Các chuyên gia nhận định nợ xấu của toàn hệ thống quý II sẽ không dừng ở tỉ lệ 8,6% (đến 31/3) như công bố. Thậm chí, đã có dự báo nợ xấu ngân hàng có thể lên đến 10%, một con số “đáng báo động và nguy kịch” - theo lời một chuyên gia tài chính.
Sự e ngại về nợ xấu này hoàn toàn có cơ sở. Báo cáo tài chính riêng lẻ của 6 ngân hàng trong quý II cho thấy nợ xấu tại cả 6 ngân hàng này đều tăng mạnh so với thời điểm đầu năm. Ngân hàng càng lớn, nợ xấu càng tăng, lợi nhuận giảm, tăng trưởng tín dụng âm. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)nợ xấu tăng lên gần 4%.
Nợ có thể mất vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng tăng gần 1.400 tỉ đồng, gấp rưỡi cuối năm 2011. Đây cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm (âm 3,1%) sau nửa đầu năm 2012. Trong khi trước đó, ngân hàng này được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở nhóm cao nhất: 17% một năm.
Một thống kê khác cũng chỉ ra 62% nợ xấu nằm tại nhóm 14 ngân hàng lớn. Lý giải điều này nhiều chuyên gia tỏ ý thông cảm do các ngân hàng quốc doanh phải cho vay theo chỉ định đối với các doanh nghiệp Nhà nước! Điều này cũng tỉ lệ thuận với việc nợ xấu nhóm 5- nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất - tăng cao, chủ yếu cũng rơi vào các doanh nghiệp lớn. Hầu hết các ngân hàng đều có nợ xấu nằm ở các khoản vay của một số các tập đoàn, tổng công ty lớn.
Ai cũng hiểu Ngân hàng Nhà nước dĩ nhiên phải tập trung cho vay doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, do ngân hàng cổ phần là định chế sở hữu tư nhân nên họ sẽ sử dụng vốn khá thận trọng. Việc quyết định cho vay phải chặt chẽ để kinh doanh có hiệu quả, nếu không tổng giám đốc ngân hàng cổ phần đó sẽ bị hội đồng quản trị và các cổ đông bãi nhiệm. Trong khi các ngân hàng quốc doanh là doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước là chủ yếu,thiếu định chế trách nhiệm rõ ràng.
Mặt khác, ngoài hoạt động tín dụng tiền tệ thông thường còn có loại tín dụng được hình thành trên cơ sở thân quen, tức ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay theo chỉ định, không quan tâm tài sản thế chấp, bên vay có sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả hay không. Và điều không được tiên liệu là thị trường rơi vào tình trạng èo uột, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp không trả được nợ. Hệ quả là ngân hàng “ôm” một đống nợ xấu, trả giá cho sự dễ dãi trong quá trình cho vay.
Gần đây, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã đánh tiếng có thể tự thân giải quyết được nợ xấu; còn các ngân hàng quốc doanh, giải quyết nợ xấu như thế nào đang là vấn đề được tranh luận. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết phải thành lập một công ty mua bán nợ 100.000 tỉ đồng.
Vấn đề là cần xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm, xây dựng đạo đức kinh doanh đi liền với trách nhiệm bảo quản đồng vốn Nhà nước. Nhanh chóng tạo một thị trường mua bán nợ có tính thanh khoản cao, đơn giản thủ tục giải quyết tài sản thế chấp để ngân hàng và doanh nghiệp không bị chết chìm trên đống tài sản bất động. Việt Nam hiện chưa có thị trường mua bán nợ xấu đúng nghĩa nên rất cần một định chế đặc biệt, một cơ chế giám sát đặc biệt, không để áp lực “lợi ích nhóm”chi phối...
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,545.70 | 5,085.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,609.40 | 4,129.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,724.70 | 13,264.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.10 | 1,342.10 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 70
- Truy cập hôm nay: 3156
- Lượt truy cập: 8849656