần với điểm của các đối tác châu Á của họ vào năm 1998.
Hay một cách để suy nghĩ về tương lai của châu Âu là suy nghĩ về câu hỏi: Liệu Italy có giá trị hơn so với Apple?
Theo TTVN/FT
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/2013-chau-au-se-phuc-hoi-20121221090633925ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,290.20 | 4,870.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,390.90 | 3,990.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,090.00 | 12,790.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,715.90 | 1,365.90 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 89
- Truy cập hôm nay: 1839
- Lượt truy cập: 8602209