Cửa thoát hiểm của châu Âu nằm ở… Canada?
2012-06-14 09:32:08
Vào lúc kết cấu kinh tế toàn cầu đang trở nên yếu ớt, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã “khuyên” các quốc gia khác hãy học tập Canada về kinh nghiệm quản lý kinh tế “thông minh”.
Thủ tướng Harper đưa ra bình luận trên hôm thứ Hai, trong một bài phát biểu với những lời lẽ thẳng thắn, tại một hội nghị quốc tế ở Montreal. Ông khuyến cáo các chính phủ khác hãy tránh xa các lựa chọn có động cơ chính trị để tập trung vào một lựa chọn duy nhất nhằm cứu vớt các nền kinh tế đang trì trệ của họ, đó là: “khổ hạnh hay thịnh vượng”.
Phát biểu của Thủ tướng Canada đến đúng thời điểm diễn ra các sự kiện quan trọng trên thế giới – các lãnh đạo châu Âu cố gắng ngăn chặn sự tan rã về kinh tế trên châu lục này, còn các lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) chuẩn bị gặp nhau tại Mexico vào đầu tuần tới để bàn cách đối phó với nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Ngoài ra, nó cũng xuất hiện vào lúc Chính phủ Canada đang bị Hạ viện chỉ trích về việc đã cùng với Mỹ từ chối cấp nguồn bảo đảm mới cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), mà phần lớn trong số đó được dự định sẽ dùng để ứng cứu cho các nước gặp khó khăn tại châu Âu.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Canada, ông Jim Flaherty đã lên án các nước châu Âu về việc lạm chi ngân sách và không chú trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. “Vì thế, họ mới rơi vào tình huống khó khăn như hiện nay”, ông Flaherty nói. “Chúng tôi, những người Canada, không muốn trả giá ‘oan’ cho những sai lầm đó. Chúng tôi không định chi hàng tỷ đô la từ tiền thuế của người dân để hỗ trợ cho các ngân hàng của châu Âu”.
Trong khi đó, tại Montreal, ông Harper tập trung nhấn mạnh cách châu Âu cần làm để kiểm soát được vấn đề nợ – có gợi ý kinh nghiệm của Canada như một bài học thành công.
“Người Canada chúng tôi không thể, cũng như không muốn áp đặt quan điểm của mình”, Harper nói. “Nhưng Canada có thể chứng minh về sự hợp lý và hiệu quả của những gì chúng tôi đã và đang làm”.
Những tháng gần đây, tranh luận chính trị căng thẳng thường xuyên diễn ra giữa các lãnh đạo cấp cao của châu Âu. Thủ tướng Đức Angela Merkel thì ép buộc các nước nợ nhiều ở châu Âu phải tích cực cắt giảm các chi phí như là một phần của chương trình thắt lưng buộc bụng, nhằm khôi phục lại niềm tin cho các thị trường. Trong khi đó, Tổng thống mới đắc cử của Pháp, ông Francois Hollande lại chống lại những yêu cầu đó - hành động vốn đã góp phần mang lại cho ông chiến thắng trong cuộc tranh cử vừa qua.
Vài tháng trước, giống như bà Merkel và ông David Cameron - Thủ tướng Anh, ông Harper cũng nói rất mạnh về sự cần thiết phải tiết giảm chi tiêu. Nhưng mới đây, ông này đã hạ giọng, cho rằng các chính phủ có thể làm cùng lúc hai việc: vừa cắt giảm chi phí thông qua nhịn ăn, nhịn tiêu, vừa thực thi các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế.
“Đây sẽ là thông điệp của Canada tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tới đây”, Harper nói. “Tăng trưởng kinh tế và các nguyên tắc tài khoá không loại trừ nhau. Chúng có thể… tay trong tay. Trên thực tế, việc thực thi mạnh mẽ những nguyên tắc tài khoá là một lý do giúp chúng tôi vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế tốt hơn nhiều nước khác”.
