CEO HSBC Việt Nam: Đây là thời điểm “thiên thời địa lợi nhân hoà” để tái cơ cấu ngân hàng
2012-02-13 13:12:29
CEO Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết mối quan hệ hợp tác cổ đông chiến lược giữa ngân hàng HSBC và Tập đoàn Bảo Việt và ngân hàng Techcombank đang rất tốt.
Xoay quanh chủ đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2012 của các ngân hàng, CafeF đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Sumit Dutta – Tổng Giám đốc Ngân hàng TNHH một thanh viên HSBC tại Việt Nam(HSBC Việt Nam).
Thưa ông, ông đánh giá việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chung của ngành ngân hàng Việt Nam như thế nào?
Hiện tại, số lượng ngân hàng (NH) tại Việt Nam đang ở tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa do có quá nhiều NH cho nền kinh tế, và thiếu do không có đủ các NH hoạt động hiệu quả giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các NH mới thành lập sẽ chịu áp lực rất lớn để giành thị phần và tạo lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất; cũng như rủi ro tín dụng, tính thanh khoản của từng NH.
Chính những khó khăn này sẽ là cho cả hệ thống NH có thể bị ảnh hưởng. Đồng thời, với sự phát triển rất nhanh cũng như việc mở rộng mạng lưới hoạt động trong thời gian qua, các NH lúng túng trong khâu quản lý do chưa có đủ lực lượng nhân sự được đào tạo bài bản về quản trị NH. Điều này dẫn đến những tắc trách trong điều hành mà kết quả là những vụ lừa đảo, gây thất thoát tài sản NH gần đây.
Ngoài ra, tình trạng thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của nhiều NH cũng là một vấn đề khiến NHNN khó có thể “chuẩn đoán bệnh” của từng NH một cách chính xác.
Chính vì vậy, thời điểm này là lúc “thiên thời địa lợi nhân hoà”. Bởi, các yếu tố về mặt chủ trương, chính sách và hoàn cảnh thị trường đã rất thuận lợi cho sự cải tổ hệ thống NH mà điều quan trọng là rất cần sự kiên quyết và kiên định thực hiện của NHNN và các NHTM.
Các cơ quan quản lý cần làm rõ những chỉ tiêu cơ bản đối với các NH trong quá trình tái cấu trúc như: tỷ lệ nợ khó đòi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng thanh khoản… Các tỷ lệ này cần được báo cáo và kiểm soát chặt chẽ, minh bạch thông qua sự giám sát của NHNN và các đơn vị kiểm toán độc lập, được thông báo công khai làm cơ sở cho việc xếp hạn tín nhiệm.
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết. Một nền kinh tế chỉ có thể khoẻ mạnh khi được sự hỗ trợ của một hệ thống ngân hàng khoẻ mạnh. Trước diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, đây là thời cơ để tái cấu trúc lại hệ thống NH một cách hoàn thiện nhất.
Tôi tin rằng đợt tái cấu trúc này sẽ thành công vì có sự quyết tâm cao của Chính phủ và hoàn cảnh yêu cầu bắt buộc phải cải tổ. Nếu không tái cấu trúc thành công lần này, gánh nặng lên nền kinh tế sẽ rất lớn và sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây nên các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.
Tuy nhiên, thực hiện tái cấu trúc sẽ không dễ dàng vì sẽ bao gồm việc cắt bỏ những thành phần hoạt động kém hiệu quả và sẽ rất đau đớn. Chúng ta cần kiên quyết và kiên định trong lần tái cấu trúc lần này.
Theo ông những khó khăn và thuận lợi nào ngành ngân hàng dối mặt trong năm 2012? Nhiều NH lớn trong nước vẫn đặt mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2012 từ 20-30%. Ông nghĩ sao về điều này?
Ngành ngân hàng trong năm 2012 sẽ có nhiều chuyển biến. Chúng ta sẽ chứng kiến việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách mạnh mẽ với lộ trình thực hiện rõ ràng do Chính phủ và NHNN đề ra. Điều này sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn, minh bạch hơn.
Tôi tin là NHNN sẽ sớm công bố trần về tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng theo như phương án phân bổ tín dụng theo 4 nhóm.
Riêng về tăng trưởng tín dụng chung, tôi nghĩ họ sẽ giữ trần 15%-16% nhằm ổn định tăng trưởng tín dụng toàn ngành. Cuối năm 2011, NHNN đã có động thái điều chỉnh hoạt động cho vay phi sản xuất tạo điều kiện cho sự phát triển đúng đắn của ngân hàng bán lẻ, giúp đưa tín dụng tới cho người dân thực sự có nhu cầu.
