Chính sách xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá?
2009-11-27 10:00:17
Nếu Chính phủ còn tiếp tục duy trì chính sách hai tỷ giá thì biện pháp can thiệp mạnh này chỉ có tác dụng nhất thời.
Trong ngày 25.11, Chính phủ đã đưa ra hai biện pháp mạnh nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, bao gồm điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 17.961 VND/USD và tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu thêm 1%.
Đây là những chính sách kịp thời và cần thiết để làm giảm căng thẳng thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, nếu Chính phủ còn tiếp tục duy trì chính sách hai tỷ giá thì biện pháp can thiệp mạnh này chỉ có tác dụng nhất thời.
Nó chỉ thực sự có tác dụng nếu như nó được coi như là một bước khởi đầu trong chính sách xoá bỏ chế độ hai tỷ giá, một đòi hỏi cần thiết trong một chương trình dài hạn xây dựng “thương hiệu” cho VND như là một đồng tiền có giá trị.
Trong ngày 25.11, Chính phủ đã đưa ra hai biện pháp mạnh nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, bao gồm điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 17.961 VND/USD và tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu thêm 1%.
Đây là những chính sách kịp thời và cần thiết để làm giảm căng thẳng thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, nếu Chính phủ còn tiếp tục duy trì chính sách hai tỷ giá thì biện pháp can thiệp mạnh này chỉ có tác dụng nhất thời.
Nó chỉ thực sự có tác dụng nếu như nó được coi như là một bước khởi đầu trong chính sách xoá bỏ chế độ hai tỷ giá, một đòi hỏi cần thiết trong một chương trình dài hạn xây dựng “thương hiệu” cho VND như là một đồng tiền có giá trị.
Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hiện tại đối với thị trường ngoại hối
Về tổng thể, mặc dù tổng cán cân thanh toán của Việt Nam bị âm trong hai năm 2008 và 2009 nhưng nếu xét trong một giai đoạn dài hơn thì tình hình không phải đáng lo ngại. Việt Nam đã tích luỹ được trên 20 tỉ USD trong giai đoạn 2000 – 2009 (xem hình). Lượng ngoại tệ này một phần được đưa vào quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, một phần khác được tích trữ trong dân.
Nếu quả thực trong năm vừa rồi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia giảm từ 22 tỉ USD xuống mức 17 tỉ USD (theo báo cáo của một số tổ chức nước ngoài), sau khi giảm trừ thâm hụt tổng thể và vốn FFI rút khỏi Việt Nam, thì riêng trong năm 2009 lượng dự trữ ngoại tệ trong dân đã tăng thêm ít nhất 3 tỉ USD. Đây là một thực tiễn đáng lưu ý để khẳng định căng thẳng của thị trường ngoại hối hiện tại là do lượng ngoại tệ khá lớn này không được đưa vào lưu thông.
Thị trường ngoại hối của Việt Nam hiện nay là một thị trường hai tỷ giá. Một bộ phận doanh nghiệp bị bắt buộc phải bán USD hoặc được ưu đãi mua USD theo tỷ giá chính thức. Bộ phận còn lại mua bán USD trên thị trường tự do với tỷ giá thị trường.
Trong suốt năm 2009, tỷ giá chính thức luôn thấp hơn tỷ giá tự do khoảng 500 VND. Gần đây, mức chênh lệch lên đến trên 1.000 VND, thậm chí trên 2.000 VND. Khi mức chênh lệch ngày càng lớn, một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu thuộc diện bắt buộc phải bán USD không muốn bán USD cho ngân hàng.
Những doanh nghiệp thuộc diện được mua USD theo tỷ giá chính thức không thể tìm được nguồn cung từ ngân hàng sẽ buộc phải tìm nguồn cung trên thị trường tự do hoặc tìm cách thoả thuận mua USD từ các doanh nghiệp có USD theo tỷ giá tự do.
