Bà Salinee Wangtai, trợ lý Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã có cuộc trao đổi với báo giới về kinh nghiệm vượt khủng hoảng và xử lý nợ xấu của Thái Lan năm 1997.
Năm 1997, Thái Lan đã giải quyết nợ xấu như thế nào?
Tỷ lệ nợ xấu của Thái Lan ở thời điểm khủng hoảng tài chính căng thẳng nhất khoảng 42% trên tổng dư nợ cho vay.
Ban đầu chúng tôi yêu cầu các ngân hàng tự phân loại nợ thành các loại, nợ xấu do một bộ phận riêng thuộc các ngân hàng quản lý, nhưng biện pháp này không phát huy tác dụng bởi rõ ràng như vậy nợ xấu vẫn nằm trong các ngân hàng.
Sau đó chúng tôi thành lập ra cơ quản xử lý nợ xấu quốc gia và mua lại các tài sản xấu của ngân hàng bằng giá tương đương với giá trị sổ sách (NBV). Nhờ cách này, các ngân hàng không bị thiệt hại quá nhiều và họ có thể tiếp tục hoạt động.
Trong một cuộc khủng hoảng kiểu như vậy các ngân hàng thường rất sợ hãi và không tiếp tục muốn cho vay, thanh khoản nhanh chóng cạn kiệt khỏi hệ thống. Vậy cách tốt nhất để cứu hệ thống là giúp các ngân hàng cảm thấy yên tâm để cho vay.
Lúc này, IMF đã hỗ trợ chính phủ Thái về tiền và cách thức bơm thêm tiền vào các ngân hàng, động thái này dường như chưa đủ để giúp các ngân hàng Thái yên tâm. Phải qua một khoảng thời gian, các ngân hàng mới bớt sợ hãi về khả năng mất tiền và họ cho vay trở lại.
Hệ thống ngân hàng Thái Lan có đối đầu với vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng hay không?
Khi ấy hệ thống ngân hàng Thái Lan không gặp phải vấn đề trên. Thái Lan có khoảng 17 - 18 ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn một số công ty tài chính khác cũng có huy động tiền gửi. Có khoảng 90 công ty như vậy. Trong nhóm công ty này có tình trạng sở hữu chéo và khi một công ty này sụp đổ sẽ kéo theo công ty khác như vậy.
Từ sau khủng hoảng cho đến nay, hệ thống ngân hàng Thái Lan đã phát triển rất nhanh, tổng tài sản của các ngân hàng hiện khoảng 10 nghìn tỷ bath, gần tương đương với tổng GDP Thái Lan.
Thái Lan đã vượt qua khủng hoảng tài chính năm 1997 bằng cách nào?
Chúng tôi đã vượt qua khủng hoảng bằng việc thực hiện nhiều biện pháp sau:
Thứ nhất, thay đổi cơ chế tỷ giá đồng nội tệ, từ cơ chế neo tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi. Cụ thể hơn là hạ giá đồng tiền. Trước khi hạ giá, 1 đôla Mỹ đổi được 25 bath Thái còn sau khi hạ giá 1 đôla Mỹ đổi được khoảng hơn 50 bath. Những biện pháp này được duy trì khoảng 3 đến 4 năm.
Thứ hai, chúng tôi tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Trước tiên, chúng tôi thay đổi cơ chế giám sát ngân hàng thương mại của Ngân hàng Trung ương Thái Lan. Thứ hai, chúng tôi buộc các ngân hàng phải có cơ chế quản lý rủi ro tốt hơn.
Thứ ba, chúng tôi đưa ra một cơ quan giám sát tín dụng. Trong quá khứ, khi các ngân hàng thương mại Thái cho khách hàng vay, trong nhiều trường hợp họ không thể dự báo chắc chắn được liệu khoản cho vay đó có trở thành nợ xấu hay không. Cơ quan này sẽ giúp hỗ trợ cho việc đó.
Ngoài ra, chúng tôi còn thay đổi cả luật ngân hàng để giúp Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thêm quyền lực trong giám sát các ngân hàng. Nếu một ngân hàng nào cho công ty vay mà công ty đó phá sản và không trả được nợ, ngân hàng đó sẽ chịu phạt, mức phạt nặng hơn trước.
Yếu tố khác giúp kinh tế Thái Lan vượt khủng hoảng đó là xuất khẩu. Cách đây khoảng 15 năm, kinh tế Mỹ và châu Âu đang trong thời kỳ tăng trưởng tốt, người tiêu dùng của họ mua rất nhiều hàng Thái. Ngoài ra, lợi thế đồng nội tệ giá thấp cũng hỗ trợ nhiều cho Thái Lan trong xuất khẩu.
Ngọc Thanh
Theo TTVN
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/thai-lan-da-xu-ly-no-xau-42-nhu-the-nao-20121129054148474ca34.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,231.00 | 4,811.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,335.20 | 3,935.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,903.90 | 12,603.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,687.50 | 1,337.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 220
- Truy cập hôm nay: 3670
- Lượt truy cập: 8604040