Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Gán nợ cho ngân hàng
2011-11-10 09:57:07

Sức ép trả nợ NH đang đè nặng lên các doanh nghiệp BĐS, do nhiều NH đang chạy với “tối hậu thư” kéo dư nợ phi sản xuất về mức 16% vào ngày 31-12.

Ráo riết đòi nợ
 
Tổng giám đốc một NH cổ phần có thế mạnh về cho vay mua nhà cho biết hơn mười tháng qua NH gần như không xét cho vay BĐS mà chỉ tập trung thu nợ. Để đảm bảo tiến độ giảm dư nợ cho vay BĐS theo quy định, NH cũng chỉ đạo nhân viên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở người vay. Thậm chí những trường hợp trả nợ trước hạn trước đây thường bị phạt nặng thì nay NH miễn luôn khoản phạt này.

Tuy nhiên, vị tổng giám đốc này thừa nhận dù đã nỗ lực song khoản nợ thu hồi được hiện chủ yếu tập trung vào các đối tượng là khách hàng cá nhân, những người vay tiền mua nhà trả góp. Trong khi đó, điều NH lo nhất không phải là khách hàng vay cá nhân mà chính là chủ đầu tư.

Phó tổng giám đốc một NH cho biết khách hàng khó một thì chủ đầu tư khó mười, vì phải gánh lãi cho những khoản vay hàng trăm tỉ đồng với lãi suất dao động 20-25%/năm. “Với những chủ đầu tư vay vốn ở thời điểm ra hàng thì còn cầm cự được, chứ nếu vay ngay từ khâu đền bù, giải tỏa đến nay chắc đã kiệt sức” - ông nói.

Theo vị lãnh đạo này, chỉ những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh mới đủ sức đền bù, giải tỏa xong mới vay vốn của NH để làm hạ tầng. Còn lại hầu hết đã vay ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Sau 3-4 năm gồng gánh trả lãi, đến thời điểm tung hàng ra bán thì thị trường đóng băng, sản phẩm không tiêu thụ được, NH thắt chặt tín dụng, lãi suất tăng cao nên đến nay gần như mất khả năng trả nợ.

Rơi vào trường hợp này, giải pháp đầu tiên là NH phải bắt tay vào giải quyết khó khăn cùng chủ đầu tư để... tự cứu mình. Theo đó, nếu dự án đang triển khai dở dang NH sẽ tiếp tục hỗ trợ để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường. Mặt khác, NH cũng yêu cầu chủ đầu tư phải có các biện pháp kích cầu như trả chậm không tính lãi, chiết khấu, tặng đồ nội thất... để nhanh chóng bán hàng, kể cả chấp nhận bán hòa vốn.

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần tại quận 1 (TP.HCM) thừa nhận đối với những trường hợp doanh nghiệp có dự án nhưng mất khả năng trả nợ, NH đã buộc chủ đầu tư phải “gán nợ” bằng các dự án, kể cả dự án đất nền, cao ốc căn hộ, tòa nhà văn phòng... Điều này cũng lý giải vì sao dư nợ phi sản xuất của nhiều NH gần đây giảm mạnh.

Lãnh đạo chi cục thuế tại một quận trung tâm TP.HCM cũng cho biết vài tháng qua ông đã trực tiếp ký hàng loạt hồ sơ đổi chủ các cao ốc, người nhận chuyển nhượng không ai khác là NH cho vay.

Hết đường lùi

Trong khi các NH đang ráo riết đòi nợ, chạy đua với việc kéo dư nợ cho vay BĐS xuống tỉ lệ bắt buộc, khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp BĐS lại rất thấp do phần lớn đang thua lỗ, lại không thể xoay đâu ra tiền trong tình hình thị trường BĐS đang rất u ám hiện nay. Theo báo cáo tài chính quý 3-2011 vừa được công bố, hàng loạt doanh nghiệp BĐS đều có kết quả kinh doanh thua lỗ.