Đồng thời người dân lại càng có mong muốn giữ USD vì kỳ vọng VND tiếp tục mất giá. Hệ quả là thị trường ngoại hối tự do càng trở nên căng thẳng, tạo vòng xoáy, đẩy tỷ giá VND/USD ngày càng cao hơn so với tỷ giá chính thức.
Điều gì xảy ra khi chính phủ đưa ra chính sách “can thiệp mạnh”? Tôi cho rằng chính sách này của Chính phủ chỉ có tác dụng nhất thời nếu như chính sách hai tỷ giá vẫn được duy trì.
Một mặt, việc nâng tỷ giá chính thức thêm 3,44% có thể sẽ khiến tình trạng căng thẳng của thị trường ngoại hối được tạm thời giải quyết một phần.
Tuy nhiên, mức tỷ giá 18.500 VND/USD vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 19.000 VND/USD trên thị trường tự do nên vẫn chưa giải quyết được vấn đề kỳ vọng tỷ giá.
Nếu như kỳ vọng VND mất giá vẫn còn đó thì một phần lượng ngoại tệ sẽ bị dân chúng hoặc một bộ phận doanh nghiệp khác gom vào tích giữ. Vấn đề khan hiếm ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn không được giải quyết. Ngoại tệ chỉ chuyển từ kho tích trữ này sang kho tích trữ khác.
Một khi chênh lệch giữa tỷ giá tự do và tỷ giá chính thức vẫn được duy trì, các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc phải bán ngoại tệ sẽ lại thấy “bị thiệt thòi” và do đó sẽ không có động lực bán USD nữa. Căng thẳng thị trường ngoại hối lại diễn ra. Một vòng xoáy mới gây áp lực phá giá VND lại hình thành.
Tất nhiên Chính phủ có thể kỳ vọng rằng sẽ có một nguồn cung ngoại tệ “tự phát” cho thị trường tự do sớm xuất hiện, chẳng hạn từ kiều hối hay du lịch, khiến cho tỷ giá tự do sẽ quay trở lại ngang bằng với tỷ giá chính thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa kết thúc thì đây là một hy vọng mong manh.
Tóm lại, việc duy trì chế độ hai tỷ giá, tại đó tỷ giá chính thức thấp hơn tỷ giá tự do, sẽ khó có thể ngăn cản sự hình thành một vòng xoáy mới gây áp lực phá giá VND.
Xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá có đáng ngại?
Biện pháp can thiệp mạnh hiện tại chỉ thực sự có hiệu quả nếu như nhà nước coi đó như là bước khởi đầu trong một chính sách tổng thể xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá.
Tuy nhiên, Chính phủ lại có một số e ngại về việc cho phép dân chúng được trực tiếp mua bán ngoại tệ với ngân hàng. Bỏ qua các e ngại về ảnh hưởng dài hạn (như người dân sẽ mua ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không thiết thực, Chính phủ khó kiểm soát thị trường ngoại hối v.v.), những e ngại mà tôi cho rằng không có cơ sở, tôi tập trung vào một e sợ đáng kể trong ngắn hạn, rằng một khi cho phép dân chúng mua ngoại tệ tự do từ ngân hàng, dân chúng sẽ đổ xô đi mua ngoại tệ để tích trữ dẫn đến làm suy sụp dự trữ ngoại hối.
Lo ngại trên của Chính phủ là đáng ghi nhận vì tại thời điểm hiện tại dân chúng đang không tin tưởng vào VND. Nhưng tôi cho rằng đây là một lo ngại ngược. Chính sách hai tỷ giá là nguyên nhân khiến cho dân chúng không tin tưởng vào VND chứ không phải vì dân không tin tưởng vào VND khiến chúng ta phải duy trì chế độ hai tỷ giá.
Nếu như Chính phủ thành công trong việc thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài không rút vốn khỏi Việt Nam thì lo ngại trên đối với việc loại bỏ chính sách hai tỷ giá có thể dễ dàng vượt qua.
