Kinh tế Philippines tăng tốc hơn dự kiến trong quý III bất chấp các suy thoái toàn cầu để giữ vị trí tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, nơi có nhu cầu nội địa và chi tiêu chính phủ mạnh mẽ đang giúp bù đắp sự yếu kém trong xuất khẩu hàng hoá.
Bước nhảy vọt
Philippines đã có một bước nhảy vọt trong sản lượng nông nghiệp và xây dựng, chi tiêu công và tư nhân cao hơn, phục hồi xuất khẩu vào cuối năm. Tất cả giúp Philippines đẩy tốc độ tăng trưởng đạt 1,3% từ tháng 7-9/2012, gấp ba lần so với dự báo.
Tăng trưởng mạnh đó cũng giúp Philippines, quốc gia từng bị gọi là "bệnh nhân Châu Á", giành vị trí thứ hai Châu Á về phát triển kinh tế với tốc độ 7,1% trong quý III/2012, chỉ xếp sau Trung Quốc và đứng trên Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Mức tăng trưởng 7,1% cũng là đỉnh cao kinh tế của Philippines trong hai năm qua.
Kết quả này phần lớn do những chính sách và biện pháp kịp thời được chính phủ thực hiện đối phó với nhu cầu giảm từ Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung Châu Âu, cũng như sự suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế theo hướng dịch vụ.
Trong khi khu vực Đông Nam Á đã không hoàn toàn miễn dịch được với suy thoái toàn cầu và xuất khẩu bị chậm lại thì chi tiêu công và tư nhân mạnh mẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ với hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á, khiến khu vực này thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia như Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều duy trì được xu hướng kinh tế tích cực kiểu này.
Tại Manila, kiều hối mạnh từ người Philippines làm việc ở nước ngoài gửi về và lòng tin thay đổi tích cực của người tiêu dùng, các DN và sự cải cách của Chính phủ Tổng thống Benigno Aquino đang thúc đẩy một sự bùng nổ bất động sản tốt nhất trong hai thập kỷ qua.
Philippines dự kiến sẽ vượt qua mục tiêu tăng trưởng 5-6% trong năm nay sau khi sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đã đưa tốc độ tăng trưởng hàng năm trong chín tháng đầu năm 2012 lên mức 6,5%. Trong khi đó Indonesia dự kiến sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm nay.
Với nhiều nguồn vốn nước ngoài chảy vào khu vực, thị trường chứng khoán ở Indonesia và Philippines đều đóng cửa ở mức cao kỷ lục ngày thứ hai tuần qua, với chỉ số cổ phiếu chủ chốt của Manila PSI lập một kỷ lục mới. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã nhanh tay mua trái phiếu chính phủ của các nước ASEAN vì đây là những khoản nợ đánh giá để đầu tư với hiệu suất lãi cao hơn trên toàn cầu.
Cẩn trọng dao 2 lưỡi
Tất nhiên, dòng vốn chảy vào luôn là một con dao hai lưỡi vì nó đẩy giá trị các đồng tiền khu vực cao hơn so với đô la Mỹ và tiếp tục làm suy yếu sức hấp dẫn của hàng hoá xuất khẩu trong khu vực. Đồng peso của Philippines đã được định giá cao hơn 7% trong năm nay, khiến đồng peso trở thành đồng tiền có diễn biến tốt nhất Châu Á năm này vì vậy ngân hàng Trung ương Philippines đẩy tốc độ tăng trưởng đạt 1,3% từ tháng 7-9/2012, gấp ba lần so với dự báo phải cân nhắc, tính toán kỹ trong các quyết định về chính sách.
Philippines đã có một bước nhảy vọt trong sản lượng nông nghiệp và xây dựng, chi tiêu công và tư nhân cao hơn, phục hồi xuất khẩu vào cuối năm. |
Chuyên gia của ngân hàng RBS tại Singapore đánh giá rằng triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á sẽ là hỗn hợp bởi vì khu vực có các thị trường với các nhu cầu tiêu dùng lớn như Indonesia, Thái Lan và Philippines. Ngoài ra cái cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng ở các nước này là đầu tư và chi tiêu của Chính phủ. Các nước còn lại trong khu vực có thể phải đối mặt với suy giảm tăng trưởng do yếu tố bên ngoài.
Chuyên gia của ngân hàng ING cho biết Manila đã thiết lập một ngân sách cơ sở hạ tầng kỷ lục hơn 400 tỉ peso (bằng 9,89 tỉ USD) vào năm tới khi nước này theo đuổi các mục tiêu nâng cấp lớn đường giao thông, bến cảng, cầu và các sân bay để tăng tốc độ tăng trưởng và thúc đẩy đầu tư tư nhân.
Philippines đã tăng mức đầu tư so với GDP từ tỉ lệ 20% lên ít nhất bằng với mức 25% của Indonesia để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng 7% hoặc cao hơn trong những năm tới. Các ngân hàng trung ương trong khu vực cũng còn nhiều khả năng tài chính để đối phó với tăng trưởng kinh tế chậm lại so với đồng nghiệp phương Tây nơi một số nước trong một số trường hợp đã cắt giảm lãi suất gần bằng không.
Nhà kinh tế Euben Paracuelles của ngân hàng Nomura ở Singapore cho rằng nếu tăng trưởng toàn cầu và khu vực không được thúc đẩy thì lạm phát cao hơn có thể bắt đầu tăng trong nửa cuối năm 2013, trong đó có thể gây áp lực lên ngân hàng trung ương của Philippines, Malaysia, và Indonesia. Tuy nhiên cũng có ý kiến nhận xét là sẽ không có áp lực nhu cầu lớn và tỉ giá có thể duy trì ổn định trong năm tới trong hầu hết toàn khu vực sau khi các ngân hàng trung ương đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.
Theo Hoa Chi
Diễn đàn doanh nghiệp
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/vi-sao-philippines-toa-sang--2012121307211681ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,274.60 | 4,854.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,377.10 | 3,977.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,038.80 | 12,738.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,706.80 | 1,356.80 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 175
- Truy cập hôm nay: 2446
- Lượt truy cập: 8602816