Nếu có ứng viên nào sáng giá nhất để thay thế Steve Jobs, đó chính là Tim Cook – người được coi như nhà quản lý tài ba và hiểu Apple nhất chỉ sau Steve Jobs.
Hãy bắt đầu với sự thật không mấy dễ chịu. Chúng tôi sẽ không đưa ra một bài báo về một người trong vòng bí mật, người nhiều khả năng sẽ trở thành CEO của Apple nếu Steve Jobs không trở lại trong sự kiện của Apple tổ chức tại San Francisco vào tháng 6/2010 sau thời gian khá dài mệt mỏi với bệnh tật.
Ông Jobs, sau cùng, là một bệnh nhân ung thư tuyến tụy suốt từ năm 2004. Từ lần xuất hiện vào mùa hè năm ngoái, ông Jobs không khỏi khiến người hâm mộ lo lắng cho sức khỏe “người hùng” của họ. Dù thị trường bàn tán đến thế nào, CEO của Apple chỉ im lặng.
Chỉ có duy nhất một Steve Jobs, người với tầm nhìn có thể định hướng cả ngành. Chỉ riêng dấu hiệu xấu về sức khỏe của ông Jobs đã khiến giá trị thị trường của Apple sụt hàng tỷ USD. (Đầu tháng 10/2010, thông tin sai lệch về sức khỏe của ông Jobs khiến giá trị thị trường của Apple giảm 10 tỷ USD.)
Chính Steve Jobs đã khiến khả năng tìm được người thay thế ông trở thành bất khả thi. Tuy nhiên còn một người khác phần nào đảm nhiệm được trọng trách này chính là một giám đốc điều hành người đã từng thay thế ông Jobs trong vị trí CEO: ông Tim Cook, giám đốc phụ trách hoạt động và từng làm giám đốc tạm quyền trong 2 tháng của năm 2004 khi ông Jobs đang chữa bệnh.
Trong bài phỏng vấn gần đây, ông Cook nói: “Hãy đến đây và thay thế Steve đi? Không, không ai thay thế được anh ấy. Người ta sẽ phải hiểu rất rõ điều này. Tôi tin Steve sẽ làm ở đây đến khi trở thành ông già tóc bạc 70 tuổi và tôi hẳn đã nghỉ hưu từ rất lâu trước đó.”
Ông Cook có thể đã đúng. Đơn giản bởi chúng ta không biết tình trạng sức khỏe thực của Jobs và kế hoạch kế vị của các tập đoàn lớn không thể xây trên hy vọng. Kế hoạch thay thế CEO 53 tuổi có tồn tại hay không chỉ được ông Jobs và 7 thành viên khác thuộc ban điều hành biết.
Dù được biết đến như người điều hành giỏi, rất ít người bên ngoài Apple biết được liệu ông Cook (người mới bước sang tuổi 48 và đang hết sức khỏe mạnh) có đảm nhiệm tốt vị trí đó hay không. Ngay cả nhóm chuyên gia theo dõi sát sao hoạt động của Apple cũng không biết nên nghĩ như thế nào.
Ông Toni Sacconaghi, chuyên gia chuyên phân tích về Apple, nói: “Mặc nhiên Tim Cook sẽ thay thế Steve Jobs. Thế nhưng thông tin đó chưa được nói đến nhiều. Steve quá tuyệt vời còn Tim Cook chưa thực sự được biết đến.”
Khảo sát đối với những người làm việc với cả 2 cho thấy Cook và Jobs trái ngược nhau trên nhiều phương diện, giống nhau ở điểm cùng cực kỳ ham mê công việc, chi tiết và chính xác.
Ông tốt nghiệp đại học Auburn khóa năm 1982. Ông Cook là người nghiện công việc, ông được coi như người hiểu sản phẩm của Apple nhất tại hãng chỉ sau giám đốc điều hành Steve Jobs. Ngoài công việc tại Apple, ông thích đi xe đạp và bóng đá.
Có nhiều lý do để tin khi Cook trở thành CEO, tình hình của Apple sẽ ổn định ít nhất vài năm bởi ông đã điều hành Apple suốt nhiều năm qua.
Cần nhớ, nếu thực sự sẽ làm CEO của Apple thời gian tới, cũng không phải lần đầu tiên Tim Cook giữ chức vụ này. 2 lần trước (năm 2004 và năm 2009) khi Jobs nghỉ ốm, ông đã làm CEO tạm quyền và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cook nhận 59 triệu USD cho 6 tháng làm CEO năm 2009.
