Kinh tế nhiều nước tại châu Á sẽ vẫn tăng trưởng 8%, trừ khi có một tai nạn hạt nhân nào cực lớn ảnh hưởng đến toàn bộ các nước xung quanh Nhật
Khi thảm kịch sau động đất tại Nhật tiếp diễn, nhìn chung người ta đều dự đoán rằng sự chấn động tại nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới sẽ tác động tồi tệ đến kinh tế các nước xung quanh.
Tuy nhiên, sự thật là sự đi xuống của kinh tế Nhật sẽ chẳng thể tác động quá sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế của phần lớn các nước tại châu Á. Kinh tế nhiều nước tại châu Á sẽ vẫn tăng trưởng 8%, trừ khi có một tai nạn hạt nhân nào cực lớn ảnh hưởng đến toàn bộ các nước xung quanh Nhật.
Tại sao thảm họa Nhật không tác động quá mạnh đến châu Á?
Có 2 lý do chính lý giải cho việc này:
Thứ nhất, các thảm họa thiên nhiên với quy mô như trên không tạo ra quá nhiều tác động tồi tệ đối với nền kinh tế nhóm nước phát triển trong thời gian quá vài tháng bởi sự đi xuống ban đầu sau đó sẽ được bù đắp lại bởi quá trình hồi phục nhanh chóng bù lại cho tăng trưởng.
Ông Steven Wieting, chuyên gia kinh tế tại Citigroup ở New York, chỉ ra ảnh hưởng theo kiểu này sau khi nghiên cứu về nhiều thảm họa khác.
Ví dụ, thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ “Three Mile Island” năm 1979; thảm họa Chernobyl năm 1986; động đất Kobe năm 1995; sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004 và cơn bão Katrina tại Mỹ năm 2005 cùng có đặc điểm chung: chẳng thảm họa nào dẫn đến sự suy thoái kinh tế sau đó.
Phần lớn các chuyên gia kinh tế tin rằng sau trận động đất vừa qua, kinh tế Nhật có thể tăng trưởng âm trong quý hiện tại thế nhưng sau đó sẽ tăng trưởng nhanh vượt kỳ vọng từ thời điểm giữa năm 2011.
Citigroup tính toán rằng tăng trưởng của kinh tế Nhật trong 12 tháng tới có thể được điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm phần trăm.
Còn cơ quan xếp hạng tín dụng Moody cho rằng tăng trưởng sẽ thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó cơ quan này tính toán cho năm 2011 thế nhưng đến năm 2012 sẽ cao hơn 0,4 điểm phần trăm.
Thứ hai, kinh tế Nhật hiện không còn quan trọng với kinh tế châu Á như trước đây. Theo tính toán của Citigroup, trong khoảng thời gian 16 năm sau động đất Kobe đến nay, xuất khẩu sang Nhật giảm từ 40% xuống 7,3% trong tổng xuất khẩu của các nước châu Á.
Nước nào hưởng lợi nhất?
Tại châu Á, hai nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất sang thị trường Nhật là Indonexia và Philippin, 15% tổng hàng xuất khẩu của 2 nước dành cho thị trường này. Tuy nhiên chuyên gia kinh tế tại Nomura Holdings khẳng định tiêu dùng nội địa của 2 nước này rất mạnh và sẽ nhanh chóng bù lại được tác động từ việc xuất khẩu vào thị trường Nhật suy giảm.
Thái Lan, Singapore và Malaysia chịu ảnh hưởng ít hơn, xuất khẩu sang Nhật tương đương từ 6 đến 8% tổng xuất khẩu thế nhưng dù có suy giảm sẽ hồi phục mạnh mẽ khi quá trình tái thiết được thực hiện.
Trong quá trình tái thiết đất nước, Nhật cần lượng lớn hàng hóa, trong đó bao gồm rất nhiều vật liệu xây dựng như sắt, thép và gỗ. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật chỉ tương đương khoảng 2% GDP.
Ông Ivailo Izvorski, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á, cho rằng ảnh hưởng kinh tế từ thảm họa tại Nhật lên khu vực châu Á sẽ hạn chế trong chỉ 1 đến 2 quý và sau đó bù lại khi hoạt động kinh tế Nhật trở nên sôi động hơn.
Nguồn cung năng lượng của Nhật chịu gián đoạn, nhiều nước châu Á sẽ có lợi. Indonexia và Úc nhiều khả năng sẽ bán được thêm than cho công ty điện của Nhật. Ngoài ra, Malaysia và Brunei hưởng lợi từ việc Nhật cần nhập khẩu thêm khí đốt và dầu.
Nhiều công ty tại một số nước châu Á sẽ bán được thêm hàng khi nhà máy tại Nhật tạm thời phải giảm sản lượng.
Chuyên gia thuộc Citigroup tính toán rằng công ty tại Hàn Quốc và Đài Loan, với mặt hàng xuất khẩu gần giống Nhật, sẽ có lợi nhất.
Hyundai và Kia sẽ bán được thêm linh kiện khi nhà máy của Toyota tại Nhật chưa thể khôi phục 100% sản xuất. Ngoài ra, nhóm nước như Thái Lan và Indonexia cũng sẽ có thêm nhiều lợi thế nếu hãng xe Nhật mở rộng sản xuất tại nhà máy của họ tại đây nhằm bù lại cho việc sản xuất tại chính quốc đi xuống.
Nước nào chịu thiệt nhiều nhất?
Đài Loan và Thái Lan sẽ chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ diễn biến bất lợi trong ngành sản xuất Nhật. 200% hàng nhập khẩu của 2 nước này đến từ Nhật, trong đó bao gồm nhiều linh kiện điện tử và thiết bị máy móc.
Hàn Quốc, Malaysia, Việt nam và Singapore cũng sẽ chịu tác động bởi từ 11 đến 15% hàng nhập khẩu của nhóm nước này đến từ Nhật.
Đối với thị trường tài chính, người ta đã từng lo sợ về khả năng nhiều nhà đầu tư rút vốn hay FDI từ Nhật suy giảm trong khi FDI từ Nhật bao lâu nay góp phần quan trọng mang lại tăng trưởng tại khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên có thể khẳng định, nếu không có điều gì bất thường diễn ra, chênh lệch lãi suất giữa châu Á và phương Tây sẽ giúp giữ chân một số nhà đầu tư ngắn hạn. Hiện chưa có đủ thông tin để khẳng định về xu thế FDI tuy nhiên nhiều khả năng FDI sẽ tăng chứ không giảm bởi các công ty cố gắng đa dạng hoạt động đầu tư để giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng sản phẩm của họ.
Ông Frederic Newumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại ngân hàng HSBC tại Hồng Kông, cho rằng rủi ro lớn nhất cần phải tính đến chính là việc các Ngân hàng Trung ương nhiều nước trong khu vực sẽ trì hoãn nâng lãi suất cơ bản, việc làm cần thiết để ngăn lạm phát hiện tăng cao do giá thực phẩm và chính sách tiền tệ nới lỏng của các nước phương Tây.
Ngọc Diệp
Theo FT
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,574.70 | 5,114.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,633.40 | 4,153.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,802.00 | 13,342.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.00 | 1,342.00 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 131
- Truy cập hôm nay: 983
- Lượt truy cập: 8854833