Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Giải pháp vốn cho doanh nghiệp : Tính toán từ nội lực
2011-05-18 09:08:03

DN khát vốn nên nghĩ đến việc tận dụng mọi nguồn vốn tự có, nguồn vốn nội bộ. DN còn tiềm năng, còn dư dả, thì nên san sẻ cho đối tác, bạn hàng.

Tọa đàm “Giải pháp vốn cho DN” do DĐDN tổ chức mới đây nhận được sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp. Dưới đây là ý kiến của ba chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, xuất nhập khẩu.

Chứng minh khả năng hấp thụ vốn

Hầu hết DN VN đang đi tìm lời giải cho bài toán vốn, khi những kênh huy động vốn truyền thống gặp khó khăn. Đâu là vấn đề nổi cộm trong bài toán này ?

Ông Trần Sĩ Chương :

Mỗi DN có một hoàn cảnh xuất phát, nền tảng, cơ hội, lợi thế và đặc thù kinh doanh khác nhau. Vốn nên hiểu không chỉ là tiền bạc hay tài sản, mà quan trọng là con đường mà mỗi DN đã và sẽ “thủ thân” như thế nào để vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay. Việc thắt chặt tín dụng từ hệ thống NH hiện chưa hẳn đã làm “chết” các DN. Tín dụng trong dân gian còn nhiều. DN VN lại rất có khả năng xoay xở và ứng phó với tình hình.

Ông Phạm Thiện Long - P.TGĐ Ngân hàng Phát triển Nhà TP HCM (HD Bank) : DN trước hết phải dựa vào nội lực của bản thân mình, dựa vào nội lực của các cổ đông để tăng vốn chủ sở hữu

Ông Phạm Thiện Long :

Các DN hiện đang khó khăn về vốn, nhưng mức độ khó khác nhau. Những DN phi sản xuất như DN kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán thực sự gặp khó, nhưng những DN kinh doanh tốt, những DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn thì việc tiếp cận nguồn vốn vẫn tương đối dễ dàng do được nhiều chính sách ưu đãi từ nhà nước và các tổ chức tài chính.

Ông Nguyễn Duy Dũng :

Nếu DN chứng minh được dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ vay, thì trên cơ sở các NH cũng là những tổ chức kinh doanh, họ sẽ không có lý do gì không cho vay. Vấn đề thuộc về bài toán kinh doanh, với mức lãi cao ngất như hiện nay thì DN không chịu nổi, chứ không phải là DN không vay nổi. Khả năng thanh toán chi phí phải trả nợ vốn, lãi vay, trong bối cảnh chung lãi suất cao như vậy, là rất khó. Tôi gặp 10 DN, thì cũng có 10 DN nói rằng với lãi suất này, chỉ... đóng cửa ngồi chơi cho đỡ khổ (!).

Như vậy, vấn đề có lẽ không phải là huy động được vốn hay không, mà là DN hấp thụ vốn như thế nào... ?

Ông Phạm Thiện Long :

Khi chi phí đầu vào của DN tăng trong khi cầu không tăng hoặc sụt giảm thì hoạt động của DN sẽ gặp khó khăn. Nhưng những DN có năng lực cạnh tranh, sản phẩm có thương hiệu và uy tín, kinh doanh những sản phẩm thiết yếu thì “cầu” không co giãn nhiều khi giá bán sản phẩm tăng, họ vẫn hoạt động có hiệu quả, vẫn có lợi nhuận do đã chuyển chi phí đầu vào cho người mua. Việc tăng giá bán giúp họ đảm bảo biên độ lợi nhuận không thay đổi so với ban đầu.

Ông Trần Sĩ Chương :

Ông Trần Sĩ Chương - chuyên gia kinh tế : Vấn đề vốn mới là một phần, điểm cốt yếu là người lãnh đạo tự nhìn lại, xem cái gốc vấn đề đang ở đâu

Tín dụng trong dân gian tuy còn có nhiều, nhưng rõ ràng cơ hội huy động cũng sẽ chỉ dành cho những ai chứng minh được là việc kinh doanh của họ sẽ có khả năng sinh lời, mà khả năng sinh lời này lại phải đạt ở mức rất cao, theo tính toán là phải trên 40%.