Với bối cảnh như vậy, năm 2012 tôi nghĩ NHNN sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát nhưng sẽ lắng nghe thị trường để có những động thái điều chỉnh tích cực.Việc phân nhóm các ngân hàng là một động thái mà chúng tôi hoan nghênh vì nó tạo điều kiện cho những ngân hàng có sức khỏe, hoạt động lành mạnh, kiểm soát rủi ro tốt được hoạt động và cạnh tranh tốt hơn.
Tôi tin những ngân hàng với thế mạnh thật sự, cạnh tranh lành mạnh và có sự quản trị doanh nghiệp tốt hoàn toàn có thể đặt ra những mục tiêu tham vọng trong hoạt động. Chung quy thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường rất tiềm năng.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và nợ công trên thế giới đã dẫn đến xu hướng cắt giảm nhân sự và thu hẹp hoạt động của nhiều NH tại các thị trường nước ngoài. Kế hoạch phát triển của HSBC tại Việt Nam như thế nào?
Với tiềm năng và sự phát triển của Việt Nam, đây tiếp tục là một thị trường quan trọng của Tập đoàn HSBC. Năm 2012, tôi và các cộng sự của mình vẫn đang nỗ lực để đưa ngân hàng HSBC Việt Nam trở thành ngân hàng tốt nhất tại đây.
Tốt nhất ở đây theo nghĩa chúng tôi có thể mang lại những sản phẩm chất luợng cao nhất với dịch vụ khách hàng tốt nhất, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cho các khách hàng tại Việt Nam.
Năm 2012, chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất thủ tục để mở hai văn phòng đại diện của Ngân hàng HSBC Việt Nam tại Hải Phòng và Vũng Tàu với mục tiêu xây dựng nơi đây làm văn phòng liên lạc – đầu mối để tiếp nhận nhu cầu của khách hàng để chuyển về các chi nhánh của ngân hàng.
Đồng thời văn phòng này cũng thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội kinh doanh của NH và xúc tiến các dự án đầu tư, thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện hợp đồng, thoả thuận ký kết vgiữa ngân hàng với các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.
Ngoài ra, HSBC mong muốn mở rộng mạng lưới giao dịch của mình nếu được sự chấp thuận của NHNN, sáng tạo hơn trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Đối với khối khách hàng doanh nghiệp, HSBC sẽ tiếp tục sứ mạng kết nối họ với các thị trường nước ngoài, tập trung phát triển kênh NH giao dịch như thanh toán và tài trợ chuỗi cung ứng và quản lý tiền tệ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nâng cấp kênh ngân hàng điện tử.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục xây dựng vai trò cầu nối cho các công ty Việt Nam muốn vươn ra thị trường quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài muốn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Với khối khách hàng cá nhân, chúng tôi sẽ tạo bệ phóng cho các sản phẩm quản lý tài sản, phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của những người dân có mức sống ngày càng cao.
Hiện, HSBC đã thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài và phát triển khá tốt tại thị trường Việt Nam. Liệu HSBC có tính đến việc thoái vốn tại Techcombank để tập trung phát triển hoạt động của ngân hàng mẹ giống như việc ANZ thoái vốn tại Sacombank trong thời gian vừa qua không?
Hiện tại, mối quan hệ hợp tác cổ đông chiến lược giữa ngân hàng HSBC và Tập đoàn Bảo Việt và ngân hàng Techcombank đang rất tốt. Ngân hàng HSBC đang sở hữu 20% cổ phần tại ngân hàng Techcombank và 18% tại Tập đoàn Bảo Việt.
Những đối tác này đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển song hành của chúng tôi tại Việt Nam, bao gồm việc đầu tư vào các hoạt động của ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng nội tại cũng như đầu tư vào đối tác chiến lược.
Tới thời điểm hiện tại, các hợp tác về kỹ thuật, nhân sự và marketing giữa HSBC và Techcombank diễn ra rất tốt đẹp. Chúng tôi hiện có 8 chuyên viên HSBC làm việc tại Techcombank trong việc thực hiện hỗ trợ và chuyển giao công nghệ cho Techcombank.
Việc hợp tác này không chỉ hỗ trợ thêm những nguồn lực cần thiết nhằm các đối tác phát triển mà thông qua đó góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Chân thành cám ơn ông!