Chính phủ chỉ cần tích một lượng ngoại tệ tích luỹ đủ lớn, chẳng hạn 5 tỉ USD (mức cao hơn so với dự trữ ngoại tệ ở trong dân chúng – ước khoảng 3 tỉ USD), để sẵn sàng cung cấp cho dân chúng có nhu cầu tích trữ ngoại tệ khi bắt đầu chương trình xóa bỏ cơ chế hai tỷ giá.
Với một quỹ dự trữ ngoại hối khoảng 17 tỉ USD và với cơ chế vay USD từ các tổ chức quốc tế khá dễ dàng như hiện nay, việc huy động 5 tỉ USD vào một quỹ sẵn sàng thực hiện chính sách xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá là điều hoàn toàn an toàn và khả thi.
Trình tự loại bỏ chính sách hai tỷ giá có thể mô tả một cách giản đơn như sau. Một mặt Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì việc cung cấp ngoại tệ cho các đơn vị cần thiết nhập khẩu ở mức 18.500 VND, mặt khác các ngân hàng sẵn sàng bán cho dân chúng ngoại tệ ở mức tỷ giá thấp hơn tỷ giá thị trường tự do một khoảng nhất định, chẳng hạn 100 VND, đủ để hấp dẫn người mua và đủ để khiến cho những người tích USD không còn thấy có lợi nhuận đủ lớn để giữ USD.
Nếu như thị trường tự do chấp nhận hạ tỷ giá về mức bằng hoặc thấp hơn mức bán ở các ngân hàng thì Chính phủ có thể tiếp tục hạ mức bán xuống thấp hơn để kéo tỷ giá tự do về mức tỷ giá chính thức. Song song với quá trình đó, Chính phủ có thể nâng tỷ giá chính thức để gần với mức tỷ giá bán cho dân chúng. Quá trình “dò dẫm” này sẽ tiếp diễn trong một thời gian khiến cho mức tỷ giá chính thức và tự do ngang bằng nhau.
Song song với quá trình trên, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp khác (đã được thực hiện) như nâng lãi suất VND để tạo thêm hấp dẫn cho VND cũng như sử dụng một số biện pháp hành chính ngắn hạn để giảm nhập siêu để làm cho chi phí xoá bỏ chế độ hai tỷ giá ở mức thấp nhất. Sau một thời gian, người dân thấy rằng việc tích luỹ USD là không có lợi, nhu cầu tích luỹ sẽ giảm. Người dân sẽ bán USD ra và Chính phủ lại mua lại để tăng dự trữ ngoại hối và trả nợ nước ngoài.
Một khi tỷ giá được quyết định bởi thị trường, Chính phủ sẽ không phải sợ VND mất giá hay tăng giá. Quỹ dự trữ ngoại hối được dùng chủ yếu vào việc điều hoà thị trường ngoại hối, ngăn không cho tỷ giá tăng nhanh quá hoặc giảm nhanh quá khi có biến động bên ngoài hoặc mùa vụ xảy ra. Một số chính sách kiểm soát dòng vốn ra – vào Việt Nam có thể được ban hành. Giá trị VND trong dài hạn khi đó chỉ còn phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của nền kinh tế và chi tiêu của chính phủ Việt Nam.
Vàng có thể giúp ích gì cho vấn đề ổn định tỷ giá?
Giá vàng tăng hiện nay chỉ là thủ phạm góp phần làm tổng cán cân thanh toán trở nên mất cân đối hơn, gây sức ép lên tỷ giá, nếu như Nhà nước vẫn tiếp tục chính sách hai tỷ giá. Nếu loại bỏ chính sách hai tỷ giá, vàng thậm chí có thể còn giúp cho thị trường ngoại hối được bình ổn.
Do USD hiện tại có xu hướng bị mất giá so với vàng, hay nói cách khác, vàng có thể đảm bảo chức năng bảo tồn vốn tốt hơn USD, nên lý do duy nhất khiến người dân còn tha thiết giữ USD là vấn đề thanh khoản. Trong chế độ hai tỷ giá, người dân có động cơ giữ USD vì khi cần dùng USD, họ buộc phải mua ở thị trường tự do với mức cao hơn so với tỷ giá chính thức.