Vậy có bao nhiêu DN huy động được vốn? Chính vào lúc này, nguyên tắc bất biến trong kinh doanh cần được DN xem lại. Chỉ có một con đường để DN hấp thu vốn có hiệu quả. đó là nhìn lại mình, tỉnh táo vạch đường hướng linh hoạt phù hợp với nguyên tắc quản trị kinh doanh của DN, nhưng cũng phù hợp với thời thế.

Ông Nguyễn Duy Dũng :

Thực ra, việc tăng giá từ đầu vào nguyên liệu là một quá trình. Trong quá trình đó, DN nào tỉnh táo, sẽ phải dự đoán trước mức tăng như hiện nay và đã có phương án đối phó.

Cái khó của DN lúc này vẫn là vấn đề lãi suất. Tôi vẫn giữ quan điểm các NH cũng là DN, khi đầu vào tăng, họ sẽ phải tăng đầu ra. Các DN kinh doanh cũng làm tương tự để cân đối. Chung quy, người tiêu dùng, khách hàng sau cùng mới là đối tượng trực tiếp chịu tác động của vòng quay đó.

Trung gian, thông tin về kênh dẫn vốn

Ngoài tín dụng NH, cửa huy động từ các kênh khác có rộng mở ở thời điểm này ?

Ông Trần Sĩ Chương :

Muốn thu hút được vốn từ các quỹ đầu tư hay vay nợ quốc tế, DN phải tính toán được câu chuyện toàn cầu, đồng thời, ước tính hoàn cảnh riêng của đất nước, khả năng của DN mình, từ đó mới đánh giá được có cơ hội cho “cửa” huy động vốn hay không. Tương tự, các kênh huy động vốn khác cũng như vậy.

Như có nói, vốn không chỉ là tiền. DN nên xem vốn còn là những vấn đề cốt lõi cơ bản nhất mà họ đang sở hữu nhân lực, đối tác, bạn hàng, thương hiệu, hình ảnh... Trên cơ sở rà soát những giá trị hiện có, xác định ưu thế của mình, từ đó làm xuất phát cho con đường huy động vốn. Chẳng hạn, một DN có thương hiệu, uy tín, có quan hệ với nhiều đối tác tốt, thì đây chính là thời điểm tận dụng thương hiệu, uy tín để tìm vốn từ các đối tác cũ và mới.

Ông Nguyễn Duy Dũng - TGĐ CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex): Không phải không có cơ hội cho DN huy động vốn ngoài ngân hàng, mà chủ yếu do DN thiếu thông tin

Ông Nguyễn Duy Dũng :

Không phải không có cơ hội cho DN huy động vốn ngoài NH, mà chủ yếu là do DN thiếu thông tin. Rất có thể vẫn có nhiều quỹ đầu tư đang tìm kiếm cơ hội rót vốn cho những DN có tiềm năng tăng trưởng cao, việc vay nợ quốc tế cũng thế. Nhưng đâu là trung gian, cầu nối để quỹ đầu tư tìm thấy DN, hoặc DN tìm được quỹ đầu tư? Điều này còn rất mơ hồ, nếu không muốn nói là hầu như các bên đều phải tự mò mẫm tìm nhau.

Chúng tôi rất mong là những tổ chức có vai trò đại diện cho tiếng nói của cộng đồng DN như VCCI, sẽ đứng ra làm trung gian, tập hợp, công bố thông tin và hỗ trợ ráp nối các đối tác lại với nhau. Chỉ có như vậy thì cơ hội huy động vốn từ những nguồn này mới thật sự rộng mơ...

Ông Phạm Thiện Long :

Theo quy luật cung cầu, chi phí vốn phụ thuộc vào cung cầu vốn trên thị trường. Hiện nay, chi phí vốn tăng cao do nguồn cung nguồn vốn bị hạn chế, thì việc huy động vốn từ các nguồn nêu trên không phải dễ dàng, cũng gặp nhiều khó khăn.

