Mất tiền trong…thẻ tín dụng: Nguy cơ khó tránh
2012-08-16 09:43:00
Tiện lợi và…bất lợi
Một hiện tượng ngoài mong muốn của các đơn vị phát hành thẻ và người sử dụng, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là cùng với sự đa dạng các loại thẻ, tội phạm nhắm đến những chiếc “ví điện tử” ngày càng tinh vi hơn.
Đại diện Hội thẻ ngân hàng Việt Nam nhận định: “Sự gia tăng của các loại tội phạm thẻ đang đe dọa đến vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động kinh doanh thẻ, qua đó gây áp lực lớn cho việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng”.
Còn theo đánh giá của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm - Bộ Công an, những năm gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam diễn ra phức tạp, gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đúc kết của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn của tội phạm thẻ chủ yếu ở các dạng: lắp đặt thiết bị tại máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng, sau đó làm giả thẻ để rút tiền; người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hóa hoặc thanh toán các loại dịch vụ tại Việt Nam; sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa, vé máy bay, thanh toán các loại dịch vụ qua mạng Internet; lập các website sàn giao dịch thương mại điện tử để lừa đảo huy động vốn dưới dạng kinh doanh đa cấp nhằm chiếm đoạt tài sản.
Một điều đáng lo ngại là trên mạng Internet hiện có rất nhiều trang web… dạy cách bẻ khóa, đột nhập để ăn cắp các dữ liệu của thẻ, mua bán các thông tin đó.
Tội phạm “nội”cạnh tranh tội phạm “ngoại”
Hoạt động của tội phạm thẻ không bị hạn chế về địa lý, song ở Việt Nam, chủ yếu loại tội phạm này thực hiện các phi vụ trộm cắp tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đặc thù bất ngờ của loại tội phạm này, là có cả đối tượng nước ngoài lẫn tội phạm trong nước; cá biệt có đường dây hoạt động bởi sự câu kết giữa đối tượng trong nước với nước ngoài.
Chuyên án phá đường dây tội phạm sử dụng công nghệ cao trộm cắp thông tin của chủ thẻ để mua vé máy bay mà Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao bóc gỡ mới đây có thể xem là điển hình của tội phạm thẻ. Ban đầu, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao nhận được “đơn cầu cứu” của Hãng hàng không Việt Nam Airlines, (VNA) về việc họ bị thiệt hại nhiều tỷ đồng, do tội phạm thẻ đánh cắp thông tin trên 2 loại thẻ Visa và Master phát hành ở nước ngoài.
Suốt nhiều tháng “mật phục” trên…mạng Internet, lực lượng Chống tội phạm công nghệ cao dò ra được manh mối nhóm đối tượng do một sinh viên chuyên công nghệ thông tin cầm đầu. Đó là Nguyễn Thái Thông, nhà ở TP.HCM. Quá trình truy xét, đấu tranh sau này tại cơ quan công an, Thông khai anh ta quan tâm đển thẻ tín dụng từ khoảng cuối năm 2009.
Đầu tiên là việc đăng nhập trở thành thành viên của một diễn đàn chuyên “bẻkhóa” các trang web. Tiếp đó, Thông bắt mối 2 “hacker” là Huỳnh Ngọc Long và Nguyễn Ngọc Ánh, bàn bạc cách thức trộm tiền trong thẻ tín dụng. Thí nghiệm đầu tiên nhóm Thông, Long nhắm đến là vé máy bay của VNA. Khi đã thuần thục, Thông tính cách làm ăn lớn bằng việc mở đại lý bán vé máy bay ở Nha Trang, thuê người bán.
Vé máy bay do nhóm Thông, Ánh bán đều rẻ hơn so với giá chính hãng. Và cho đến khi sa lưới, Thông khai nhận đã sử dụng trái phép thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua 150 vé máy bay và đồ đạc các loại, gây thiệt hại gần 300 triệu đồng cùng hơn 1.000 USD cho hãng này.
Sau thời điểm phá đường dây trộm tiền trong thẻ tín dụng của Nguyễn Thái Thông, lực lượng Chống tội phạm công nghệ cao phát hiện, xử lý vụ 3đối tượng người Trung Quốc mang máy tính, thiết bị đọc, in thẻ tín dụng vào Việt Nam, sau đó móc nối Nguyễn Thị Chắt, 59 tuổi, trú ở TP Vinh, Nghệ An để thực hiện việc rút tiền trái phép.
Chỉ trong vòng 1 tuần kể từ khi vào Việt Nam, các đối tượng này đã thực hiện hơn 100 lần quẹt thẻ, rút trái phép được hơn 1,3 tỷ đồng. Cũng liên quan đến hoạt động của tội phạm thẻ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng phát đi văn bản “khẩn” gửi các tổ chức phát hành thẻ để thông báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng.
Một số người nước ngoài câu kết với đối tượng trong nước sử dụng thiết bị chuyên dụng và phần mềm đọc, in dữ liệu lên thẻ từ, sau đó tìm cách giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiền mặt. Chúng sử dụng trái phép rất nhiều thông tin thẻ tín dụng để in làm giả thẻ và quẹt ngay thẻ liên tục trong thời gian ngắn để chiếm đoạt sốtiền lớn.
Theo quan điểm của một cán bộ Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, thì: “Việc phòng ngừa nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu thì không có biện pháp nào của ngân hàng có thể hiệu quả hơn chính chủ thẻ bảo vệ mình khi giao dịch”. Đây là một thực tế buộc phải chấp nhận, và chỉ còn cách đó để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.
