Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ việc NH thoái thác nghĩa vụ bảo lãnh mặc dù đã ký chứng thư bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp (DN). Nguyên nhân được NH đưa ra thường là người ký chứng thư không đủ thẩm quyền, nên chứng thư đó là “ảo”, không có giá trị. Phía DN khẳng định mình đúng bởi chứng thư được ký và đóng dấu của NH, nên về mặt pháp lý DN chỉ biết pháp nhân đứng ra bảo lãnh cho họ là NH. Tranh chấp xảy ra, phía DN chịu thiệt khi NH không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng thương hiệu và uy tín của NH cũng bị ảnh hưởng.
SeABank thoái thác trách nhiệm
Mới đây, Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel yêu cầu SeABank (NHTMCP Đông Nam Á) thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh, thanh toán gốc và lãi số tiền 150 tỷ đồng trái phiếu DN của CTCP Tập đoàn Vina Megastar phát hành ngày 19-10-2011, do bà Nguyễn Thị Hương Giang, nguyên Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng, ký phát hành.
Hiện trái phiếu của Vina Megastar đã đến hạn nhưng công ty này không thực hiện việc thanh toán cả gốc và lãi cho Vinaconex - Viettel.
Tuy nhiên, phía SeABank không chấp nhận yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán với lý do bà Nguyễn Thị Hương Giang ký bảo lãnh phát hành trái phiếu của Vina Megastar không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của SeABank.
NH này dẫn giải Quyết định 693 của HĐQT SeABank, theo đó Tổng giám đốc được phê duyệt các giao dịch với khách hàng của SeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh phát hành trái phiếu) với mức tối đa không quá 30 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Hương Giang với cương vị là Phó tổng giám đốc được ký chứng thư bảo lãnh không quá 30 tỷ đồng.
Thông báo chính thức từ SeABank cho biết, theo hồ sơ quản lý hiện tại của SeABank liên quan đến chứng thư bảo lãnh ngày 24-10-2011 do bà Nguyễn Thị Hương Giang ký, NH không có hồ sơ đề nghị bảo lãnh và hợp đồng cấp bảo lãnh với Vina Megastar, giao dịch bảo lãnh cho Vina Megastar không tồn tại trong hệ thống quản lý của SeABank.
Bà Nguyễn Thị Hương Giang lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ký phát hành vượt thẩm quyền chứng thư bảo lãnh trái phiếu DN đối với Vinaconex-Viettel, nên chứng thư bảo lãnh này là vô hiệu và SeABank không chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với chứng thư bảo lãnh trái pháp luật này.
Sai phạm thuộc trách nhiệm cá nhân của bà Nguyễn Thị Hương Giang, SeABank sẽ không chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch trái pháp luật do bà Nguyễn Thị Hương Giang thực hiện.
SeABank cho biết thêm, việc bà Nguyễn Thị Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh trái phép, đang được cơ quan điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phía Vinaconex - Viettel chưa chấp nhận quan điểm trên của SeABank và đã chính thức cử đại diện pháp lý là Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội tham gia giải quyết vụ việc này.
Quy chế nội bộ chỉ có giá trị lưu hành nội bộ
Rõ ràng, sự việc trên cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để xác định đúng sai. Còn trên khía cạnh pháp lý vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, việc giám đốc chi nhánh NH ký bảo lãnh vượt thẩm quyền không thể tạo ra một “chứng thư ảo”, không có giá trị.
Bởi lẽ, pháp luật không có quy định về việc giám đốc chi nhánh NH được ký và không được ký văn bản nào. Đó là vấn đề được quy định trong quy chế nội bộ của NHTM, chỉ có giá trị và lưu hành trong nội bộ NH đó. Khách hàng giao dịch không thể biết và về nguyên tắc cũng không có trách nhiệm phải biết quy định nội bộ đó.
Vì vậy, chứng thư bảo lãnh do giám đốc chi nhánh NHTM ký không thể là “chứng thư ảo và không có giá trị thực hiện”. Hơn nữa, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của NHTM, không có tư cách pháp nhân. Do đó, mọi sai sót hoặc vi phạm pháp luật của chi nhánh, NHTM - pháp nhân thành lập chi nhánh - đều phải chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.
Khi chi nhánh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo chứng thư đã phát hành, đương nhiên NHTM mẹ có trách nhiệm thực hiện. Việc xử lý như thế nào đối với giám đốc chi nhánh ký chứng thư vượt thẩm quyền, là việc nội bộ của NHTM.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trong những vụ việc trên phía DN cũng có lỗi khi nhận chứng thư bảo lãnh nhưng không tìm hiểu kỹ xem chứng thư đó đã đầy đủ điều kiện pháp lý thực hiện hay chưa.
Trên thực tế, chi nhánh của NHTM không phải là pháp nhân, nên nếu người ký chứng thư bảo lãnh ở cấp chi nhánh thì phía DN phải tìm hiểu kỹ văn bản đó có được thực hiện đúng thẩm quyền hay không để tránh rủi ro pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
Theo Bảo Minh
SGĐTTC
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/bao-lanh-cung-nhu-khong-20121129020531927ca34.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,553.60 | 5,093.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,616.00 | 4,136.00 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,745.90 | 13,285.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,753.50 | 1,353.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 335
- Truy cập hôm nay: 4527
- Lượt truy cập: 8844253