Thưa ông, ông đánh giá việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chung của ngành ngân hàng Việt Nam như thế nào?
Hiện tại, số lượng ngân hàng (NH) tại Việt Nam đang ở tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa do có quá nhiều NH cho nền kinh tế, và thiếu do không có đủ các NH hoạt động hiệu quả giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các NH mới thành lập sẽ chịu áp lực rất lớn để giành thị phần và tạo lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất; cũng như rủi ro tín dụng, tính thanh khoản của từng NH.
Chính những khó khăn này sẽ là cho cả hệ thống NH có thể bị ảnh hưởng. Đồng thời, với sự phát triển rất nhanh cũng như việc mở rộng mạng lưới hoạt động trong thời gian qua, các NH lúng túng trong khâu quản lý do chưa có đủ lực lượng nhân sự được đào tạo bài bản về quản trị NH. Điều này dẫn đến những tắc trách trong điều hành mà kết quả là những vụ lừa đảo, gây thất thoát tài sản NH gần đây.
Ngoài ra, tình trạng thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của nhiều NH cũng là một vấn đề khiến NHNN khó có thể “chuẩn đoán bệnh” của từng NH một cách chính xác.
Chính vì vậy, thời điểm này là lúc “thiên thời địa lợi nhân hoà”. Bởi, các yếu tố về mặt chủ trương, chính sách và hoàn cảnh thị trường đã rất thuận lợi cho sự cải tổ hệ thống NH mà điều quan trọng là rất cần sự kiên quyết và kiên định thực hiện của NHNN và các NHTM.
Các cơ quan quản lý cần làm rõ những chỉ tiêu cơ bản đối với các NH trong quá trình tái cấu trúc như: tỷ lệ nợ khó đòi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng thanh khoản… Các tỷ lệ này cần được báo cáo và kiểm soát chặt chẽ, minh bạch thông qua sự giám sát của NHNN và các đơn vị kiểm toán độc lập, được thông báo công khai làm cơ sở cho việc xếp hạn tín nhiệm.
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết. Một nền kinh tế chỉ có thể khoẻ mạnh khi được sự hỗ trợ của một hệ thống ngân hàng khoẻ mạnh. Trước diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, đây là thời cơ để tái cấu trúc lại hệ thống NH một cách hoàn thiện nhất.
Tôi tin rằng đợt tái cấu trúc này sẽ thành công vì có sự quyết tâm cao của Chính phủ và hoàn cảnh yêu cầu bắt buộc phải cải tổ. Nếu không tái cấu trúc thành công lần này, gánh nặng lên nền kinh tế sẽ rất lớn và sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây nên các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.
Tuy nhiên, thực hiện tái cấu trúc sẽ không dễ dàng vì sẽ bao gồm việc cắt bỏ những thành phần hoạt động kém hiệu quả và sẽ rất đau đớn. Chúng ta cần kiên quyết và kiên định trong lần tái cấu trúc lần này.
Theo ông những khó khăn và thuận lợi nào ngành ngân hàng dối mặt trong năm 2012? Nhiều NH lớn trong nước vẫn đặt mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2012 từ 20-30%. Ông nghĩ sao về điều này?
Ngành ngân hàng trong năm 2012 sẽ có nhiều chuyển biến. Chúng ta sẽ chứng kiến việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách mạnh mẽ với lộ trình thực hiện rõ ràng do Chính phủ và NHNN đề ra. Điều này sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn, minh bạch hơn.
Tôi tin là NHNN sẽ sớm công bố trần về tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng theo như phương án phân bổ tín dụng theo 4 nhóm.
Riêng về tăng trưởng tín dụng chung, tôi nghĩ họ sẽ giữ trần 15%-16% nhằm ổn định tăng trưởng tín dụng toàn ngành. Cuối năm 2011, NHNN đã có động thái điều chỉnh hoạt động cho vay phi sản xuất tạo điều kiện cho sự phát triển đúng đắn của ngân hàng bán lẻ, giúp đưa tín dụng tới cho người dân thực sự có nhu cầu.
Với bối cảnh như vậy, năm 2012 tôi nghĩ NHNN sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát nhưng sẽ lắng nghe thị trường để có những động thái điều chỉnh tích cực.Việc phân nhóm các ngân hàng là một động thái mà chúng tôi hoan nghênh vì nó tạo điều kiện cho những ngân hàng có sức khỏe, hoạt động lành mạnh, kiểm soát rủi ro tốt được hoạt động và cạnh tranh tốt hơn.
