TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị và Kinh doanh, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, để mặt bằng lãi suất có thể giảm trong thời gian tới, bên cạnh việc thắt chặt chính sách tiền tệ, cần thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp được Chính phủ đưa ra tại Nghị quyết 11/2011/NQ-CP.
Theo ông, vì sao lãi suất tiết kiệm tiếp tục xu hướng tăng và vượt trần cho phép?
Tôi cho rằng, nguyên nhân là do áp lực lạm phát không ngừng tăng trong 4 tháng qua. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng quý I/2011 đạt 4,81%, cao hơn hẳn so với quý I/2010 (chỉ tăng 3,34%). Tính đến ngày 21/4/2011, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 5,01% so với cuối năm trước.
Mặt khác, thanh khoản giữa các ngân hàng Việt Nam hiện không đồng đều. Để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi, đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng nhỏ sẵn sàng chi mức lãi suất vượt trần quy định 14%/năm. Các nhà băng lớn cũng không thể khoanh tay đứng nhìn, mà phải vào cuộc nâng lãi suất tiết kiệm nhằm giữ chân khách hàng gửi tiền.
Đồng thời, sự cạnh tranh để hoàn tất chỉ tiêu được giao giữa các chi nhánh của ngân hàng cũng khiến cuộc đua ngầm về lãi suất chưa có điểm dừng như mong đợi.
Trong khi cửa ra được cho là khá hạn hẹp khi phải kiểm soát dưới 20%, tại sao các ngân hàng vẫn chấp nhận chịu áp lực tăng chi phí đầu vào để tăng vốn huy động, thưa ông?
Khi tăng lãi suất huy động, các nhà băng sẽ nâng lãi suất cho vay. Hiện lãi suất cho vay thỏa thuận đã chạm ngưỡng 26%/năm, nhưng những khách hàng khát vốn vẫn chấp nhận vay, do lãi suất ngoài thị trường chợ đen còn cao hơn nhiều. Tuy vậy, các ngân hàng cũng kiểm soát chặt cửa vốn đầu ra và lựa chọn kỹ hơn khách hàng trước khi trao vốn.
Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn, thanh khoản tốt sẽ đem vốn kinh doanh trên liên ngân hàng. Hiện Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất tái cấp vốn lên 14%/năm, nhằm tránh tình trạng các nhà băng lớn, có lợi thế trong việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ trên thị trường mở để kinh doanh kiếm lời. Nhưng khi lãi suất tái cấp vốn tăng thì lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng theo, có thời điểm lên đến 20%/năm. Song ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản vẫn phải chấp nhận vay, đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng và lãi suất huy động từ đó cũng được điều chỉnh tăng thêm.
Vậy thời gian tới, chúng ta cần có giải pháp nào để kiểm soát lãi suất?
Lãi suất chỉ có thể giảm khi áp lực lạm phát được kiểm soát. Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, không chỉ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, mà phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt việc cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách, cũng như các giải pháp được đưa ra tại Nghị quyết 11/2011/NĐ-CP.
Đối với ngân hàng, cần hỗ trợ về thanh khoản cho những nhà băng quy mô nhỏ, chưa có nhiều lợi thế về thị phần huy động vốn. Ngân hàng Nhà nước cần bơm tiền qua thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng nhỏ, thiếu vốn.
Theo Vân Linh
Báo Đầu tư
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,184.70 | 4,784.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,305.90 | 3,915.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,803.70 | 12,653.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,683.20 | 1,333.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 82
- Truy cập hôm nay: 4035
- Lượt truy cập: 8611694