Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

4 yếu tố sẽ làm tiêu tan tài sản của tỷ phú Buffett trước năm 2020
2011-01-24 10:07:39

Khi phát biểu với tạp chí Vanity Fair, tỷ phú Buffett nói: “Điều quan trọng không phải là năm nay mà là tập đoàn Berkshire sẽ thế nào 20 năm sau khi tôi chết. Việc không chăm lo được cho tập đoàn cũng giống như không còn mong muốn nào khác nữa.”

20 năm nữa, vào năm 2030, thời điểm một thập kỷ sau khi ngân sách quốc phòng tăng quá cao khiến người Mỹ chìm ngập trong nợ nần.

Tuy nhiên cần phải cảnh báo với cổ đông của Berkshire: tỷ phú Buffett đã sai lầm, câu chuyện sẽ không phải vào năm 2030 hay thậm chí năm 2020. Mọi chuyện đã quá muộn. Lý do tại sao? Bởi mong muốn của con người và mong muốn của chúa thường vốn khó đoán định trước thường thắng mong muốn của tỷ phú Buffett. Tệ hại hơn, hiện tồn tại 4 xu thế có thể dễ dàng khiến điều tỷ phú Buffett mong muốn không còn tồn tại trước năm 2030.

Từ chiến tranh luôn tồn tại trong đầu óc của tỷ phú Buffett. Trong bài phỏng vấn với New York Times, tỷ phú Buffett dự báo: “Hiện đang tồn tại cuộc chiến giai cấp. Thực tế đúng như vậy. Thế nhưng chính giai cấp giàu, giai cấp đang gây chiến, lại đang chiến thắng.”

Và cuộc chiến toàn cầu: Hãy nhớ tỷ phú Buffett có lần đã gọi công cụ tài chính phái sinh là vũ khí hủy diệt. Và sau đó sau khủng hoảng phố Wall năm 2008, ông đầu hàng kẻ thù, đầu tư hàng tỷ USD vào Goldman Sachs, trung tâm hàng đầu thế giới của nhóm người sử dụng vũ khí hủy diệt. Vậy con cháu ông còn lại gì để giao nộp cho kẻ thù?

Nhóm người trung thành với tỷ phú Buffett còn có nhiều điều để lo lắng hơn cái mà tỷ phú Buffett đã tính toán: Khi 40 nghìn người Mỹ tụ tập tại trung tâm ở Omaha vào tháng 5/2010, hãy hỏi về tương lai của nước Mỹ, sự đi xuống của tầng lớp trung lưu, ảnh hưởng từ việc dân số toàn cầu tăng trưởng đến 50% chỉ trong 1 thế hệ, hỏi về 9 tỷ người sẽ cùng tranh giành các loại hàng hóa thiết yếu nhất, hỏi về gánh nặng mà người Mỹ phải còng lưng gánh.

Cỗ máy gây chiến tranh của Lầu Năm góc đang yêu cầu nhiều tiền hơn để triển khai hoạt động chống khủng bố, buôn bán ma túy và ứng phó với khả năng cường quốc lớn đang xây dựng kho vũ khí hạt nhân, Trung Quốc củng cố chiến lược thâu tóm các loại hàng hóa trên toàn cầu, từ Úc, đến châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu. Bạn có đang tự đặt câu hỏi về những vấn đề trên không?

4 xu thế đe dọa chấm dứt kỷ nguyên Buffett – Berkshire:

Những năm tới, tập đoàn Berkshire đương đầu với không ít thách thức. Ai cũng biết như vậy. Thế nhưng mong muốn của ông quan trọng với ông hơn với độc giả. Tại sao? Nó sẽ không hiệu quả đối với nhiều hiểm họa khó đoán trước của kinh tế toàn cầu trong tương lai, không giúp phòng thủ đối với vũ khí hủy diệt như phái sinh.

Tỷ phú Buffett có thể trở thành huyền thoại. Thế nhưng ông không thể được nhân bản, và nền kinh tế đã giúp ông làm giàu đã trở thành câu chuyện của quá khứ. Vì thế quên đi mong muốn của ông cũng như cả mốc thời gian 2030.

Tập trung vào những thách thức mà tỷ phú Buffett đương đầu: hãy nhìn vào những vấn đề lớn nhất mà người Mỹ phải giải quyết bằng cách mới 4 trí tuệ sáng tạo nhất nói chuyện với cổ đông vào tháng 5/2011. Hãy yêu cầu các cổ đông nghĩ lớn hơn bằng lắng nghe các trí tuệ lớn nói về xu thế sẽ thịnh hành và quyết định trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu tập đoàn Berkshire trong nhiều thập kỷ.

