Thật sai lầm khi cho rằng Mỹ sẽ tránh được lạm phát hiện đã tăng mạnh trên khắp thế giới.
Lạm phát đang đến gần hơn và đã đến lúc FED chặn đứng rủi ro lạm phát.
Thập niên 1970, bất chấp lạm phát tăng cao, thành viên thuộc Ủy ban chính sách của FED không ngừng duy trì lãi suất thấp để giảm thất nghiệp.
Mô hình đường cong Phillips mà FED sử dụng, thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa thất nghiệp và lạm phát, đưa ra quan điểm rằng lạm phát sẽ được giải quyết ở thời điểm khác hợp lý hơn. FED đã choáng vàng khi trong thập kỷ sau đó, lạm phát và thất nghiệp cùng tăng.
Năm 1979, không lâu sau khi trở thành chủ tịch FED, Paul Volker trong bài phát biểu với khán giả chi ra giảm lạm phát là cách tốt nhất để giảm thất nghiệp. Ông bỏ đi mô hình đường cong Phillips sai lầm, theo đó thất nghiệp là kẻ thù của lạm phát.
Ông nói với thành viên thuộc FED rằng dù ông đánh giá cao công việc của họ, ông không thấy dự báo về lạm phát của họ chính xác. Thay cho việc tập trung vào sản lượng và việc làm trong ngắn hạn, ông thay đổi chính sách của FED theo hướng trọng tâm vào giảm lạm phát trong dài hạn. Ngay cả khi kinh tế Mỹ suy thoái sâu vào năm 1982, cựu Tổng thống Reagan đã ủng hộ chính sách trên.
Kết quả ra sao ai cũng biết: Lạm phát giảm và ổn định. Sự đổi hướng chính sách của Volcker đã mang lại 2 thập kỷ lạm phát thấp và tăng trưởng ổn định, dù có đôi lần suy thoái nhẹ. Và theo Volcker chỉ ra: thất nghiệp giảm sau khi lạm phát giảm. Đồng USD mạnh lên.
Điều này không phải không có tiền tệ. Đường cong Phillips thường không thể dự báo chính xác. Năm vừa qua, lạm phát tăng trong khi thất nghiệp vượt mức 20%. Tại Anh, lạm phát và thất nghiệp cùng tăng. Còn quá nhiều ví dụ mà quan chức FED có thể cân nhắc.
Trong suốt lịch sử hiện đại, FED đã liên tiếp mắc một số sai lầm chính sách. Hai sai lầm hiện vẫn đang hiển hiện. FED tập trung vào yếu tố trong ngắn hạn với không nhiều ảnh hưởng và lờ đi hậu quả dài hạn. FED biện bạch cho mục tiêu kép của mình rằng cần phải giảm thất nghiệp khi thất nghiệp tăng.
FED không có kế hoạch dài hạn đáng tin cậy nào để giảm cả thất nghiệp và lạm phát trong tương lai vì thế giải quyết từng vấn đề một. Cách này không hiệu quả để đạt được 2 mục tiêu. FED đã hoàn toàn thất bại trong suốt thời kỳ Đại Lạm phát thập niên 1970. Tôi tin FED sẽ lại thất bại lần này.
Năm vừa qua, giá hàng hóa và nguyên vật liệu đã tăng mạnh. Nhiều nước đương đầu với lạm phát. Bất chấp nhiều vấn đề trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, đồng USD đã mất giá so với đồng euro, đồng tiền yếu với quá nhiều vấn đề. Như vậy, những người sở hữu USD dự báo đồng tiền này tiếp tục mất giá. Nước Mỹ sẽ tốn kém hơn khi nhập khẩu.
Tôi tin rằng các doanh nghiệp thật khó duy trì giá bán hàng hóa trong khi giá mọi nguyên liệu đầu vào đều tăng lên. Nhu cầu đối với các khoản vay đã bắt đầu tăng lên, lượng tiền trong lưu thông lớn hơn. Thật sai khi cho rằng Mỹ sẽ tránh được lạm phát hiện đã tăng mạnh trên khắp thế giới.
Bởi FED chỉ tập trung vào ngắn hạn, FED thường lờ đi thay đổi trong tăng trưởng cung tiền. Một lần nữa, FED sai lầm. Lạm phát thường đến sau khi nguồn cung tiền tăng trưởng mạnh. Việc duy trì lãi suất thực âm (sau khi điều chỉnh với lạm phát) như hiện nay sẽ gây ra tình trạng này.
FED cần đưa ra 3 thay đổi. Thứ nhất, FED nên nâng lãi suất ngắn hạn lên 1% để thể hiện khả năng nhìn nhận được về rủi ro lạm phát và sẽ hành động kịp thời để ngăn lạm phát. Môi trường lãi suất thấp hiện tại mang đến cho FED cơ hội giảm dự trữ thừa.
Thứ hai, FED cần công bố kế hoạch chi tiết để giảm khoảng 900 tỷ USD trong số hơn 1 nghìn tỷ USD thừa thãi trong dự trữ của các ngân hàng.
Cuối cùng, FED nên chấm dứt QE2, chương trình mua trái phiếu Bộ Tài chính mới nhất. Nếu vào tháng 11/2010, FED chờ thêm 2 tháng nữa mới quyết định khởi động QE2, FED hẳn sẽ nhận ra kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái lần 2. Thay cho chờ đợi, FED lại lắng nghe lời khẩn cầu từ phố Wall.
Tăng trưởng kinh tế thấp và thất nghiệp cao ở thời điểm hiện tại không bắt nguồn từ vấn đề tiền tệ. Thanh khoản trong hệ thống tài chính hiện quá dồi dào. Yếu tố bất ổn từ chính sách chính phủ tiềm ẩn rủi ro lớn hơn. Các doanh nghiệp đã có quá nhiều lý do để cảm thấy lo lắng cho đến khi họ biết được chắc chắn về tương lai, để tính toán chi phí và đầu tư. Họ thà giữ tiền và chờ đợi.
Cuộc bầu cử Mỹ năm 2010 đã thay đổi quan điểm về tương lai của họ. Trước đó, không có cách nào biết được thuế sẽ tăng bao nhiêu, chi phí từ chương trình y tế của chính phủ sẽ ra sao, dự luật cải tổ ngành tài chính tiêu tốn chững nào tiền.
Cuộc bầu cử giúp giảm đi những lo lắng này bằng việc mang đến cho Hạ viện thế đa số không chia sẻ quan điểm với Tổng thống Obama về việc một xã hội tốt cần được điều tiết từ Washington.
Tháng 12/2010, khi Tổng thống Obama đồng ý kéo dài chương trình giảm thuế từ thời kỳ cựu Tổng thống Bush, triển vọng đã thay đổi, nền kinh tế lập tức phản ứng.
Nước Mỹ cần chính quyền Washington giảm chi tiêu, hạ thuế doanh nghiệp và cam kết không đưa ra quy định điều tiết mới trong 3 năm. Điều quan trọng nhất, FED cần tránh để kịch bản lạm phát thập niên 1970 không trở lại, lạm phát đang đến và cần chặn đứng lạm phát.
Ông Meltzer hiện là giáo sư kinh tế tại đại học Carnegie Mellon University's Tepper School of Business, học giả tại Viện doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute) và tác giả cuốn lịch sử của FED do đại học Chicago phát hành.
Ngọc Diệp
Theo WSJ
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,560.00 | 5,100.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,621.30 | 4,141.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,762.90 | 13,302.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,736.20 | 1,336.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 141
- Truy cập hôm nay: 451
- Lượt truy cập: 8851675