Từ năm 2001, các ngân hàng đã được phép tạo lập nguồn tài chính để xử lý nợ xấu. Các biện pháp được triển khai bao gồm giãn nợ, cơ cấu lại nợ hoặc xóa nợ; dùng dự phòng rủi ro; xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ người bảo lãnh; hoặc bán khoản nợ thông qua việc thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc NHTM để xử lý nợ xấu.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng cho thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) để giải quyết.
Trong số các biện pháp được các tổ chức tín dụng sử dụng như trên thì việc dùng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nợ được sử dụng phổ biến nhất. Còn việc mua bán nợ của DATC và các AMC chỉ đạt kết quả ở mức độ khiêm tốn do hạn chế về vốn và quản trị cùng kinh nghiệm của các công ty này.
Trong bối cảnh hiện nay, với con số 202.000 tỷ đồng nợ xấu tương đương 8,6% tổng dư nợ tính đến thời điểm cuối quý 1/2012 do Cơ quan giám sát của NHNN công bố, hay 270.000 tỷ với tỷ lệ nợ xấu 11,8% ở thời điểm cuối năm 2011 do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra, thì việc giải quyết nợ xấu là một bài toán vô cùng hóc búa. Dù chưa đến mức đe dọa đến thanh khoản và sự an toàn của hệ thống, nhưng giải quyết nợ xấu đang là vấn đề cấp bách nhằm ngăn chặn sự suy sụp của hoạt động sản xuất và sự đổ vỡ niềm tin.
Xử lý nợ xấu phải đi đôi với các biện pháp ngăn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Nếu chỉ dừng ở việc giải quyết mà không nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro của hệ thống ngân hàng, thì nợ xấu sẽ nhanh chóng quay trở lại với quy mô lớn hơn nhiều.
Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc giải quyết nợ xấu hiện nay không chỉ trông chờ vào một bên là Chính phủ, NHNN hay tổ chức tín dụng, mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ. Tất nhiên, trách nhiệm của tổ chức tín dụng phải đặt lên hàng đầu và phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường, với sự giám sát của NHNN. Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ là đối với phần nợ xấu còn lại sau khi tổ chức tín dụng đã xử lý và theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa về hiệu quả kinh tế, xã hội.
Về phía NHNN, các chuyên gia cho rằng, NHNN phải đưa ra phương án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và trình Chính phủ. Tiếp đến là yêu cầu các tổ chức tín dụng tiến hành phân loại nợ theo đúng quy định và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Một khi tín dụng được phản ánh đúng chất lượng thì giải pháp về giải quyết nợ xấu mới có thể được thực hiện một cách triệt để.
NHNN nên yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ nợ xấu xuống một mức nhất định (có thể là dưới 4%) trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không sẽ bị kiểm soát đặc biệt. Công tác thanh tra, kiểm tra và có chế tài xử lý nghiêm khắc với các trường hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định cũng là đòi hỏi từ phía cơ quan quản lý.
Về phía các tổ chức tín dụng, phải tích cực thu nợ, có thể là thu trực tiếp hoặc bán tài sản thế chấp; sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Tổ chức tín dụng cũng nên tìm kiếm đối tác để bán nợ hoặc xem xét chuyển một phần nợ xấu thành vốn góp với các trường hợp bên nợ được đánh giá là có khả năng hồi phục.
Phía cơ quan quản lý Nhà nước, ở đây là Bộ Tài chính, cần đưa ra những chính sách thuế phù hợp, chẳng hạn như giảm thuế thu nhập cho hoạt động mua bán nợ diễn ra trong từng năm; giảm thuế thu nhập cho một số đối tượng doanh nghiệp hay miễn giảm thuế VAT khi bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ…
Về phía Nhà nước, trong trường hợp các tổ chức tín dụng không thể xử lý dứt điểm nợ xấu thì Nhà nước cần can thiệp bằng cách lập một công ty mua bán nợ quốc gia hoặc nâng cao năng lực cho DATC.
Nhà nước nên vừa khuyến khích các tổ chức tín dụng tự thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tự chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động.
Nhà nước cũng nên thông qua NHNN bơm vốn cho các tổ chức tín dụng có quy mô lớn, tỷ lệ nợ xấu sau khi tự xử lý vẫn cao và có khả năng tác động tới hệ thống, có khả năng hồi phục nhanh.
Ở biện pháp này, Nhà nước cần đưa ra các quy định ràng buộc với tổ chức tín dụng như chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN trong hoạt động; không chia cổ tức trong một thời gian nhất định, cắt giảm tiền lương, thưởng của bộ máy lãnh đạo…Việc bơm vốn nên thông qua hình thức mua cổ phần ưu đãi của các tổ chức đó và được hưởng cổ tức kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng bị lỗ và có quyền mua cổ phiếu phổ thông. Nói cách khách, khoản đầu tư này vừa có tính chất một khoản vay và có tính chất sở hữu vốn.
Giải quyết nợ xấu – kỳ 3: Chỉ cần 30.000 tỷ để giải quyết nợ xấu
Tiến Phương
Theo TTVN
http://cafef.vn/20120925120012932CA34/giai-quyet-no-xau-dung-chi-trong-cho-vao-mot-ben.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,560.00 | 5,100.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,621.30 | 4,141.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,762.90 | 13,302.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,741.20 | 1,341.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 146
- Truy cập hôm nay: 2382
- Lượt truy cập: 8848882