Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ngân hàng nhỏ đã thoát cơn khủng hoảng?
2012-04-04 09:47:26

 
Đáng chú ý nhất trong 6 tháng qua là sự thành công của NHNN trong việc xử lý một cuộc khủng hoảng ngân hàng loại nhỏ.

  Nếu tình hình thanh khoản có cải thiện đáng kể, không loại trừ khả năng NHNN có thể bỏ trần lãi suất huy động hoàn toàn trong tháng 6 hoặc tháng 7/2012.

Sản xuất đình trệ

Trong quý đầu tiên của năm 2012, nền kinh tế của Việt Nam đã chuyển từ những lo lắng về lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng tháng ba tăng chỉ 0,16% - ít hơn nhiều hơn so với dự đoán đưa ra bởi các nhà quan sát) sang những mối âu lo về sự đình trệ hoạt động sản xuất một cách nghiêm trọng. Bằng chứng là chỉ số công nghiệp, xây dựng (đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến) đã giảm xuống đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP ước tính cao nhất ở khoảng 4% trong quý đầu tiên, và theo một số nguồn tin, tăng trưởng cả năm dự báo có thể chỉ thấp ở mức khoảng 5%.

Đình đốn sản xuất này được phản ánh rõ ràng nhất của việc giảm mạnh thâm hụt thương mại, ước tính chỉ còn 250 triệu USD trong ba tháng đầu tiên, tương đương với khoảng 1/10 so với mức thâm hụt bình thường được dự kiến ​​cho quý này. Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng trong nước là số âm (-2,4%) trong hai tháng đầu năm 2012, sau khi chỉ tăng tương đối chậm 14% trong năm 2011 (so với mục tiêu hạn chế tín dụng 18% -20%). Những điều này phản ánh khả năng hấp thụ tín dụng thấp của nền kinh tế có lẽ đang "ốm yếu", tương phản rõ rệt với với tốc độ tăng trưởng tín dụng tràn lan của những năm trước đó.

Mặc dù đó là điềm tốt từ góc nhìn tài chính trong việc giảm thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai, nhưng dấu hiệu này cho thấy rằng mức nhập khẩu nguyên vật liệu và trang thiết bị dùng cho sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu đã giảm xuống mạnh. Điều này có thể báo hiệu sự suy giảm hơn nữa trong sản lượng hàng hóa, đặc biệt là sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới.

Tuy vậy, một tác động phụ khá thuận lợi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có thể tăng cường mức dự trữ ngoại hối trong những tháng gần đây tương đương với khoảng 12 tuần nhập khẩu (so với 7 tuần lễ năm ngoái) - một mức dự trữ khá mạnh chưa từng thấy lại từ năm 2007. Điều này cho NHNN khả năng đối phó hữu hiệu hơn với bất kỳ cuộc khủng hoảng tiền tệ nào trong tương lai.

Gần đây, cơ quan này cũng đã phát hành trái phiếu NHNN đặc biệt (song song với trái phiếu Chính phủ phát hành bởi Kho bạc Nhà nước) để trung hòa (sterilization) tác động của phát hành đồng nội tệ mới đây được dùng cho mục đích mua thêm ngoại tệ cho quỹ dự trữ - bài học từ những kinh nghiệm trong quá khứ để trung hòa tác động tiền tệ lên lạm phát.

Ngân hàng loại nhỏ thoát khủng hoảng

Khu vực kinh tế được đề cập trước là kết quả của những cải cách kinh tế dưới Đổi Mới bắt đầu từ cuối thập niên 1980, bao gồm những cá thể làm việc chăm chỉ để sinh sống và đặc biệt là những cá thể tạo ra lợi nhuận bằng các hoạt động kinh doanh sản xuất tạo ra lợi nhuận theo cơ chế thị trường nhờ cố gắng tăng doanh thu và giảm chi phí. Ngược lại, nền kinh tế đặc lợi bao gồm những cá thể có xu hướng hưởng lợi thông qua những quyền lực có được như bảo hộ hoặc bán bảo hộ bởi các quy định hay biện pháp hành chính, trái với cơ chế thị trường, của chính phủ hay các tổ chức nhà nước. Tham nhũng là ví dụ rõ ràng nhất của khái niệm đặc lợi này. Những người được hưởng lợi từ việc truy cập những thông tin đặc quyền đặc lợi cũng thuộc thể loại này.

