Các ngân hàng thời gian qua đẩy mạnh huy động tiền gửi tuy nhiên sau đó lại sử dụng vào mua tín phiếu, TPCP hay cho vay liên ngân hàng với lãi suất thấp. Đó là những biểu hiện bất thường trên thị trường tiền tệ. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia kinh tế Fullbright xung quanh vấn đề này
Thời gian qua nhiều ngân hàng huy động tiền gửi nhưng lại đi mua tín phiếu, TPCP với lãi suất thấp hơn. Ông có bình luận gì về hiện tượng này?
Việc các ngân hàng nói dồi dào thanh khoản nhưng đúng bản chất là ứ đọng thanh khoản, thanh khoản không có đầu ra. Lý do thì có nhiều như do nền kinh tế đi xuống, rủi ro trong nền kinh tế quá lớn nên NH cho vay nhưng sợ không đòi được nợ
Trong bối cảnh đó thì NHNN và Bộ Tài chính tạo ra lối thoát tốt cho thanh khoản ứ đọng thông quá bán tín phiếu, Trái phiếu Chính phủ.
Với lãi suất tín phiếu và TPCP là 10-12%/năm thì khi lạm phát giảm, lãi suất của NHNN sẽ giảm xuống theo nên ngân hàng vẫn có lợi và rất an toàn.
Liệu có lặp lại kịch bản trước đây khi mà NHTM huy động tiền gửi rồi mua TPCP để cho đầu tư công kém hiệu quả trong khi các doanh nghiệp lại không có vốn kinh doanh?
Vấn đề đó là nhà nước phải chịu, là chi phí áp đặt vào nền kinh tế nhưng các NHTM không phải chịu. Hơn nữa khi cần NH có thể sử dụng giấy tờ đó để chiết khấu lấy tiền về khi cần. Như vậy họ có công cụ và có cả cửa ra tốt cho thanh khoản. Khu vực tư nhân đã thiếu vốn nay lại bị lấn át thêm, mà ngân hàng thì không chịu sức ép giải ngân. Trong kinh tế học gọi đó là hiện tượng đầu tư công lấn áp đầu tư tư nhân.
Làm thế nào để giải quyết được bất cập đang diễn ra đó?
Cần phải có sự phân nhiệm rõ ràng giữa chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK). CSTK là giữ tăng trưởng ổn định kinh tế không để những cú shock lên xuống trong GDP, còn CSTT làm nhiệm vụ ổn định giá cả.
Có nhiều mục tiêu mà chính sách tiền tệ phải gánh còn tài khóa gần như không gánh phần nào cả. Mọi nhiệm vụ chống lạm phát, ổn định kinh tế đều trên vai chính sách tiền tệ trong khi nó không có công cụ để thực hiện
Thứ hai phải có kỷ luật tài khóa, ở đây là thâm hụt ngân sách không được quá cao. Thâm hụt ngân sách đặt ra sức ép huy động trái phiếu, chèn ép khu vực tư nhân. Hơn nữa, như vậy là tiền tệ hóa thâm hụt, sẽ lại bơm tiền ra thị trường, tiếp tục gây nên lạm phát.
Thứ ba là áp dụng chính sách nghịch chu kỳ. Khi mọi người hào hứng đầu tư thì Nhà nước lại cũng lao vào đầu tư khiến cho kinh tế tăng trưởng nóng, gây bất ổn vĩ mô
Đó là những chính sách điều hành hết sức cơ bản giúp ổn kinh tế vĩ mô. Như thế các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư, người tiêu dùng yên tâm chi tiêu, phải như thế và không thể khác được.
Đấy là các biện pháp trung và dài hạn còn ngắn hạn trước mắt thì có giải pháp nào không, thưa ông?
Trước tiên phải hạ lãi suất nhanh hơn vì lạm phát đang hạ rất nhanh. Giảm như hiện nay là hơi chậm.
Hạ lãi suất nhanh hay chậm thì căn cứ vào lạm phát. Nếu so sánh như bây giờ thì lãi suất là 12%, còn lạm phát chỉ 10% như vậy lãi suất là thực dương rồi. Không những thế những tháng tiếp theo, dự báo lạm phát chỉ còn 7-8% thì lãi suất 12% là lãi suất thực dương rất cao.
Giảm lãi suất để giảm chi phí cho doanh nghiệp, từ đó kích thích tiêu dùng, đầu tư cho doanh nghiệp, và tạo ra đầu ra cho thanh khoản.
Tiếp đến là giảm một loạt chi phí khác cho nền kinh tế như giảm thuế. Việc giảm thuế thì giảm về mức tương đương với các nền kinh tế Việt Nam đang cạnh tranh. Ví dụ Thuế TNDN là 25% thì về mức 15-20% như các nền kinh tế khác.
Cũng không nên áp đặt thêm các chi phí khác như phí giao thông. Nếu điều chỉnh giá thì phải điều phối để không cùng một lúc, tạo ra gánh nặng quá lớn, gây shock cho nền kinh tế.
Thứ tư là NHNN phải nhanh chóng giải quyết vấn đề của khu vực ngân hàng. Nếu không giải quyết nhanh thì không thể bỏ dc lãi suất trần –sàn. Còn trần sàn lãi suất thì kênh tín dụng sẽ không thể hoạt động bình thường.
Đó đều là những biện pháp có tính thị trường chứ không phải là hành chính.
Hiện tại thì khi đầu tư xã hội đi xuống thì đầu tư của chính phủ cũng giảm theo nhưng đúng ra bây giờ là phải tăng đầu tư công. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng dư địa cho tài khóa không còn nhiều bởi thâm hụt ngân sách quá lớn.
Theo ông tình trạng khó khăn đối với doanh nghiệp sẽ kéo dài bao lâu?
Khó để có thể dự đoán bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Liệu việc tái cấu trúc NH thế nào? Nhanh hay chậm? Hiệu quả hay không? Kênh tín dụng ngân hàng là cơ bản với nền kinh tế, nên giải quyết được vấn đề của các ngân hàng sẽ tháo gỡ một loạt khó khăn khác của nền kinh tế
Rồi liệu kinh tế nhà nước có tiếp tục chèn lấn kinh tế tư nhân hay không? Tiếp tục phát hành tín phiếu, trái phiếu để hút vốn hay không?
Đây đều là câu hỏi mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vì vậy không thể đoán được là tình hình này sẽ kéo dài trong bao lâu.
Thanh Hải
Theo TTVN
http://cafef.vn/2012052105136988CA34/ts-vu-thanh-tu-anh-lai-suat-giam-nhu-hien-nay-la-cham.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,574.70 | 5,114.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,633.40 | 4,153.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,802.00 | 13,342.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.00 | 1,342.00 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 87
- Truy cập hôm nay: 876
- Lượt truy cập: 8852100