Năm 2011, thế giới liên tiếp phải hứng chịu các cuộc khủng hoảng, từ khủng hoảng nợ công đến khủng hoảng địa chính trị...cục diện kinh tế tài chính thế giới vì đó thay đổi khá nhiều.
1. Kinh tế châu Âu bên bờ vực suy thoái
So với quý 2/2011, GDP eurozone tăng trưởng 0,2% trong quý 3/2011. Tăng trưởng GDP quý 3/2011 tại 2 nền kinh tế lớn nhất châu Âu bao gồm Đức và Pháp giúp bù lại cho nhóm nền kinh tế yếu trong khu vực. Nhiều chuyên gia dự báo khả năng kinh tế eurozone suy thoái nhẹ trong năm 2012 lên tới 40%.
Tăng trưởng GDP của Nhật từ đầu năm 2007 đến nay.
2. Kinh tế Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 2 thế giới
Tổng GDP Trung Quốc tính đến hết quý 3/2011 đạt 5.879 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Khoảng 100 triệu người Trung Quốc gần tương đương dân số Nhật sống dưới mức 2USD/người/ngày. Kinh tế Trung Quốc quý 4/2011 và quý 1/2012 có thể tăng trưởng tối đa 7,2%. Lạm phát tại Trung Quốc lập đỉnh vào tháng 7/2011 và hạ nhiệt xuống 4,2% vào tháng 11/2011.
Khởi đầu từ Tusinia và sau đó lan rộng, Tổng thống Tusinia, ông Zine El Abidine Ben Ali phải từ chức sau 24 năm cầm quyền liên tục.
Thắng lợi của cuộc “cách mang” tại Tunisia đã tạo ra hiệu ứng domino đối với một loạt các nước ở Trung Đông và Bắc Phi như Ai Cập, Lybia, Syria, Yemen… Đầu tháng 9/2011, chính phủ của lãnh đạo Gaddafi sụp đổ. Ngoài ra không thể không thể đến cuộc “đối đầu” giữa Iran và thế giới phương Tây xung quanh vấn đề hạt nhân.
5. Lạm phát toàn cầu lập đỉnh
Khoảng 7 tháng đầu năm 2011, lạm phát trên thế giới, đặc biệt tại nhóm thị trường mới nổi tăng nóng. Nguyên nhân chính bởi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, tác động từ các gói kích thích kinh tế của Fed.
Tại Ấn Độ, lạm phát tháng 5/2011 chạm mức 9,6%; lạm phát tại Trung Quốc lập đỉnh 6,4% vào tháng 7/2011; tại Nga, lạm phát lập đỉnh trên 9%... Lạm phát tại eurozone cũng vượt mức mục tiêu 2% của ECB…
Trong những tháng cuối năm 2011, lạm phát tại nhiều nền kinh tế hạ nhiệt khi nhu cầu yếu đi, khủng hoảng châu Âu căng thẳng hơn khiến đồng USD tăng mạnh, giá hàng hóa giảm theo.
6. Thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại kinh tế nặng nề
Ngày 11/03/2011, khu vực Đông Bắc của Nhật chịu trận động đất 9 độ ríchte; sóng thần phá hủy nhiều thành phố ven biển; gây chấn động lớn đến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.Thiệt hại do động đất sóng thần gây ra khoảng 309 tỉ USD.
Tại Thái Lan, ít nhất 430 người đã thiệt mạng trong cơn "đại hồng thủy", đời sống của khoảng 2,3 triệu người bị ảnh hưởng vì lũ lụt. Trận lũ lịch sử gây ảnh hưởng trực tiếp tới 1/3 số tỉnh và 3/4 diện tích Thái Lan. Tổng tiền khắc phục hậu quả sau lũ lụt khoảng hơn 3,3 tỷ USD.