Tôi tin những ngân hàng với thế mạnh thật sự, cạnh tranh lành mạnh và có sự quản trị doanh nghiệp tốt hoàn toàn có thể đặt ra những mục tiêu tham vọng trong hoạt động. Chung quy thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường rất tiềm năng.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và nợ công trên thế giới đã dẫn đến xu hướng cắt giảm nhân sự và thu hẹp hoạt động của nhiều NH tại các thị trường nước ngoài. Kế hoạch phát triển của HSBC tại Việt Nam như thế nào?
Với tiềm năng và sự phát triển của Việt Nam, đây tiếp tục là một thị trường quan trọng của Tập đoàn HSBC. Năm 2012, tôi và các cộng sự của mình vẫn đang nỗ lực để đưa ngân hàng HSBC Việt Nam trở thành ngân hàng tốt nhất tại đây.
Tốt nhất ở đây theo nghĩa chúng tôi có thể mang lại những sản phẩm chất luợng cao nhất với dịch vụ khách hàng tốt nhất, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cho các khách hàng tại Việt Nam.
Năm 2012, chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất thủ tục để mở hai văn phòng đại diện của Ngân hàng HSBC Việt Nam tại Hải Phòng và Vũng Tàu với mục tiêu xây dựng nơi đây làm văn phòng liên lạc – đầu mối để tiếp nhận nhu cầu của khách hàng để chuyển về các chi nhánh của ngân hàng.
Đồng thời văn phòng này cũng thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội kinh doanh của NH và xúc tiến các dự án đầu tư, thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện hợp đồng, thoả thuận ký kết vgiữa ngân hàng với các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.
Ngoài ra, HSBC mong muốn mở rộng mạng lưới giao dịch của mình nếu được sự chấp thuận của NHNN, sáng tạo hơn trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Đối với khối khách hàng doanh nghiệp, HSBC sẽ tiếp tục sứ mạng kết nối họ với các thị trường nước ngoài, tập trung phát triển kênh NH giao dịch như thanh toán và tài trợ chuỗi cung ứng và quản lý tiền tệ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nâng cấp kênh ngân hàng điện tử.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục xây dựng vai trò cầu nối cho các công ty Việt Nam muốn vươn ra thị trường quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài muốn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Với khối khách hàng cá nhân, chúng tôi sẽ tạo bệ phóng cho các sản phẩm quản lý tài sản, phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của những người dân có mức sống ngày càng cao.
Hiện, HSBC đã thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài và phát triển khá tốt tại thị trường Việt Nam. Liệu HSBC có tính đến việc thoái vốn tại Techcombank để tập trung phát triển hoạt động của ngân hàng mẹ giống như việc ANZ thoái vốn tại Sacombank trong thời gian vừa qua không?
Hiện tại, mối quan hệ hợp tác cổ đông chiến lược giữa ngân hàng HSBC và Tập đoàn Bảo Việt và ngân hàng Techcombank đang rất tốt. Ngân hàng HSBC đang sở hữu 20% cổ phần tại ngân hàng Techcombank và 18% tại Tập đoàn Bảo Việt.
Những đối tác này đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển song hành của chúng tôi tại Việt Nam, bao gồm việc đầu tư vào các hoạt động của ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng nội tại cũng như đầu tư vào đối tác chiến lược.
Tới thời điểm hiện tại, các hợp tác về kỹ thuật, nhân sự và marketing giữa HSBC và Techcombank diễn ra rất tốt đẹp. Chúng tôi hiện có 8 chuyên viên HSBC làm việc tại Techcombank trong việc thực hiện hỗ trợ và chuyển giao công nghệ cho Techcombank.
Việc hợp tác này không chỉ hỗ trợ thêm những nguồn lực cần thiết nhằm các đối tác phát triển mà thông qua đó góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Chân thành cám ơn ông!
Ngày 31/01/2012, tại Hồng Kông, Ngân hàng HSBC Việt Nam, được công nhận là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011 tại hạng mục Giải thưởng quốc gia của tạp chí The Asset. Đây là lần thứ 5 liên tiếp, HSBC Việt Nam được trao giải thưởng này. |
Q. Nguyễn
Theo TTVN
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,166.80 | 4,766.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,291.10 | 3,901.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,756.00 | 12,606.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,675.00 | 1,325.00 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 66
- Truy cập hôm nay: 3143
- Lượt truy cập: 8610802