Nếu như Nhà nước đảm bảo rằng bất kỳ khi nào cần USD dân chúng cũng có thể mua USD thì nhu cầu dự trữ USD để đảm bảo thanh khoản sẽ không còn. Khi đó người dân sẽ bán USD để mua vàng làm phương tiện tích trữ.
Nếu điều này xảy ra thì có thể VND sẽ tăng giá trở lại so với USD thay vì bị mất giá. Khi đó giá vàng tăng hoàn toàn là do nhu cầu tích trữ vàng trên phạm vi toàn cầu chứ không phải bị tăng kép vì tỷ giá như hiện tại. Bài toán tiếp theo có lẽ là Nhà nước, hệ thống ngân hàng cần có chính sách khuyến khích người dân gửi vàng vào ngân hàng một cách thuận lợi thay vì cất trong tủ.
Với lượng vàng của dân được gửi vào ngân hàng có tính dài hạn, Chính phủ có thể sử dụng để bảo lãnh vay USD từ các quỹ tài chính trên thế giới nhằm để cân đối với lượng USD xuất ra để nhập khẩu vàng mà không làm thay đổi cung cầu ngoại tệ ở trong nước.
Một số lưu ý cuối cùng
Có thể ai đó lo sợ rằng khi Chính phủ bán USD cho dân chúng để thực hiện chính sách xoá bỏ chế độ hai tỷ giá sẽ khiến cho một lượng lớn VND phải thu về, gây ra căng thẳng trên thị trường tín dụng VND. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn hiện nay.
Sau một năm sử dụng các biện pháp nới lỏng tín dụng, việc đưa tín dụng về mức bình thường là một việc làm cần thiết. Hơn nữa, lượng tiền VND thu về thông qua việc bán USD ra thị trường sẽ không nhiều lắm so với tổng lượng tín dụng cung cấp ra thị trường hàng năm.
Việt Nam sắp bước sang một giai đoạn phát triển mới đòi hỏi một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Điều này chỉ có thể khi đồng tiền của nền kinh tế đó có giá trị – một đồng tiền được dân tin tưởng làm phương tiện thanh toán, tiết kiệm, và tính toán kinh tế. Việc xoá bỏ chính sách hai tỷ giá là một việc phải làm để đạt được mục đích này.
Bởi hiện tại Chính phủ đã buộc phải nâng tỷ giá chính thức VND/USD thêm 5,44%, sẽ là kinh tế hơn nếu Chính phủ coi đây là một bước khởi đầu trong một chính sách tổng thể xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá.
Chính phủ có lẽ cần tuyên bố rõ ràng với dân chúng lịch trình, chẳng hạn ba tháng, để xóa bỏ cơ chế này. Một khi dân chúng có thông tin đầy đủ và chắc chắn vào chủ trương của Chính phủ, tình trạng căng thẳng ngoại hối có thể sẽ giảm đi đáng kể, khiến cho chi phí thực cho chính sách xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá còn rất thấp.
Theo Đinh Tuấn Minh
SGTT
Nếu quả thực trong năm vừa rồi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia giảm từ 22 tỉ USD xuống mức 17 tỉ USD (theo báo cáo của một số tổ chức nước ngoài), sau khi giảm trừ thâm hụt tổng thể và vốn FFI rút khỏi Việt Nam, thì riêng trong năm 2009 lượng dự trữ ngoại tệ trong dân đã tăng thêm ít nhất 3 tỉ USD. Đây là một thực tiễn đáng lưu ý để khẳng định căng thẳng của thị trường ngoại hối hiện tại là do lượng ngoại tệ khá lớn này không được đưa vào lưu thông.
Thị trường ngoại hối của Việt Nam hiện nay là một thị trường hai tỷ giá. Một bộ phận doanh nghiệp bị bắt buộc phải bán USD hoặc được ưu đãi mua USD theo tỷ giá chính thức. Bộ phận còn lại mua bán USD trên thị trường tự do với tỷ giá thị trường.
