Mua nợ xấu của ai?
2012-08-09 08:32:53
Những NH này đều có tỷ lệ nợ xấu (theo công bố của chính họ) nằm trong ngưỡng an toàn.
Quan trọng hơn, họ đều nằm trong nhóm G14, nhóm chiếm 90% thị phần trên thị trường tín dụng. Nếu họ có thể tự xử lý được, không có lý do gì chúng ta phải tính đến chuyện thành lập công ty mua bán nợ của nhà nước để mua nợ xấu của NH đã gây tranh cãi lâu nay.
Điều mà cơ quan quản lý cần làm là tạo hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, để các NH có thể mua, bán nợ xấu với nhau. Bởi nợ xấu của NH này, rất có thể lại là cơ hội của NH khác và ngược lại. Bên cạnh đó, đơn giản thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý để NH có thể xử lý nhanh các khoản nợ xấu khi phải thông qua tòa án...
Xử lý nợ xấu, ngay từ khi được đề xuất đều "vin" vào lý do, nhằm thông vốn cho nền kinh tế. "Áp lực" thông vốn trong bối cảnh sản xuất đình đốn, doanh nghiệp đói vốn đã khiến đề án này dù vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối, rất nhiều phân tích về sự bất hợp lý, thiếu công bằng, thiếu sòng phẳng khi lấy tiền thuế của dân để gánh rủi ro cho hệ thống NH nhưng vẫn được bảo lưu.
Tuy nhiên, đến lúc này mọi việc đã quá rõ ràng, câu trả lời đã có: nợ xấu không phải là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn dòng vốn vào nền kinh tế. Minh chứng cụ thể nhất là các NH vẫn kêu ứ vốn, vẫn liên tục đưa ra các gói vay ưu đãi nhằm đẩy mạnh cho vay. Nguyên nhân gây "nghẽn vốn", có thể khẳng định, chính là lãi suất cao.
Vậy thay vì "đeo đuổi" việc thành lập công ty mua bán nợ với quá nhiều bất hợp lý như phân tích trên, NHNN nên tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm lãi vay càng sớm càng tốt cho DN.
Nếu chúng ta vẫn tiếp tục bảo vệ việc thành lập công ty mua bán nợ trong khi hầu hết các NH trong nhóm G14 đều có thể tự xử lý được, đồng nghĩa với việc bỏ tiền ngân sách để cứu các NH yếu, kém.
Dư luận có quyền đặt câu hỏi, NH nào được mua? tại sao mua? các cổ đông lớn của NH đó là ai? Điều gì khiến chúng ta phải đi ngược lại với quy luật đào thải tất yếu của thị trường để cứu các NH không năng suất, chất lượng và hiệu quả? Trong khi không ít lần, trước sự phá sản hàng loạt của DN, nhiều vị lãnh đạo đã khẳng định, đó là cuộc thanh lọc cần thiết?
Có thể khẳng định, không thể, không nên và không có một ngoại lệ cho bất cứ tổ chức kinh tế nào trên thị trường nếu chúng ta thực sự hướng đến sự phát triển bền vững. Nếu không chấp nhận đào thải, khó thể hy vọng có một hệ thống NH, hệ thống tài chính lành mạnh.
Quan trọng hơn, họ đều nằm trong nhóm G14, nhóm chiếm 90% thị phần trên thị trường tín dụng. Nếu họ có thể tự xử lý được, không có lý do gì chúng ta phải tính đến chuyện thành lập công ty mua bán nợ của nhà nước để mua nợ xấu của NH đã gây tranh cãi lâu nay.
Điều mà cơ quan quản lý cần làm là tạo hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, để các NH có thể mua, bán nợ xấu với nhau. Bởi nợ xấu của NH này, rất có thể lại là cơ hội của NH khác và ngược lại. Bên cạnh đó, đơn giản thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý để NH có thể xử lý nhanh các khoản nợ xấu khi phải thông qua tòa án...
Xử lý nợ xấu, ngay từ khi được đề xuất đều "vin" vào lý do, nhằm thông vốn cho nền kinh tế. "Áp lực" thông vốn trong bối cảnh sản xuất đình đốn, doanh nghiệp đói vốn đã khiến đề án này dù vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối, rất nhiều phân tích về sự bất hợp lý, thiếu công bằng, thiếu sòng phẳng khi lấy tiền thuế của dân để gánh rủi ro cho hệ thống NH nhưng vẫn được bảo lưu.
Tuy nhiên, đến lúc này mọi việc đã quá rõ ràng, câu trả lời đã có: nợ xấu không phải là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn dòng vốn vào nền kinh tế. Minh chứng cụ thể nhất là các NH vẫn kêu ứ vốn, vẫn liên tục đưa ra các gói vay ưu đãi nhằm đẩy mạnh cho vay. Nguyên nhân gây "nghẽn vốn", có thể khẳng định, chính là lãi suất cao.
Vậy thay vì "đeo đuổi" việc thành lập công ty mua bán nợ với quá nhiều bất hợp lý như phân tích trên, NHNN nên tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm lãi vay càng sớm càng tốt cho DN.
Nếu chúng ta vẫn tiếp tục bảo vệ việc thành lập công ty mua bán nợ trong khi hầu hết các NH trong nhóm G14 đều có thể tự xử lý được, đồng nghĩa với việc bỏ tiền ngân sách để cứu các NH yếu, kém.
Dư luận có quyền đặt câu hỏi, NH nào được mua? tại sao mua? các cổ đông lớn của NH đó là ai? Điều gì khiến chúng ta phải đi ngược lại với quy luật đào thải tất yếu của thị trường để cứu các NH không năng suất, chất lượng và hiệu quả? Trong khi không ít lần, trước sự phá sản hàng loạt của DN, nhiều vị lãnh đạo đã khẳng định, đó là cuộc thanh lọc cần thiết?
Có thể khẳng định, không thể, không nên và không có một ngoại lệ cho bất cứ tổ chức kinh tế nào trên thị trường nếu chúng ta thực sự hướng đến sự phát triển bền vững. Nếu không chấp nhận đào thải, khó thể hy vọng có một hệ thống NH, hệ thống tài chính lành mạnh.
Theo Nguyên Khanh
Thanh niên
Thanh niên
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,543.10 | 5,083.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,607.20 | 4,127.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,717.80 | 13,257.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,743.70 | 1,343.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 194
- Truy cập hôm nay: 3312
- Lượt truy cập: 8849812