Từ ngày 11/03/2011 khi sóng thần tấn công nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt một số nước tại châu Âu, đã trở nên vô cùng thận trọng với rủi ro từ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Chính phủ Italia đã phải nhượng bộ dư luận và tạm thời trì hoãn một số dự án điện hạt nhân thêm một năm nữa. Có thể chính phủ Italia sẽ hoàn toàn từ bỏ những dự án này nếu không hài lòng với quy định an toàn mới của châu Âu.
Phản ứng như trên cũng hoàn toàn dễ hiểu. Bao thập kỷ nay, chính phủ các nước phương Tây không ngớt lo lắng về tai nạn hạt nhân. Phản ứng mới đây dù vậy cũng có phần thái quá.
Sẽ mất nhiều năm mới có thể bình ổn được tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, thế nhưng thông tin gần đây cho thấy các kỹ thuật viên đang kiềm soát rò rỉ hạt nhân khá tốt.
Cần nhớ rằng dù một số chất độc hại đã bị rò rỉ khỏi nhà máy và mức độ phóng xạ tại không ít nước trên thế giới đã tăng lên, chưa có nguy hiểm xảy đến.
Sự lo lắng của quốc tế xung quanh khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima và nói rộng hơn đến năng lượng hạt nhân, phần nhiều không phải do tai nạn hạt nhân này mà bởi ký ức chưa phai vẻ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Tính toán với công cụ hiện đại của ngày nay cũng không thể đánh giá chính xác thiệt hại từ thảm họa hạt nhân Chernobyl. Con số thương vong mà các tổ chức đưa ra chênh lệch rất lớn.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Chương trình phát triển liên hợp quốc vào năm 2005 ước tính khoảng 5.000 người đã thiệt mạng.
Trong khi đó một số tổ chức khác tuyên bố nếu tính cả số người gián tiếp phải chịu bệnh ung thư, con số có thể lên tới 1 triệu người.
Tuy nhiên Fukushima không phải là Chernobyl. Cho đến nay, chưa có người nào thiệt mạng trực tiếp do tai nạn hạt nhân tại nhà máy này.
Để có con số so sánh tốt hơn, mỗi năm có tới 20.000 công nhân trong ngành khai mỏ tại Trung Quốc thiệt mạng. Trung Quốc tham vọng khai thác càng nhiều năng lượng càng tốt.
Năng lượng hạt nhân cũng có nhiều điểm hạn chế. Thứ nhất, phải nói đến rác thải phóng xạ mà nhà máy thải ra, cực kỳ nguy hiểm trong suốt hàng ngàn năm và cần phải được chôn vùi. Tuy nhiên tác hại của ngành dầu, khí đốt và than đá đến môi trường cũng rất lớn.
Tại Trung Quốc, khi hoạt động khai thác mỏ tại một khu vực hoàn tất, đất tại khu vực đó cũng không thể nào dùng được cho canh tác nông nghiệp hay cho con người sử dụng và các động, thực vật cũng khó sống. Không chỉ có vậy, các mỏ trong lòng đất cũng tạo ra mối họa lớn đối với đất bề mặt.
Nhiêu liệu hóa thạch thải ra khí cacsbon dioxit. Hoạt động đốt cháy than đá tại Trung Quốc không được kiểm soát, không khí ô nhiễm nặng nề và dẫn đến hàng nghìn cái chết không được công bố. Năng lượng hạt nhân thải ra lượng độc chỉ chấp nhận khoảng 1% đến 2% khí cácbon dioxide.
Xét trên nhiều phương diện, nhiên liệu hóa thạch nguy hiểm với sức khỏe của con người và gây hại đến môi trường nhiều hơn rất nhiều so với năng lượng hạt nhân.
Thực tế của việc một nhà máy điện hạt nhân đã có tuổi thọ vài chục năm sử dụng công nghệ cũ chịu tác động nặng nề và cho đến nay chưa xả ra lượng phóng xạ lớn nói lên rất nhiều về mức độ an toàn tương đối của công nghệ nhà máy điện hạt nhân. Các nhà máy mới sẽ còn áp dụng tiêu chuẩn an toàn cao hơn.
Thực tế, “sức khỏe” của ngành hạt nhân không nên xung quanh việc liệu nó an toàn hay thân thiện với môi trường hơn so với than đá hay dầu mà về việc nó có khả thi về mặt tài chính không. Phải tiêu tốn rất nhiều tiền để xây nhà máy điện hạt nhân và khi muốn nâng cấp, chi phí còn cao hơn nữa. Nội bộ chính trường Mỹ nhiều tháng nay đã bất đồng về vấn đề này.
Tuy nhiên, bất kể nước Mỹ muốn gì, nhiều nước đang phát triển sẽ vẫn tiếp tục kiếm nguồn năng lượng mới. Trong trung hạn, họ có 2 lựa chọn: than đá và hạt nhân.
Trung Quốc, Ấn Độ và Algeria cho đến nay đều vẫn cương quyết với mục tiêu xây nhà máy điện hạt nhân.
Cuối cùng, sự sự hãi của thế giới về năng lượng hạt nhân cũng sẽ giảm bớt bởi nó cần phải như vậy. Năng lượng hạt nhân sẽ phát triển mạnh trong tương lai không xa bởi nhu cầu năng lượng của thế giới đang tăng nhanh.
Năng lượng hạt nhân đóng vai trò không thể thay thế trong hoạt động sản xuất năng lượng. Thách thức lớn nhất ở đây là cần đảm bảo các nước đầu tư vào loại năng lượng đắt đỏ này cũng sẽ chi số tiền đủ để ngăn một thảm họa Fukushima thứ 2.
Ngọc Diệp
Theo AsiaMoney (Edition April 2011)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,159.60 | 4,759.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,285.10 | 3,895.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,736.70 | 12,586.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,672.00 | 1,322.00 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 123
- Truy cập hôm nay: 3584
- Lượt truy cập: 8611243