Harper nói với vẻ tự hào rằng, Canada đã có được thặng dư ngân sách và đang giảm dần nợ quốc gia ngay cả khi bị cuộc suy thoái tấn công 4 năm qua.
Harper cho biết, chính phủ của ông đang theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm: ký hiệp định tự do thương mại với các nước lớn và với Liên minh châu Âu; cải cách chế độ nhập cư để thu hút nhân công lành nghề; thay đổi hệ thống bảo hiểm thất nghiệp theo hướng khuyến khích mọi người tìm việc và làm việc; đẩy nhanh khâu đánh giá tác động môi trường của các dự án năng lượng; và điều chỉnh chính sách chi tiêu cho nghiên cứu phát triển nhằm kích thích sáng kiến, sáng tạo ở khu vực tư nhân.
Trở lại với bối cảnh khi Harper trình bày quan điểm của mình. Hy Lạp đang hướng đến cuộc bầu cử vào 17/6 tới và rất có thể, các cử chi sẽ bầu cho đảng đã từ chối các biện pháp khắc khổ. Nếu điều đó xảy ra, Hy Lạp gần như chắc chắn sẽ rời khỏi liên minh tiền tệ. Cuối tuần rồi, Tây Ban Nha đã chấp nhận nhận từ các hàng xóm thân thiết của mình khoản vay 100 tỷ euro, để giữ cho các ngân hàng nước này khỏi vỡ nợ.
Harper nói rằng, Canada ủng hộ động thái đó. Tuy nhiên, ông này không đề cập đến khả năng sẽ có các động thái tương tự tại hội nghị G20 vào tuần tới. Tại hội nghị này, các lãnh đạo được kỳ vọng sẽ chính thức thông qua việc cung cấp 430 tỷ USD cho IMF. Riêng Canada và Mỹ thì đang từ chối.
Châu Âu có thể sẽ tốt hơn nếu làm theo kinh nghiệm của Canada, nhưng đó là một quá trình và cần có thời gian. Trước mắt, châu Âu cần được “hồi sức cấp cứu” để qua cơn hoạn nạn, nói cách khác là đang rất cần được giúp đỡ bằng tiền. Nhưng đáp lại khẩn cầu này, Canada, cho đến giờ, chỉ… lắc đầu.
Phát biểu của Thủ tướng Canada đến đúng thời điểm diễn ra các sự kiện quan trọng trên thế giới – các lãnh đạo châu Âu cố gắng ngăn chặn sự tan rã về kinh tế trên châu lục này, còn các lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) chuẩn bị gặp nhau tại Mexico vào đầu tuần tới để bàn cách đối phó với nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Ngoài ra, nó cũng xuất hiện vào lúc Chính phủ Canada đang bị Hạ viện chỉ trích về việc đã cùng với Mỹ từ chối cấp nguồn bảo đảm mới cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), mà phần lớn trong số đó được dự định sẽ dùng để ứng cứu cho các nước gặp khó khăn tại châu Âu.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Canada, ông Jim Flaherty đã lên án các nước châu Âu về việc lạm chi ngân sách và không chú trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. “Vì thế, họ mới rơi vào tình huống khó khăn như hiện nay”, ông Flaherty nói. “Chúng tôi, những người Canada, không muốn trả giá ‘oan’ cho những sai lầm đó. Chúng tôi không định chi hàng tỷ đô la từ tiền thuế của người dân để hỗ trợ cho các ngân hàng của châu Âu”.
Trong khi đó, tại Montreal, ông Harper tập trung nhấn mạnh cách châu Âu cần làm để kiểm soát được vấn đề nợ – có gợi ý kinh nghiệm của Canada như một bài học thành công.
“Người Canada chúng tôi không thể, cũng như không muốn áp đặt quan điểm của mình”, Harper nói. “Nhưng Canada có thể chứng minh về sự hợp lý và hiệu quả của những gì chúng tôi đã và đang làm”.