Nhưng đáng chú ý nhất trong 6 tháng qua là sự thành công rõ ràng của NHNN trong việc xử lý một cuộc khủng hoảng ngân hàng loại nhỏ ("mini crisis"). Đối với người viết, đã từng sửa soạn một báo cáo với hệ thống cảnh báo sớm (EWS) từ cuối tháng bảy về việc sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng non trẻ, cảnh báo rằng theo một số ngưỡng định lượng được thiết lập trong một mô hình đơn giản, cuộc khủng hoảng có thể phải đến vào quý IV/2011. Nhưng cuối cùng thì cuộc khủng hoảng mini đó đã có thể khoanh vùng và giải quyết kín đáo. Chính phủ, và đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, đã sẵn sàng trong tư thế đối phó với cuộc khủng hoảng nhằm giúp giải quyết các tác động bằng cách bơm thanh khoản đáng kể trên thị trường mở đi kèm với các biện pháp cấp bách khác trong các giai đoạn quan trọng ngay trước và sau Tết Nhâm Thìn gần đây.

Ấn tượng nhất là việc sáp nhập bắt buộc 3 ngân hàng yếu kém phía miền Nam khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của một cuộc tháo chạy của khách hàng ở các ngân hàng. Các hành động của NHNN được thực hiện một cách nhanh chóng, kín đáo và hiệu quả. Theo lời Thống đốc NHNN phát biểu tại một cuộc họp gần đây với một số nhà kinh tế, tình hình dường như được cải thiện nhiều khi tỷ giá liên ngân hàng đã ổn định ở khoảng 7-8%, so với tỉ lệ 25-30% trong giai đoạn khủng hoảng và 13-14% trong những tuần gần đây.

Chính việc thông tin một cách minh bạch hơn đã cung cấp một bức tranh rõ hơn về tình hình tài chính của Việt Nam đến một số nhà phân tích nhạy bén, và điều này dường như là lý do chính dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng tăng gần 35-40% của hai chỉ số thị trường chứng khoán ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (VN Index) trong khoảng thời gian hai tháng lại đây (6/1-5/3/2012).

Theo ý kiến ​​của người viết, các cuộc họp báo thường xuyên hơn hoặc sớm cho ra thông tin minh bạch hơn với các phương tiện truyền thông về tình hình ngoại hối và các báo cáo khảo sát tiền tệ tương tự như các báo cáo thường lệ cho IMF, hoặc những cải thiện trong hệ thống ngân hàng sẽ có thể thực hiện hữu ích các dịch vụ quảng bá nền kinh tế Việt Nam, ít nhất cũng là giúp "lôi kéo" nhiều hơn FDI và FII trong tháng qua, đảo ngược xu hướng suy giảm của FDI trong hai tháng trước đó.

Chúng ta cũng nên đánh giá cao sáng kiến ​​của các buổi hội thảo hay tọa đàm kinh tế khi đánh giá thường xuyên và thẳng thắn về tình hình kinh tế tài chính trong nước, như đã được làm vài tháng một lần với các nhóm chuyên gia kinh tế trong và ngoài Chính phủ. Những chính sách đạt được nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục dùng các biện pháp ổn định nhằm kềm chế lạm phát, đáng chú ý là cần có sự phối hợp cần thiết và hiệu quả giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, đẩy nhanh cải cách cơ cấu nền kinh tế, chủ yếu trong hệ thống ngân hàng, đầu tư công và vai trò các doanh nghiệp nhà nước, và đặt chúng dưới một cơ quan đứng đầu bởi một nhà lãnh đạo cấp cao năng động. Bên cạnh đó là việc thành lập một khuôn khổ chính sách nghiêm túc có tầm nhìn trung hạn để thiết lập lại sự ổn vững về kinh tế vĩ mô. Cuối cùng là sự cần thiết phải minh bạch thông tin nhiều hơn để giúp xây dựng lại lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước như đã đề cập ở trên.

