Cựu Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ chỉ giỏi dọa?
2012-12-04 10:42:18
Muốn dọa thiên hạ về gánh nặng nợ của một nước Mỹ bên “Vách đá tài khóa”? Vậy hãy dùng “chiêu” này. Đừng dùng từ “nợ”, hãy dùng từ “nghĩa vụ nợ không có nguồn thanh toán" (unfunded liabilities).
Hiện tổng nợ chính phủ của Mỹ khoảng 16 nghìn tỷ USD. Cũng lớn thật nhưng chả là gì so với 87 nghìn tỷ USD “nghĩa vụ nợ không có nguồn thanh toán” từ các chương trình an sinh xã hội, chăm sóc y tế, và lương hưu. Tính toán con số này như sau. Nếu cộng tất cả số tiền chính phủ Mỹ hứa chi cho lương hưu và chăm sóc y tế trong vòng 75 năm sắp tới rồi trừ đi số thu ngân sách dự tính dành cho các chương trình này trong cùng khoảng thời gian, sẽ ra con số chênh lệch tới 87 nghìn tỷ USD.
"Vì sao dân Mỹ chưa bao giờ nghe tới gánh nặng khổng lồ 86,8 nghìn tỷ USD từ những chương trình trên?", Chris Box và Bill Archer viết trên Wall Street Journal. Hai tác giả buộc tội chính phủ Mỹ dùng các bút toán kế toán giả mạo nhằm đánh lạc hướng công luận Hoa Kỳ. Thực tế, cái cách giới truyền thông sử dụng con số 87 nghìn tỷ USD này mới là thứ “đánh lạc hướng công luận” nhiều nhất.
Thứ nhất, đây không phải nợ
16 nghìn tỷ USD “nợ” và 87 nghìn tỷ USD “nghĩa vụ nợ không có nguồn thanh toán” là hai khái niệm khác hẳn nhau: một bên là “thực tế đã cam kết trong quá khứ”, và một bên là “dự tính cam kết trong tương lai”.
“Thực tế đã cam kết” tức là nợ đã vay ắt phải trả. Không trả là phạm luật, là vỡ nợ. Nghĩa vụ nợ không có nguồn thanh toán là “cam kết trong tương lai”, và vì hiện tại chưa có cam kết nào cả nên mọi chuyện đều có thể thay đổi. Ví dụ như nếu tăng trần thu nhập chịu thuế và giảm tốc độ tăng trợ cấp, thiếu hụt của chương trình an sinh xã hội sẽ biến mất chỉ trong một ngày.
Ngay cả những “thiếu hụt” này có tồn tại không cũng là một vấn đề. Trên lý thuyết, tồn tại những “nghĩa vụ nợ không có nguồn thanh toán” của chương trình an sinh xã hội là bất hợp pháp, vì tổng chi tối đa chỉ có thể bằng tổng thu một số loại thuế nhất định dành riêng cho an sinh xã hội mà thôi (ví dụ như thuế bảng lương, “payroll tax”). Medicare cũng vậy, không có chuyện “không có nguồn thanh toán”, vì luật pháp cấm các chương trình này chi nhiều hơn thu.
Thứ hai, dự toán cho 75 năm: chủ yếu là để dọa
Dự toán cho 75 năm lúc nào trông cũng khổng lồ, vì khoảng thời gian ấy là quá dài để tính toán bất kỳ thứ gì. 75 năm nữa, kinh tế Hoa Kỳ sẽ lớn hơn rất nhiều. Cứ tăng tà tà 2%/năm, GDP Hoa Kỳ vẫn chạm mốc 66 nghìn tỷ USD vào năm 2087, tính theo thời giá hiện nay.
Đó cũng là một con số lớn đến không tưởng tượng nổi. Khi tính toán cho giai đoạn lên tới 75 năm, đầu óc người ta bắt đầu “mất tự chủ”. Khi ấy nếu để “dọa” thì được, chứ để “truyền đạt” vấn đề gì đó thì không. Khi phe Cộng hòa nói số “nghĩa vụ nợ không có nguồn thanh toán” kia tương đương 520.000USD trên mỗi hộ gia đình Mỹ, họ đang lấy con số của năm 2087 chia cho dân số 2012. Có vẻ đáng sợ, nhưng chỉ là “hổ giấy”.
Thứ ba, dự báo chỉ là dự báo
“Nghĩa vụ nợ không có nguồn thanh toán” là một dự báo, và dự báo thì luôn thay đổi vì hai lý do chính sau: (1) hoàn cảnh thay đổi; và (2) luật pháp thay đổi. Trước hết hãy bàn tới hoàn cảnh: thiếu hụt đối với hai chương trình Medicare (chăm sóc y tế-ND) và An sinh xã hội đặc biệt nhạy cảm với các xu hướng nhân khẩu học như tuổi thọ, nhập cư, tăng trưởng thu nhập và tỷ lệ sinh. Hơn nữa, dự báo trên giả định rằng bảy thập kỷ tới chẳng có phát kiến gì mới giúp giảm chi phí y tế cả (một giả định nực cười!). Hiện chúng ta còn chẳng biết 10 năm tới chi phí y tế sẽ thay đổi thế nào.
Giờ hãy nói đến luật. Nói đúng ra, Mỹ không có vấn đề về trợ cấp, hay thậm chí vấn đề về chương trình chăm sóc y tế. Vấn đề thực sự của nước Mỹ chính là chi phí y tế, như bảo hiểm và chi phí khám chữa bệnh, tăng nhanh hơn nhiều so với khả năng chi trả. Medicare và Medicaid chỉ là một phần của câu chuyện. Nếu cắt giảm hai chương trình này mà không thay đổi toàn bộ hệ thống, thì đó không phải là “tiết kiệm”, mà chỉ là đẩy chi phí về phía người cao tuổi.
Vậy giải pháp là gì? Nếu tính toán được thì cũng có thể sáng tạo được. Tính toán nghĩa là tìm ra cách công bằng nhất để tăng thu giảm chi nhằm bù đắp những thiếu hụt trong tương lai của Medicare. Sáng tạo nghĩa là nghĩ ra ý tưởng giúp giảm chi phí ý tế, ví dụ như lập ra ủy ban giao dịch thiết bị y tế, hay thảo ra các bộ luật yêu cầu công ty bảo hiểm chi trả dựa trên sức khỏe người bệnh chứ không phải những xét nghiệm vô dụng.
Muốn bù đắp được khoản thiếu hụt 87 nghìn tỷ USD cần sự bình tĩnh. Tin xấu là những giải pháp hiện đang được đề xuất chẳng cái nào dễ, vài cái rất mất lòng dân và phần lớn là chẳng có tác dụng. Tin mừng là còn đến 75 năm cơ mà!
Minh Tuấn
Theo TTVN/WSJ
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/cuu-chu-tich-uy-ban-chung-khoan-hoa-ky-chi-gioi-doa-20121203060018879ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,236.70 | 4,816.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,339.90 | 3,939.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,919.10 | 12,619.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,691.80 | 1,341.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 204
- Truy cập hôm nay: 3158
- Lượt truy cập: 8603528