Những tháng gần đây, tranh luận chính trị căng thẳng thường xuyên diễn ra giữa các lãnh đạo cấp cao của châu Âu. Thủ tướng Đức Angela Merkel thì ép buộc các nước nợ nhiều ở châu Âu phải tích cực cắt giảm các chi phí như là một phần của chương trình thắt lưng buộc bụng, nhằm khôi phục lại niềm tin cho các thị trường. Trong khi đó, Tổng thống mới đắc cử của Pháp, ông Francois Hollande lại chống lại những yêu cầu đó - hành động vốn đã góp phần mang lại cho ông chiến thắng trong cuộc tranh cử vừa qua.
Vài tháng trước, giống như bà Merkel và ông David Cameron - Thủ tướng Anh, ông Harper cũng nói rất mạnh về sự cần thiết phải tiết giảm chi tiêu. Nhưng mới đây, ông này đã hạ giọng, cho rằng các chính phủ có thể làm cùng lúc hai việc: vừa cắt giảm chi phí thông qua nhịn ăn, nhịn tiêu, vừa thực thi các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế.
“Đây sẽ là thông điệp của Canada tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tới đây”, Harper nói. “Tăng trưởng kinh tế và các nguyên tắc tài khoá không loại trừ nhau. Chúng có thể… tay trong tay. Trên thực tế, việc thực thi mạnh mẽ những nguyên tắc tài khoá là một lý do giúp chúng tôi vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế tốt hơn nhiều nước khác”.
Harper nói với vẻ tự hào rằng, Canada đã có được thặng dư ngân sách và đang giảm dần nợ quốc gia ngay cả khi bị cuộc suy thoái tấn công 4 năm qua.
Harper cho biết, chính phủ của ông đang theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm: ký hiệp định tự do thương mại với các nước lớn và với Liên minh châu Âu; cải cách chế độ nhập cư để thu hút nhân công lành nghề; thay đổi hệ thống bảo hiểm thất nghiệp theo hướng khuyến khích mọi người tìm việc và làm việc; đẩy nhanh khâu đánh giá tác động môi trường của các dự án năng lượng; và điều chỉnh chính sách chi tiêu cho nghiên cứu phát triển nhằm kích thích sáng kiến, sáng tạo ở khu vực tư nhân.
Trở lại với bối cảnh khi Harper trình bày quan điểm của mình. Hy Lạp đang hướng đến cuộc bầu cử vào 17/6 tới và rất có thể, các cử chi sẽ bầu cho đảng đã từ chối các biện pháp khắc khổ. Nếu điều đó xảy ra, Hy Lạp gần như chắc chắn sẽ rời khỏi liên minh tiền tệ. Cuối tuần rồi, Tây Ban Nha đã chấp nhận nhận từ các hàng xóm thân thiết của mình khoản vay 100 tỷ euro, để giữ cho các ngân hàng nước này khỏi vỡ nợ.
Harper nói rằng, Canada ủng hộ động thái đó. Tuy nhiên, ông này không đề cập đến khả năng sẽ có các động thái tương tự tại hội nghị G20 vào tuần tới. Tại hội nghị này, các lãnh đạo được kỳ vọng sẽ chính thức thông qua việc cung cấp 430 tỷ USD cho IMF. Riêng Canada và Mỹ thì đang từ chối.
Châu Âu có thể sẽ tốt hơn nếu làm theo kinh nghiệm của Canada, nhưng đó là một quá trình và cần có thời gian. Trước mắt, châu Âu cần được “hồi sức cấp cứu” để qua cơn hoạn nạn, nói cách khác là đang rất cần được giúp đỡ bằng tiền. Nhưng đáp lại khẩn cầu này, Canada, cho đến giờ, chỉ… lắc đầu.
Theo Quang Huy
ĐTCK
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,188.10 | 4,788.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,308.80 | 3,918.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,812.90 | 12,662.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,677.30 | 1,327.30 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 136
- Truy cập hôm nay: 1930
- Lượt truy cập: 8609589