Một hiện tượng ngoài mong muốn của các đơn vị phát hành thẻ và người sử dụng, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là cùng với sự đa dạng các loại thẻ, tội phạm nhắm đến những chiếc “ví điện tử” ngày càng tinh vi hơn.
Đại diện Hội thẻ ngân hàng Việt Nam nhận định: “Sự gia tăng của các loại tội phạm thẻ đang đe dọa đến vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động kinh doanh thẻ, qua đó gây áp lực lớn cho việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng”.
Còn theo đánh giá của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm - Bộ Công an, những năm gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam diễn ra phức tạp, gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đúc kết của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn của tội phạm thẻ chủ yếu ở các dạng: lắp đặt thiết bị tại máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng, sau đó làm giả thẻ để rút tiền; người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hóa hoặc thanh toán các loại dịch vụ tại Việt Nam; sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng hóa, vé máy bay, thanh toán các loại dịch vụ qua mạng Internet; lập các website sàn giao dịch thương mại điện tử để lừa đảo huy động vốn dưới dạng kinh doanh đa cấp nhằm chiếm đoạt tài sản.
Một điều đáng lo ngại là trên mạng Internet hiện có rất nhiều trang web… dạy cách bẻ khóa, đột nhập để ăn cắp các dữ liệu của thẻ, mua bán các thông tin đó.
Tội phạm “nội”cạnh tranh tội phạm “ngoại”
Hoạt động của tội phạm thẻ không bị hạn chế về địa lý, song ở Việt Nam, chủ yếu loại tội phạm này thực hiện các phi vụ trộm cắp tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đặc thù bất ngờ của loại tội phạm này, là có cả đối tượng nước ngoài lẫn tội phạm trong nước; cá biệt có đường dây hoạt động bởi sự câu kết giữa đối tượng trong nước với nước ngoài.
Chuyên án phá đường dây tội phạm sử dụng công nghệ cao trộm cắp thông tin của chủ thẻ để mua vé máy bay mà Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao bóc gỡ mới đây có thể xem là điển hình của tội phạm thẻ. Ban đầu, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao nhận được “đơn cầu cứu” của Hãng hàng không Việt Nam Airlines, (VNA) về việc họ bị thiệt hại nhiều tỷ đồng, do tội phạm thẻ đánh cắp thông tin trên 2 loại thẻ Visa và Master phát hành ở nước ngoài.
Suốt nhiều tháng “mật phục” trên…mạng Internet, lực lượng Chống tội phạm công nghệ cao dò ra được manh mối nhóm đối tượng do một sinh viên chuyên công nghệ thông tin cầm đầu. Đó là Nguyễn Thái Thông, nhà ở TP.HCM. Quá trình truy xét, đấu tranh sau này tại cơ quan công an, Thông khai anh ta quan tâm đển thẻ tín dụng từ khoảng cuối năm 2009.
Đầu tiên là việc đăng nhập trở thành thành viên của một diễn đàn chuyên “bẻkhóa” các trang web. Tiếp đó, Thông bắt mối 2 “hacker” là Huỳnh Ngọc Long và Nguyễn Ngọc Ánh, bàn bạc cách thức trộm tiền trong thẻ tín dụng. Thí nghiệm đầu tiên nhóm Thông, Long nhắm đến là vé máy bay của VNA. Khi đã thuần thục, Thông tính cách làm ăn lớn bằng việc mở đại lý bán vé máy bay ở Nha Trang, thuê người bán.
Vé máy bay do nhóm Thông, Ánh bán đều rẻ hơn so với giá chính hãng. Và cho đến khi sa lưới, Thông khai nhận đã sử dụng trái phép thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua 150 vé máy bay và đồ đạc các loại, gây thiệt hại gần 300 triệu đồng cùng hơn 1.000 USD cho hãng này.
Sau thời điểm phá đường dây trộm tiền trong thẻ tín dụng của Nguyễn Thái Thông, lực lượng Chống tội phạm công nghệ cao phát hiện, xử lý vụ 3đối tượng người Trung Quốc mang máy tính, thiết bị đọc, in thẻ tín dụng vào Việt Nam, sau đó móc nối Nguyễn Thị Chắt, 59 tuổi, trú ở TP Vinh, Nghệ An để thực hiện việc rút tiền trái phép.
Chỉ trong vòng 1 tuần kể từ khi vào Việt Nam, các đối tượng này đã thực hiện hơn 100 lần quẹt thẻ, rút trái phép được hơn 1,3 tỷ đồng. Cũng liên quan đến hoạt động của tội phạm thẻ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng phát đi văn bản “khẩn” gửi các tổ chức phát hành thẻ để thông báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng.
Một số người nước ngoài câu kết với đối tượng trong nước sử dụng thiết bị chuyên dụng và phần mềm đọc, in dữ liệu lên thẻ từ, sau đó tìm cách giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiền mặt. Chúng sử dụng trái phép rất nhiều thông tin thẻ tín dụng để in làm giả thẻ và quẹt ngay thẻ liên tục trong thời gian ngắn để chiếm đoạt sốtiền lớn.
Theo quan điểm của một cán bộ Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, thì: “Việc phòng ngừa nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu thì không có biện pháp nào của ngân hàng có thể hiệu quả hơn chính chủ thẻ bảo vệ mình khi giao dịch”. Đây là một thực tế buộc phải chấp nhận, và chỉ còn cách đó để hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.
Theo Hoàng Quân
ANTĐ
ANTĐ
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,163.30 | 4,763.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,288.20 | 3,898.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,746.70 | 12,596.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,671.90 | 1,321.90 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 241
- Truy cập hôm nay: 1297
- Lượt truy cập: 8608956