Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

AMC - cứu cánh để xử lý nợ tồn
2012-11-28 11:35:42

Việc quản lý nợ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thời gian vừa qua có thể nói là không hiệu quả. Gánh nặng nợ quá lớn mà nhiều đơn vị đang phải “oằn mình ra cõng” đã và đang trở thành gánh nặng của cả xã hội và kìm hãm sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Vì thế, câu chuyện xử lý nợ nần của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã, đang và tiếp tục khiến nhiều chuyên gia kinh tế và cơ quan quản lý nhà nước “đau đầu”. Để xử lý nợ, đặc biệt là nợ quá hạn, phải xử lý tận gốc nguyên nhân gây ra nợ. Trong đó, quan trọng nhất là phải thành lập Công ty Mua bán nợ quốc gia (AMC).

Thành lập AMC để xử lý nợ không còn là điều mới mẻ với nhiều nước trên thế giới. Tại khu vực châu Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 - 1998, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc... đều thành lập AMC để xử lý nợ. Nhờ vào việc trao cho AMC quyền lực đủ lớn, đồng thời tạo cho AMC có tiềm lực tài chính đủ mạnh trong việc xử lý nợ, chỉ sau 3 - 5 năm hoạt động, các đơn vị này đã giúp chính phủ các nước này xử lý cơ bản nợ nần tồn đọng của nền kinh tế nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng.

Kinh nghiệm thành công trong việc xử lý nợ của nhiều nước châu Á là bài học để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu trong việc thành lập AMC. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đang được đặt ra là, AMC thuộc bộ, ngành nào; huy động vốn ở đâu; quy mô vốn bao nhiêu; quyền hạn của cơ quan này ở mức độ nào; cơ chế xử lý nợ ra sao... vẫn còn bỏ ngỏ.

Nếu ví nợ nần là “cục máu đông” của nền kinh tế, thì AMC có thể được coi là phương thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh này. Căn bệnh đã được chẩn đoán, phương thuốc điều trị đã được xác định, vấn đề còn lại chỉ là thời gian bắt đầu chữa trị. Nếu chậm trễ, chắc sẽ có không dưới 10 “tên tuổi lớn”, đặc biệt là những đơn vị trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sẽ biến mất. Hệ lụy kéo theo là hàng chục ngàn lao động bị mất việc làm, nhiều doanh nghiệp đối tác lao đao, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và an sinh xã hội.

Muốn lành mạnh hoạt động của nền kinh tế, việc thành lập AMC mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là phải giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây ra nợ nần.

Không khó để tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ nần của doanh nghiệp nói chung, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nói riêng. Cụ thể, nợ nằm trong hàng tồn kho, đặc biệt là hàng tồn bất động sản và các lĩnh vực liên quan, với ước tính khoảng 1 triệu tỷ đồng. Nợ là do nhiều ngân hàng thương mại sẵn sàng “móc hầu bao” cho các “ông lớn” vay mà không thẩm định kỹ lưỡng hiệu quả của dự án đầu tư như cho vay đối với khu vực kinh tế khác. Cũng do vay nợ dễ dàng, nên các “đại gia” sẵn sàng đầu tư vào những lĩnh vực nhiều rủi ro, như chứng khoán, bất động sản, tài chính, ngân hàng và khi những lĩnh vực này gặp rủi ro, thì khoản tiền đầu tư trở thành “cục nợ” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nợ do việc quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác còn lỏng lẻo, nên không ít tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vô tư vay nợ, thậm chí vay nợ vượt quy định (tối đa bằng 3 lần vốn chủ sở hữu), mà không cơ quan quản lý nhà nước nào nắm được. Nợ nần của các “ông lớn” còn do một số cơ quan chủ quản khá dễ dãi trong việc đứng ra bảo lãnh vay vốn (chỉ riêng lĩnh vực sản xuất xi măng, Bộ Tài chính đã đứng ra bảo lãnh cho 16 dự án vay vốn, với số tiền 1,365 tỷ USD)…

Trong Phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp Quốc hội thứ 4 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm ủng hộ thành lập AMC.

Ông Lê Hữu Đức (Đại biểu tỉnh Khánh Hoà) cho rằng, để giảm nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo quyết liệt việc cơ cấu lại nợ, giãn nợ, gia hạn nợ tối đa cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, để giải quyết tận gốc vấn đề này, cần phải thành lập AMC càng sớm càng tốt.

Ông Dương Hoàng Hương (Đại biểu tỉnh Phú Thọ) cho rằng, thành lập AMC là phương án tối ưu để giải quyết nợ nần của doanh nghiệp. Để AMC hoạt động hiệu quả, phải xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng, minh bạch liên quan đến nguồn vốn hình thành, cách thức tổ chức, quản lý, sử dụng vốn, cơ chế hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của AMC trong việc xử lý nợ của nền kinh tế nói chung, của tập đoàn, tổng công ty nói riêng.

Mua bán nợ là hoạt động khá nhạy cảm, dễ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Vì vậy, ông Nguyễn Cao Phúc (Đại biểu tỉnh Quảng Ngãi) cho rằng, AMC không nên để trực thuộc một bộ, ngành nào, mà nằm dưới sự giám sát đặc biệt của các bộ, ngành và của cả các ủy ban của Quốc hội. “Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước phải bắt tay ngay vào việc rà soát nợ xấu của từng ngành, từng lĩnh vực; xác định nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân để xảy ra nợ, đặc biệt là nợ xấu. Có như vậy mới có hướng tháo gỡ và giải pháp phù hợp để thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán nợ”, ông Phúc đề xuất.

Theo Mạnh Bôn

Đầu tư

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/amc-cuu-canh-de-xu-ly-no-ton-20121128094045632ca34.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,232.404,812.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,336.403,936.40
100g ABC Bullion Bar
13,907.7012,607.70
1kg ABC Bullion Silver
1,686.601,336.60
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 180
  • Truy cập hôm nay: 3605
  • Lượt truy cập: 8603975