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu cho các NH cũng không khả thi, do dư nợ trái phiếu DN được tính vào dư nợ của NH, các NH không còn mặn mà đầu tư vào trái phiếu.

Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các quỹ đầu tư cũng không khả thi do kinh tế vĩ mô của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều biến động bất lợi, rủi ro đầu tư vẫn còn rất lớn, chi phí vốn hiện đang rất cao, các quỹ đầu tư không muốn đầu tư.

Huy động vốn thông qua vay mượn nước ngoài cũng không khả thi, do bị giới hạn bởi quy định, thủ tục của NHNN.

Do đó, cái khó lớn nhất của DN khi huy động vốn từ những kênh này đó chính là do sự biến động liên tục của thị trường dẫn đến việc hạn chế đầu tư và bị giới hạn các thủ tục quy định.

Tình hình càng khó, thì những giải pháp cụ thể lại càng cần. Bên cạnh các sản phẩm tín dụng hiện có, có thể làm gì khơi thông dòng vốn “tiềm ẩn” ?

Ông Phạm Thiện Long :

Vốn hoạt động của DN dựa vào hai nguồn: huy động và tự có. Trong trường hợp nguồn vốn huy động đang gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận, chi phí vốn tăng cao thì các DN trước hết phải dựa vào nội lực của bản thân mình, dựa vào nội lực của các cổ đông để tăng vốn chủ sở hữu.

Tôi cho rằng các DN vẫn có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đồng thời, cũng cần xem xét việc giảm đầu tư lớn, dừng các dự án chưa cần thiết, không đầu tư hay thực hiện những dự án có khả năng sinh lời thấp, không chắc chắn. Chuyển đầu tư sang các dự án được khuyến khích đầu tư.

Ông Nguyễn Duy Dũng :

Loại trừ yếu tố lãi suất cao, thì hiện các NHTM đều hoạt động theo cơ chế thị trường, coi DN như một đối tác. Có một số NH khó khăn về thanh khoản nên không dễ dàng “thỏa thuận”. Nhưng vẫn có một số NH lớn sẵn sàng tăng trích lập dự phòng để hỗ trợ DN truyền thống, với lãi suất thỏa thuận linh hoạt. Rõ ràng là DN phải có phương án kinh doanh thể hiện xứng đáng với “định mức tín nhiệm” đó.

Bản thân Seaprodex cũng có thể huy động vốn từ chính cán bộ nhân viên như một nguồn không áp lực lãi suất, nhưng chúng tôi vẫn thấy chưa đến lúc phải tính phương án này.

Ông Trần Sĩ Chương :

Một nguyên tắc cơ bản của hoạt động kinh doanh là tăng thu, giảm chi, tích cực tái cấu trúc để làm cho hệ thống ngày càng tinh gọn hơn. Quyết liệt, triển khai triệt để nguyên tắc đó vào lúc này càng cần thiết. Việc khai thông dòng vốn mới, cũng phụ thuộc không nhỏ vào khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư của DN.

Trong lúc này, DN khát vốn nên nghĩ đến việc tận dụng mọi nguồn vốn tự có, nguồn vốn nội bộ. DN còn tiềm năng, còn dư dả, thì nên san sẻ cho đối tác, bạn hàng. Đó cũng là tận dụng cơ hội đầu tư. Khủng hoảng của người này sẽ là cơ hội của người kia, và là sự tương trợ lẫn nhau trên mỗi thế mạnh của từng DN.

Dù vậy, vấn đề vốn mới chỉ là một phần. Điểm cốt yếu là người lãnh đạo tự nhìn lại, xem cái gốc vấn đề đang ở đâu !

Xin cảm ơn !

Theo Lê Mỹ
Diễn đàn doanh nghiệp





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,180.904,780.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,302.803,912.80
100g ABC Bullion Bar
13,793.6012,643.60
1kg ABC Bullion Silver
1,682.201,332.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 60
  • Truy cập hôm nay: 4013
  • Lượt truy cập: 8611672