Trong đánh giá khả năng kiểm soát lạm phát ngắn hạn và những cải thiện tài chính, chúng ta cần nhấn mạnh đến sự cần thiết về một cái nhìn dài hạn cho chiến lược phát triển. Cần thiết phải chỉ ra sự xung đột giữa hai khu vực trong nền kinh tế Việt Nam: khu vực kinh tế sinh lợi với định hướng thị trường (profit-making) và khu vực kinh tế đặc lợi (rent-seeking).

Chính phủ đã dành một vị thế ưu đãi cho khu vực kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước. Một sự quan tâm và ưu đãi như vậy đã làm mất khả năng nâng đỡ khu vực kinh tế tư nhân vốn phát triển rất năng động,và cuối cùng là nền kinh tế Việt Nam có hiệu quả sản xuất rất thấp (bằng chứng là hệ số ICOR rất cao 7-8). Các cơ chế thị trường cũng đã bị bỏ rơi và thay vào đó là hàng loạt các biện pháp hành chính trong nhiều lĩnh vực, nhưng đáng chú ý nhất là trong các thị trường tín dụng và thị trường ngoại hối "đen" như mới đây.

Chính điều này có xu hướng giúp làm tăng lợi nhuận cho nhóm đặc lợi và gây khó khăn hơn cho nhóm sinh lợi - những người phải làm việc dựa vào những cơ chế, luật lệ thị trường. Điều này cũng khiến thị trường tài chính bị bóp méo và làm tăng tình trạng bất ổn hiện tại khi mặt bằng lãi suất vẫn rất cao và gây ra đình đốn sản xuất như mô tả ở trên.

Vì sao lãi suất vẫn chưa giảm?

Từ đó, một câu hỏi tự nhiên là lý do tại sao bất chấp những nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà nước - và thậm chí mặc dù mức lạm phát từng tháng đã yếu đi kể từ tháng 8 năm ngoái - lãi suất đã không giảm xuống đáng kể?

Vấn đề chính là những khó khăn liên quan đến tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, và điều này có nguyên nhân từ các khoản nợ xấu của ngân hàng liên quan đến thị trường bất động sản, vốn đã bị đóng băng kể từ năm 2009.

Khi ngân hàng không thể thu hồi nợ từ các khoản cho vay đầu tư bất động sản, đối mặt với chính sách thắt chặt tiền của NHNN để kiềm chế lạm phát, họ không thể nhanh chóng thực hiện các khoản cho vay với tỉ lệ lãi suất giảm một cách nhanh chóng. Bên cạnh lãi suất cao, điều kiện cho vay chặt chẽ cũng hạn chế khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đằng sau bức màn về khó khăn thanh khoản, vấn đề thật sự là tài sản ngân hàng có chất lượng thấp, hay nói cách khác là các khoản nợ của ngân hàng thực sự rất xấu. Tuy nhiên, theo thông tin của NHNN, các khoản nợ xấu có giá trị khoảng 4,3 tỷ USD và tập trung chỉ ở 9 ngân hàng vốn đã được xác định và giám sát chặt chẽ bởi NHNN.

NHNN đang làm việc với các giải pháp khác nhau để giải quyết những khoản nợ xấu này. Một trong những giải pháp chính là khả năng có một chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng lớn (large bank capitalization programme) với vốn có thể vay từ các nguồn quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hoặc thậm chí là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF - dù vẫn có dè dặt).

NHNN cũng đã thông báo rằng họ có thể tiếp tục giảm lãi suất huy động trần 1 điểm phần trăm cho mỗi quý cho đến khi nó đạt đến 10% vào cuối năm nay. Hoặc trong trường hợp nếu tình hình thanh khoản có cải thiện đáng kể, không loại trừ khả năng NHNN có thể loại bỏ trần lãi suất huy động hoàn toàn trong tháng Sáu hoặc tháng Bảy năm 2012. Điều này hi vọng cuối cùng sẽ giúp đưa hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam tới cuối con đường hầm với nhiều ánh sáng hơn.

Theo T.S Phạm Đỗ Chí

VEF





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,574.705,114.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,633.404,153.40
100g ABC Bullion Bar
14,802.0013,342.00
1kg ABC Bullion Silver
1,742.001,342.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 124
  • Truy cập hôm nay: 880
  • Lượt truy cập: 8854730