Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ai mua tài sản thế chấp?
2012-02-24 11:06:16

Sau khi cân nhắc, NHNN đã quyết định không công bố danh tính những ngân hàng yếu kém, song việc xếp họ vào nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng) cũng đã hé mở phần nào thực trạng của bức tranh tái cơ cấu.
 
Công ty mua bán nợ ở đâu?
 
Vietcombank có khá nhiều kinh nghiệm trong việc vực dậy những ngân hàng yếu kém. Những năm cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000 Vietcombank là người gánh vác chính trong quá trình gây dựng lại Eximbank. Lúc đó Vietcombank hỗ trợ bằng cách góp 50 tỉ đồng, tương đương 25% vốn điều lệ Eximbank và điều chuyển một trong những cán bộ điều hành giỏi nhất của mình là ông Trương Văn Phước sang đảm đương cương vị tổng giám đốc ngân hàng này.   
 
Bây giờ việc hỗ trợ vốn hay nhân lực với những ngân hàng yếu kém cũng có thể diễn ra, nhưng nó phức tạp hơn nhiều. Vốn điều lệ của một ngân hàng không lành mạnh thấp nhất cũng 3.000 tỉ đồng, tổng tài sản 15.000-20.000 tỉ đồng. Quy mô đã khác. Liệu Vietcombank có thể hỗ trợ tới cả ngàn tỉ đồng cho một ngân hàng? Hơn nữa cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng yếu kém khiến việc thu hồi vốn có thể kéo dài. “Chúng tôi đã khảo sát, đánh giá sơ bộ tài sản thế chấp của một, hai ngân hàng được NHNN gợi ý. Phần lớn là đất đai ở các tỉnh. Việc chuyển nhượng hay phát mại chúng hiện tại sẽ không dễ dàng” - quan chức Vietcombank nói trên nhấn mạnh.   
 
Như vậy, chuyển nhượng hay nói trắng ra là bán được tài sản thế chấp để thu hồi nợ đang là mối quan tâm hàng đầu của những ngân hàng ở vị trí hỗ trợ. Việc kiểm toán, xác định giá trị còn lại của những ngân hàng yếu kém đã có NHNN lo. Sau đó NHNN liệu có quan tâm, can thiệp việc xử lý tài sản thế chấp? Lúc này phải có những công ty, tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp vào cuộc.
 
Công ty mua bán nợ và tài sản doanh nghiệp tồn đọng (DATC) của Bộ Tài chính là địa chỉ đầu tiên được giới ngân hàng hướng đến. DATC hiện đang tham gia vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, nhưng hầu như chưa hiện diện trong các thương vụ tái cơ cấu ngân hàng. Thanh khoản thị trường bất động sản đang đóng băng, dù có hạ giá, bán rẻ cũng không dễ tìm người mua. Liệu những công ty như DATC có thể đứng ra mua lại bất động sản thế chấp theo định giá công khai để tháo gỡ cho quá trình tái cơ cấu ngân hàng? Có nhiều tài sản thế chấp có giá trị, và giá trị ấy có khả năng thay đổi trong những năm tới. Sau khi mua lại của ngân hàng, DATC có thể tạm thời sở hữu tài sản thế chấp, quản lý, khai thác dần và tìm người mua lại vào thời điểm thuận lợi. Tuy nhiên giới tài chính không hy vọng nhiều vào DATC bởi DATC được Nhà nước cấp vốn và giao nhiệm vụ hoạt động hiệu quả, bảo toàn được vốn được giao, nghĩa là không phải hoạt động phi lợi nhuận.
 
Nhiều ngân hàng đang có công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của những ngân hàng lớn có thể tham gia mua bán tài sản thế chấp của những tổ chức tín dụng yếu kém. Việc chuyển nhượng tất nhiên phải theo giá thị trường, nhưng nó vẫn cần một cơ chế chính sách kích thích các công ty dạng này “dấn thân” vì rủi ro không phải bằng không.
 
Có nên mời gọi kền kền?
 
Sự chú ý đến các khoản nợ xấu có tài sản thế chấp của ngân hàng từ phía các tổ chức kinh doanh rủi ro nội địa và quốc tế, mà giới tài chính thường gọi bằng cái tên “kền kền” là tương đối lớn. Nhưng trước khi đối tượng này xuất hiện, các ngân hàng yếu kém cần nguồn lực sẵn sàng để đảm bảo đủ khả năng trả lại các khoản tiền gửi của dân. Đây là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Tháo gỡ vấn đề này một lần nữa lại cần tới chính sách. Giả sử ngân hàng A hỗ trợ cho ngân hàng B 5.000 tỉ đồng để trả tiền gửi của dân cư, thì chính sách có thể tạo điều kiện để ngân hàng A, thí dụ, nộp thuế với mức thuế suất  thấp hơn thông thường, hoặc được để lại lợi nhuận, hoặc được tái cấp vốn với số lượng thích hợp nào đó... Điều này tránh cho ngân sách nhà nước phải hỗ trợ trực tiếp, nhất là với những khoản nợ xấu xuất  phát  từ cho vay theo chỉ định của Nhà nước.         
 
Tái cơ cấu và cải cách thanh tra
 
Có lẽ không cần nhắc lại nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng “mươi” ngân hàng yếu kém hiện hành. Ngoài trình độ, năng lực quản trị yếu, rủi ro đạo đức đang ngày càng tăng lên. Phần lớn ngân hàng không lành mạnh đều có hiện tượng cổ đông lớn gây sức ép vay tiền của chính ngân hàng cho công ty, doanh nghiệp mà họ là chủ. Tình trạng sở hữu chéo cổ phiếu, vay mượn lẫn nhau, thậm chí nguồn vốn góp không rõ ràng... vẫn đang tồn tại. Cổ đông lớn rút tiền ngân hàng, đổ vào bất động sản, chứng khoán không phải hiếm.
 
Lỗi từ các ngân hàng, điều đó đúng. Nhưng sai lầm đó không đến mức trầm trọng hoặc ít nhất nó được giảm thiểu nếu bộ máy thanh tra, giám sát của NHNN phát hiện kịp thời vấn đề, có hệ thống cảnh báo, ngăn chặn. Những năm qua hệ thống giám sát của NHNN chưa đủ mạnh, chưa nhanh nhạy, lại thiếu chế tài, xử phạt nghiêm minh. Chính vì thế tái cơ cấu ngân hàng hiện nay phải gắn với cải cách mạnh mẽ hệ thống giám sát, thanh tra của NHNN. Bài học “con hư tại mẹ” đau xót và đắt giá!
 
Theo Hải Lý
TBKTSG




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,168.104,768.10
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,292.203,902.20
100g ABC Bullion Bar
13,759.5012,609.50
1kg ABC Bullion Silver
1,675.001,325.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 58
  • Truy cập hôm nay: 3131
  • Lượt truy cập: 8610790