Năm 2011 thế giới còn chịu rất nhiều thảm họa thiên nhiên kinh khủng bao gồm lũ lụt, lở đất ở Braxin tháng 1/2011; động đất ở New Zealand tháng 2/2011; bão ở Mỹ tháng 4/2011; lốc xoáy tại Mỹ tháng 5/2011; phun trào núi lửa tại Chila tháng 6/2011; siêu bão Irene tại Mỹ tháng 8/2011; cháy rừng tại Mỹ tháng 9/2011; động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ tháng 10/2011; bão lụt ở Philippin tháng 12/2011 (hơn 1.000 người thiệt mạng).
7. Thế giới vẫn chạy đua với các gói kích thích
Ngày 22/09/2011, Fed đưa ra “Operation Twist” trị giá 400 tỷ USD. Fed bán 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn (đáo hạn trong vòng 3 năm trở lại) để mua 400 tỷ USD trái phiếu dài hạn (đáo hạn trong vòng 6-30 năm) từ tháng 10/2011, kết thúc vào tháng 6/2012. Giá trị của chương trình lần này tương đương gần 2,7% GDP.
Ngày 08/12/2011, ECB đã hạ 0,25 điểm % lãi suất chủ chốt trong eurozone xuống còn 1%. ECB nhiều khả năng chuẩn bị hạ lãi suất cơ bản đồng euro xuống dưới cả mức 1%.
18/03/2011, G7 can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ sau khi đồng yên Nhật tăng giá quá mạnh. 15/03/2011, Nhật đã bơm 15 nghìn tỷ yên vào thị trường để hạ giá đồng tiền này. Tháng 8/2011, Nhật đơn phương hạ giá đồng yên. Ngày 31/10/2011, Nhật tiếp tục can thiệp hạ giá đồng yên lần thứ 2 trong 3 tháng.
11/10/2011, Thượng viện Mỹ quyết định trừng phạt Trung Quốc vì không chịu nâng giá đồng nhân dân tệ. Tính suốt cả năm 2011, đồng nhân dân tệ chỉ tăng được khoảng 3,83%, thấp hơn 30% so với giá trị thực theo quan điểm của phía Mỹ.
9. Đồng USD đánh bại các tài sản khác
Năm 2011, nhà đầu tư rút khoảng 38,8 tỷ USD khỏi quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi trong khi đó cùng kỳ năm 2010, 91,5 tỷ USD đã được đổ vào các thị trường này.
Nhìn vào diễn biến các chỉ số chứng khoán lớn bao gồm S&P 500, Dow Jones Stoxx 600, CAC 40, Nikkei 225 hay Shanghai Composite Index, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán toàn cầu và giúp các thị trường lên điểm khá tốt trong khoảng thời gian 7 tháng đầu năm 2011. Từ sau tháng 7/2011 đến nay, dòng tiền liên tục sụt giảm và đến nay chỉ số chính của các thị trường còn đóng cửa ở mức thấp hơn so với mức cuối năm 2010.
Rút tiền ra khỏi TTCK, nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến thị trường trái phiếu và tiền tệ. Theo EPFR, nhà đầu tư đã rút 9,5 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư vào chứng khoán toàn cầu trong tuần kết thúc ngày 14/12/2011 và họ đã rút tiền ra khỏi quỹ đầu tư vào chứng khoán đến 4 tuần liên tiếp. Quỹ trái phiếu đón nhận 1,1 tỷ USD và quỹ tiền tệ hút được 3,2 tỷ USD. Các quỹ trên thị trường tiền tệ đang trong thời gian hút vốn dài nhất tính từ khoảng thời gian 12 tuần vào quý 4/2008.
* Một số dự báo cho năm 2012
Dự báo kinh tế eurozone 2012 và 2013 của Morgan Stanley
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,569.20 | 5,129.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,622.30 | 4,142.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,754.10 | 13,294.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,722.60 | 1,322.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 169
- Truy cập hôm nay: 1069
- Lượt truy cập: 8856884