Trong suốt năm 2009, tỷ giá chính thức luôn thấp hơn tỷ giá tự do khoảng 500 VND. Gần đây, mức chênh lệch lên đến trên 1.000 VND, thậm chí trên 2.000 VND. Khi mức chênh lệch ngày càng lớn, một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu thuộc diện bắt buộc phải bán USD không muốn bán USD cho ngân hàng.
Những doanh nghiệp thuộc diện được mua USD theo tỷ giá chính thức không thể tìm được nguồn cung từ ngân hàng sẽ buộc phải tìm nguồn cung trên thị trường tự do hoặc tìm cách thoả thuận mua USD từ các doanh nghiệp có USD theo tỷ giá tự do.
Đồng thời người dân lại càng có mong muốn giữ USD vì kỳ vọng VND tiếp tục mất giá. Hệ quả là thị trường ngoại hối tự do càng trở nên căng thẳng, tạo vòng xoáy, đẩy tỷ giá VND/USD ngày càng cao hơn so với tỷ giá chính thức.
Điều gì xảy ra khi chính phủ đưa ra chính sách “can thiệp mạnh”? Tôi cho rằng chính sách này của Chính phủ chỉ có tác dụng nhất thời nếu như chính sách hai tỷ giá vẫn được duy trì.
Một mặt, việc nâng tỷ giá chính thức thêm 3,44% có thể sẽ khiến tình trạng căng thẳng của thị trường ngoại hối được tạm thời giải quyết một phần.
Tuy nhiên, mức tỷ giá 18.500 VND/USD vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 19.000 VND/USD trên thị trường tự do nên vẫn chưa giải quyết được vấn đề kỳ vọng tỷ giá.
Nếu như kỳ vọng VND mất giá vẫn còn đó thì một phần lượng ngoại tệ sẽ bị dân chúng hoặc một bộ phận doanh nghiệp khác gom vào tích giữ. Vấn đề khan hiếm ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn không được giải quyết. Ngoại tệ chỉ chuyển từ kho tích trữ này sang kho tích trữ khác.
Một khi chênh lệch giữa tỷ giá tự do và tỷ giá chính thức vẫn được duy trì, các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc phải bán ngoại tệ sẽ lại thấy “bị thiệt thòi” và do đó sẽ không có động lực bán USD nữa. Căng thẳng thị trường ngoại hối lại diễn ra. Một vòng xoáy mới gây áp lực phá giá VND lại hình thành.
Tất nhiên Chính phủ có thể kỳ vọng rằng sẽ có một nguồn cung ngoại tệ “tự phát” cho thị trường tự do sớm xuất hiện, chẳng hạn từ kiều hối hay du lịch, khiến cho tỷ giá tự do sẽ quay trở lại ngang bằng với tỷ giá chính thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa kết thúc thì đây là một hy vọng mong manh.
Tóm lại, việc duy trì chế độ hai tỷ giá, tại đó tỷ giá chính thức thấp hơn tỷ giá tự do, sẽ khó có thể ngăn cản sự hình thành một vòng xoáy mới gây áp lực phá giá VND.
Xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá có đáng ngại?
Biện pháp can thiệp mạnh hiện tại chỉ thực sự có hiệu quả nếu như nhà nước coi đó như là bước khởi đầu trong một chính sách tổng thể xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá.
Tuy nhiên, Chính phủ lại có một số e ngại về việc cho phép dân chúng được trực tiếp mua bán ngoại tệ với ngân hàng. Bỏ qua các e ngại về ảnh hưởng dài hạn (như người dân sẽ mua ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không thiết thực, Chính phủ khó kiểm soát thị trường ngoại hối v.v.), những e ngại mà tôi cho rằng không có cơ sở, tôi tập trung vào một e sợ đáng kể trong ngắn hạn, rằng một khi cho phép dân chúng mua ngoại tệ tự do từ ngân hàng, dân chúng sẽ đổ xô đi mua ngoại tệ để tích trữ dẫn đến làm suy sụp dự trữ ngoại hối.