1. Bong bóng gần nhất của nước Mỹ có vỡ?

Trong ấn bản mới nhất của Foreign Policy, ông Immanuel Wallerstein, học giả tại đại học Yale và người ủng hộ việc phân tích các hệ thống thế giới cảnh báo: “Kinh tế toàn càu sẽ không hồi phục, hiện nay hoặc kể cả bất kỳ khi nào sau này. Không bao giờ? Cổ đông tập đoàn Berkshire tốt nhất nên nghe những lời: “Gần như ai cũng tin rằng vài năm tới kinh tế thế giới sẽ hồi phục từ khó khăn hiện nay bắt nguồn từ năm 2008. Nhưng họ hoàn toàn sai lầm.”

Ông nói: “Tất cả các hệ thống đều có sự tồn tại nhất định. Hệ thống tồn tại hiện nay, cái tôi gọi là kinh tế tư bản đã tồn tại khoảng 500 năm và ít nhất hơn 1 thế kỷ đã vượt trội so với thế giới. Hệ thống vận hành khá tốt. Thế nhưng giống như tất cả hệ thống, hệ thống đang rời từ trạng thái cân bằng sang khủng hoảng cấu trúc.”

“Điều chắc chắn duy nhất chính là hệ thống hiện tại không thể nào tiếp tục tồn tại. Hệ thống chính trị hiện tại đang cố gắng tìm ra hệ thống nào sẽ thay được hệ thống tư bản chứ không phải về khả năng tiếp tục tồn tại. Tư bản chủ nghĩa đang chết dần. Hiểu không?

Không may mắn, phố Wall và Washington đang cố gắng phủ nhận về việc hệ thống mới sẽ được tạo ra chỉ sau khi sự sụp đổ hệ thống diễn ra, cách mạng, đại khủng hoảng và chiến tranh giai cấp. Hãy tự hỏi mình, sau hàng loạt sự việc trên, tập đoàn Berkshire còn tồn tại được?

2. Nếu tăng trưởng kinh tế Mỹ đi xuống, tập đoàn Berkshire có đi theo hướng tương tự như vậy?

Ông Thomas Homer-Dixon, tác giả của cuốn “Environment, Scarcity & Violence” tạm dịch “Môi trường, sự khan hiếm và bạo lực”, đã thách thức bài viết trên Foreign Policy bằng bài “Economies Can’t Just Keep on Growing” “Kinh tế không thể tiếp tục tăng trưởng”.

Theo ông, nhân loại đã đạt được nhiều bước tiến dài trong suốt 2 nghìn năm qua và người ta thường tin hướng đi của thế giới, nếu không tính một số trở ngại, sẽ vẫn luôn đi lên. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều sai lầm: Trong thế kỷ này, hạn chế về môi trường và tài nguyên sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại.

Tăng trưởng giết chết tăng trưởng. Lịch sử toàn điều đáng mỉa mai như vậy.

Ông phân tích: “Nhân loại sống trong một cái hộp. Để sản sinh và duy trì tăng trưởng kinh tế, họ cần tiêu dùng nhiều năng lượng. Nguồn năng lượng hóa thạch, nguồn năng lượng tốt nhất, gây ra thay đổi khí hậu, thay đổi khí hậu nếu quá tầm kiểm soát chặn đứng tăng trưởng kinh tế. Chúng ta không thể sống với tăng trưởng và cũng không thể sống mà không có nó. Sự đối nghịch ở chỗ thách thức lớn nhất mà loài người đương đầu, nếu người ta vẫn tin rằng tăng trưởng sẽ vẫn đi lên mãi mãi, sẽ mãi mãi không thể giải quyết nổi.”

3. Nếu nước Mỹ đi xuống, giá trị của tập đoàn Berkshire có chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi mối họa Trung Quốc?

Ông Gideon Rachman, tác giả của cuốn sách: “Zero-Sum Future: American Power in an Age of Anxiety” “Tương lai của trò chơi có tổng bằng không: Sức mạnh Mỹ trong kỷ nguyên đáng xấu hổ”, chỉ ra: “Chúng ta đều đã nghe đến sự đi xuống của nước Mỹ trước đây. Lần này mọi chuyện sẽ khác. Nước Mỹ đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn với Liên Xô và Nhật và đều vượt qua thành công. Vì thế người Mỹ có thể được tha thứ nếu họ coi việc người ta nói đến sức mạnh Trung Quốc giống như câu chuyện chú bé chăn cừu và con chó sói. Dù chú bé có sai nhiều lần, nhưng thực tế cuối cùng sói vẫn đến. Trung Quốc chính là sói.”

“Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã cho phép chính quyền Bắc Kinh thách thức ảnh hưởng của Mỹ trên khắp thế giới. Chính phủ nhiều nước châu Phi coi Trung Quốc như đối tác ưu tiên, Trung Quốc còn giữ vị thế đối tác thương mại lớn nhất của nhiều nước mới nổi như Braxin hay Nam Phi. Trung Quốc đang mua cả trái phiếu của nhóm nước đang đương đầu rắc rối tài chính tại khu vực đồng tiền chung châu Âu.”

Ông Rachman cảnh báo: “Trung Quốc chiếm phần lớn nhất trong câu chuyện lớn hơn của thế giới về sự đi lên của thế lực kinh tế chính trị mới. Đồng minh của Mỹ tại châu Âu đang đi xuống về xếp hạng kinh tế. Cường quốc mới lên manh: Ấn Độ, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đều nắm chính sách ngoại giao ưu tiên và đều đặt mục tiêu hạn chế khả năng định hình thế giới của nước Mỹ. Hãy nghĩ đến việc Ấn Độ và Braxin đã đồng hành với Trung Quốc như thế nào trong các cuộc đối thoại liên quan đến thay đổi khí hậu. Cùng cần nhớ đến Thổ Nhĩ Kỳ và Braxin bỏ phiếu chống lại Mỹ khi Liên hợp quốc quyết định trừng phạt Iran. Như vậy đủ để dự đoán mọi chuyện sẽ như thế nào.”

4. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết bằng một cuộc cách mạng?

Cuối cùng, tỷ phú Buffett nên mời Carl Pope, chủ tịch Sierra Club, đến để nói chuyện với các cổ đông trong buổi gặp mặt vào năm nay. Ông Pope là người đã viết bài báo trên Foreign Policy với tiêu đề: “Người giàu không quan tâm đến người nghèo”. Bài báo của ông có đoạn: “Chúng ta dành quá nhiều thời gian và năng lượng để lo lắng về sự tách rời giữa phía Bắc và phía Nam, nước giàu và nước nghèo. Thực tế nó không tồn tại. Lằn ranh thực tế của thế giới này nằm giữa quý tộc và tầng lớp trung lưu ở một số nước và giữa quý tộc với tầng lớp dưới đáy của xã hội ở mọi nơi trên thế giới. Nhóm 4 người giàu nhất thế giới bao gồm Carlos Slim, Bill Gates, Warren Buffett và Mukesh Ambani chia sẻ với nhau nhiều điểm chung hơn so với nhóm người khốn cùng tại đất nước của chính các ông ấy.”

Thực tế, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang rộng ra tại một số nước và ông Pope nói đến một cuộc cách mạng trong tương lai: “4 người giàu nhất thế giới nắm tổng tài sản cao hơn 57 nước nghèo nhất. Rủi ro ở chỗ dù chúng ta đang có một nền kinh tế toàn cầu biết cách tập trung tiền và quyền lực vào số ít người hơn, chúng ta không hề có cơ chế nào cảnh báo về sự mất bình đẳng, hiểm họa và bất ổn đi kèm với nó. Đến ngày nào đó, người nghèo sẽ có cách riêng của họ để nhắc nhở cho chúng ta thấy.”

Như vậy, ông Pope đang nói rằng các cuộc cách mạng cuối cùng sẽ thu hẹp khoảng cách ấy chứ không phải những nỗ lực ngoại giao.

Thách thức đối với cổ đông của tập đoàn Berkshire hết sức đơn giản: trọng tâm của tập đoàn quá thu hẹp.

Hãy hỏi câu hỏi về trách nhiệm đạo đức của tập đoàn Berkshire đối với người Mỹ, hỏi về tương lai ngắn hạn của kinh tế Mỹ trong thập kỷ phía trước khi tốc độ tăng trưởng giảm trong khi nợ ngày một nhiều hơn, tự hỏi nếu hiểm họa kinh tế và quân sự từ Trung Quốc và nhóm nước phát triển có thật sự tồn tại.

Ngọc Diệp
Theo MarketWatch





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,162.804,762.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,287.803,897.80
100g ABC Bullion Bar
13,745.3012,595.30
1kg ABC Bullion Silver
1,673.201,323.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 131
  • Truy cập hôm nay: 1149
  • Lượt truy cập: 8608808