Dư nợ bất động sản giảm mạnh

Theo báo cáo của NH Nhà nước TP.HCM, tính đến ngày 31-7 dư nợ cho vay BĐS của các NH trên địa bàn TP.HCM đã giảm 8,88% so với cuối năm 2010, còn 89.530 tỉ đồng, chiếm 11,96% trong tổng dư nợ. Nợ xấu BĐS chiếm 3,8% trong tổng dư nợ cho vay BĐS, trong đó khối NH cổ phần có tỉ lệ nợ xấu BĐS cao nhất, chiếm 2,61% trong tổng dư nợ cho vay BĐS của khối này.

Chẳng hạn, Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà (ITC) cho biết quý 3-2011 tiếp tục lỗ gần 38 tỉ đồng (lũy kế từ đầu năm đến nay lỗ gần 81 tỉ đồng), Công ty phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) lỗ 7,17 tỉ đồng, Công ty Vạn Phát Hưng (VPH) lỗ hơn 3 tỉ đồng, Công ty Địa ốc dầu khí (PVL) lỗ hơn 4,4 tỉ đồng... Theo giải trình của các doanh nghiệp, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thua lỗ này là do gánh nặng lãi vay và sản phẩm không tiêu thụ được. Chẳng hạn, trong quý 3-2011 PDR chỉ đạt doanh thu hơn 1 tỉ đồng, chủ yếu là phí giữ xe và tiền cho thuê nhà, trong khi các chi phí khác đều tăng.

Với diễn biến ngày càng xấu của thị trường BĐS cùng chính sách thắt chặt tín dụng, theo một số chuyên gia, khả năng trả được lãi vay của nhiều doanh nghiệp BĐS vẫn đang là một câu hỏi lớn, chưa nói đến chuyện trả được nợ gốc như kỳ vọng của các NH.

Đơn cử như trường hợp của PDR. Theo số liệu tại báo cáo tài chính quý 3-2011, tính đến cuối tháng 9-2011 doanh nghiệp này có khoản vay và nợ vay từ NH lên tới hơn 538 tỉ đồng, lãi suất phổ biến ở mức 21,6%. Như vậy, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp này phải chịu khoản lãi lên tới gần 9,9 tỉ đồng.

Tương tự, với các khoản vay và nợ ngắn hạn, vay dài hạn lên tới gần 420 tỉ đồng, bình quân mỗi tháng ITC phải chịu khoản lãi vay ít nhất là 8 tỉ đồng nếu tính với lãi suất 20%/năm, một khoản tiền khá lớn trong hoàn cảnh doanh nghiệp này lỗ nặng trong chín tháng đầu năm nay.

Khoản nợ vay của VPH không những không giảm mà còn tăng mạnh so với đầu năm. Tính đến cuối tháng 9-2011, doanh nghiệp này đang ôm một khoản nợ lên tới gần 590 tỉ đồng, trong đó hơn 450 tỉ đồng là vay NH, lãi suất phải trả hằng tháng đã lên tới hàng chục tỉ đồng.

Một chuyên gia NH cho rằng với việc mạnh tay siết tín dụng BĐS hiện nay, nhiều doanh nghiệp BĐS hoàn toàn mất khả năng trả nợ vay, trừ trường hợp phải bán bớt dự án. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, dù có muốn bán dự án, thậm chí bán lỗ vào thời điểm hiện nay cũng là câu chuyện khó khăn, khi hầu hết các “đại gia” BĐS đều đang ôm những cục nợ rất lớn.

 

Theo Ánh Hồng - Hải Đăng

Tuổi trẻ

http://cafef.vn/2011111008446376CA34/gan-no-cho-ngan-hang.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,541.805,101.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,599.604,119.60
100g ABC Bullion Bar
14,681.1013,221.10
1kg ABC Bullion Silver
1,718.701,318.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 169
  • Truy cập hôm nay: 439
  • Lượt truy cập: 8858528