Lo ngại trên của Chính phủ là đáng ghi nhận vì tại thời điểm hiện tại dân chúng đang không tin tưởng vào VND. Nhưng tôi cho rằng đây là một lo ngại ngược. Chính sách hai tỷ giá là nguyên nhân khiến cho dân chúng không tin tưởng vào VND chứ không phải vì dân không tin tưởng vào VND khiến chúng ta phải duy trì chế độ hai tỷ giá.
Nếu như Chính phủ thành công trong việc thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài không rút vốn khỏi Việt Nam thì lo ngại trên đối với việc loại bỏ chính sách hai tỷ giá có thể dễ dàng vượt qua.
Chính phủ chỉ cần tích một lượng ngoại tệ tích luỹ đủ lớn, chẳng hạn 5 tỉ USD (mức cao hơn so với dự trữ ngoại tệ ở trong dân chúng – ước khoảng 3 tỉ USD), để sẵn sàng cung cấp cho dân chúng có nhu cầu tích trữ ngoại tệ khi bắt đầu chương trình xóa bỏ cơ chế hai tỷ giá.
Với một quỹ dự trữ ngoại hối khoảng 17 tỉ USD và với cơ chế vay USD từ các tổ chức quốc tế khá dễ dàng như hiện nay, việc huy động 5 tỉ USD vào một quỹ sẵn sàng thực hiện chính sách xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá là điều hoàn toàn an toàn và khả thi.
Trình tự loại bỏ chính sách hai tỷ giá có thể mô tả một cách giản đơn như sau. Một mặt Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì việc cung cấp ngoại tệ cho các đơn vị cần thiết nhập khẩu ở mức 18.500 VND, mặt khác các ngân hàng sẵn sàng bán cho dân chúng ngoại tệ ở mức tỷ giá thấp hơn tỷ giá thị trường tự do một khoảng nhất định, chẳng hạn 100 VND, đủ để hấp dẫn người mua và đủ để khiến cho những người tích USD không còn thấy có lợi nhuận đủ lớn để giữ USD.
Nếu như thị trường tự do chấp nhận hạ tỷ giá về mức bằng hoặc thấp hơn mức bán ở các ngân hàng thì Chính phủ có thể tiếp tục hạ mức bán xuống thấp hơn để kéo tỷ giá tự do về mức tỷ giá chính thức. Song song với quá trình đó, Chính phủ có thể nâng tỷ giá chính thức để gần với mức tỷ giá bán cho dân chúng. Quá trình “dò dẫm” này sẽ tiếp diễn trong một thời gian khiến cho mức tỷ giá chính thức và tự do ngang bằng nhau.
Song song với quá trình trên, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp khác (đã được thực hiện) như nâng lãi suất VND để tạo thêm hấp dẫn cho VND cũng như sử dụng một số biện pháp hành chính ngắn hạn để giảm nhập siêu để làm cho chi phí xoá bỏ chế độ hai tỷ giá ở mức thấp nhất. Sau một thời gian, người dân thấy rằng việc tích luỹ USD là không có lợi, nhu cầu tích luỹ sẽ giảm. Người dân sẽ bán USD ra và Chính phủ lại mua lại để tăng dự trữ ngoại hối và trả nợ nước ngoài.
Một khi tỷ giá được quyết định bởi thị trường, Chính phủ sẽ không phải sợ VND mất giá hay tăng giá. Quỹ dự trữ ngoại hối được dùng chủ yếu vào việc điều hoà thị trường ngoại hối, ngăn không cho tỷ giá tăng nhanh quá hoặc giảm nhanh quá khi có biến động bên ngoài hoặc mùa vụ xảy ra. Một số chính sách kiểm soát dòng vốn ra – vào Việt Nam có thể được ban hành. Giá trị VND trong dài hạn khi đó chỉ còn phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của nền kinh tế và chi tiêu của chính phủ Việt Nam.
Vàng có thể giúp ích gì cho vấn đề ổn định tỷ giá?
Giá vàng tăng hiện nay chỉ là thủ phạm góp phần làm tổng cán cân thanh toán trở nên mất cân đối hơn, gây sức ép lên tỷ giá, nếu như Nhà nước vẫn tiếp tục chính sách hai tỷ giá. Nếu loại bỏ chính sách hai tỷ giá, vàng thậm chí có thể còn giúp cho thị trường ngoại hối được bình ổn.
Do USD hiện tại có xu hướng bị mất giá so với vàng, hay nói cách khác, vàng có thể đảm bảo chức năng bảo tồn vốn tốt hơn USD, nên lý do duy nhất khiến người dân còn tha thiết giữ USD là vấn đề thanh khoản. Trong chế độ hai tỷ giá, người dân có động cơ giữ USD vì khi cần dùng USD, họ buộc phải mua ở thị trường tự do với mức cao hơn so với tỷ giá chính thức.
Nếu như Nhà nước đảm bảo rằng bất kỳ khi nào cần USD dân chúng cũng có thể mua USD thì nhu cầu dự trữ USD để đảm bảo thanh khoản sẽ không còn. Khi đó người dân sẽ bán USD để mua vàng làm phương tiện tích trữ.
Nếu điều này xảy ra thì có thể VND sẽ tăng giá trở lại so với USD thay vì bị mất giá. Khi đó giá vàng tăng hoàn toàn là do nhu cầu tích trữ vàng trên phạm vi toàn cầu chứ không phải bị tăng kép vì tỷ giá như hiện tại. Bài toán tiếp theo có lẽ là Nhà nước, hệ thống ngân hàng cần có chính sách khuyến khích người dân gửi vàng vào ngân hàng một cách thuận lợi thay vì cất trong tủ.
Với lượng vàng của dân được gửi vào ngân hàng có tính dài hạn, Chính phủ có thể sử dụng để bảo lãnh vay USD từ các quỹ tài chính trên thế giới nhằm để cân đối với lượng USD xuất ra để nhập khẩu vàng mà không làm thay đổi cung cầu ngoại tệ ở trong nước.
Một số lưu ý cuối cùng
Có thể ai đó lo sợ rằng khi Chính phủ bán USD cho dân chúng để thực hiện chính sách xoá bỏ chế độ hai tỷ giá sẽ khiến cho một lượng lớn VND phải thu về, gây ra căng thẳng trên thị trường tín dụng VND. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn hiện nay.
Sau một năm sử dụng các biện pháp nới lỏng tín dụng, việc đưa tín dụng về mức bình thường là một việc làm cần thiết. Hơn nữa, lượng tiền VND thu về thông qua việc bán USD ra thị trường sẽ không nhiều lắm so với tổng lượng tín dụng cung cấp ra thị trường hàng năm.
Việt Nam sắp bước sang một giai đoạn phát triển mới đòi hỏi một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Điều này chỉ có thể khi đồng tiền của nền kinh tế đó có giá trị – một đồng tiền được dân tin tưởng làm phương tiện thanh toán, tiết kiệm, và tính toán kinh tế. Việc xoá bỏ chính sách hai tỷ giá là một việc phải làm để đạt được mục đích này.
Bởi hiện tại Chính phủ đã buộc phải nâng tỷ giá chính thức VND/USD thêm 5,44%, sẽ là kinh tế hơn nếu Chính phủ coi đây là một bước khởi đầu trong một chính sách tổng thể xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá.
Chính phủ có lẽ cần tuyên bố rõ ràng với dân chúng lịch trình, chẳng hạn ba tháng, để xóa bỏ cơ chế này. Một khi dân chúng có thông tin đầy đủ và chắc chắn vào chủ trương của Chính phủ, tình trạng căng thẳng ngoại hối có thể sẽ giảm đi đáng kể, khiến cho chi phí thực cho chính sách xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá còn rất thấp.
Theo Đinh Tuấn Minh
SGTT
SGTT
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 281
- Truy cập hôm nay: 89
- Lượt truy cập: 8819719