Ông cũng cực kỳ sốt sắng khi Apple không công bố iPhone 4 màu trắng theo kỳ vọng của thị trường.
Năm 1998, Tim Cook rời công ty máy tính Compaq sang làm việc tại Apple. Ông có kinh nghiệm 16 năm làm việc trong lĩnh vực máy tính. Trước đó ông làm việc cho IBM trong 12 năm.
Ban đầu khi đến Apple, ông giữ nhiệm vụ cải thiện tình trạng tồi tệ của của hệ thống sản xuất, phân phối và cung cấp của Apple. Một ngày sau khi nhận chức vụ, ông tổ chức buổi họp với đội làm việc của mình và cuộc thảo luận của họ tập trung vào khu vực châu Á.
Cook nói với nhóm làm việc: “Mọi chuyện quá tồi tệ. Một ai đó ở Trung Quốc đã gây ra việc này.” Họp được 30 phút, Cook chỉ vào Sabih Khan, một giám đốc điều hành chủ chốt, và nói: “Tại sao anh còn ngồi đây đến giờ này?”
Ông Khan, cho đến nay vẫn nắm vị trí chủ chốt trong Apple, lập tức tức lên, không thay quần áo và mang thêm vật dụng cá nhân, lập tức đặt thẳng chuyến bay đến Trung Quốc mà không hẹn ngày về. Câu chuyện này tiêu biểu cho tính cách của Cook: luôn yêu cầu cao và lý trí.
Từ thời điểm bắt đầu làm việc tại Apple, Cook biết ông cần phải kéo Apple ra khỏi lĩnh vực sản xuất. Ông đóng cửa nhà máy, kho trên khắp thế giới và thiết lập quan hệ với các công ty sản xuất theo hợp đồng. Hàng tồn kho của Apple lập tức giảm mạnh từng ngày từng tháng.
Ông nói: “Hãy quản lý nó như quản lý của ngành sữa. Nếu hàng quá hạn, sẽ gặp khó.” Lôgic quản lý này đã giúp Apple quản lý hàng tồn kho hiệu quả tương đương như Dell và nay trở thành tiêu chuẩn vàng trong quản lý của ngành sản xuất máy tính.
Bạn có thể thắc mắc rằng: Tại sao người làm việc ở phía sau lại mang tầm ảnh hưởng lớn đến một công ty như vậy? Bởi nhóm người làm việc thầm lặng đó góp phần to lớn mang lại thành công của Apple không kém những chuyên gia thiết kế và marketting siêu hạng. Việc dự báo nhu cầu đóng vai trò tối quan trọng trong ngành máy tính, đặc biệt khi sản phẩm mới ra triệt tiêu sản phẩm cũ.
Hãy nhìn vào Palm năm 2001. Công ty này tung ra sản phẩm máy PDA mới gây chấn động toàn ngành, dòng máy cũ không thể bán được nữa và cuối cùng sau đó không đưa ra được sản phẩm mới nào khác như cam kết.
Kiểu làm việc trên không tồn tại ở Apple, hãng thường xuyên mang đến điều mới lạ, công bố sản phẩm mang tính cách mạng cao so với trước đó và được giữ bí mật hoàn toàn cho đến khi xuất hiện trên tất cả các gian hàng toàn thế giới.
iPhone, iPod và bất kỳ sản phẩm máy tính iMac, MacBook nằm trong dòng chảy nhuần nhuyễn những sản phẩm ấn tượng của Apple.
Qua năm tháng, Cook đã đảm nhiệm tốt mọi nhiệm vụ của mình ngoài cả mục tiêu đảm bảo cho mọi kế hoạch hoạt động tốt. Năm 2000, ông quản lý luôn bộ phận bán hàng cũng như hỗ trợ khách hàng. Sau đó, hoạt động bán hàng tại Apple đồng nghĩa với làm việc với các bên bán và phân phối lại sản phẩm của Mác.
Dưới sự quản lý của Cook, Apple bắt đầu thay nhân viên bán hàng tại các đại lý của BestBuy bằng nhân viên bán được đào tạo chuyên nghiệp của Apple.
Năm 2004, năm Cook lần đầu tiên thay Jobs làm CEO, ông còn quản lý luôn bộ phận Mcintosh. Năm 2005, Jobs bổ nhiệm Cook làm trưởng điều hành. Ông kiểm soát hoạt động bán và doanh số iPhone ngoài ra còn cả trách nhiệm thương thuyết với các công ty bán sản phẩm tại 51 quốc gia. Trưởng những bộ phận quan trọng như pháp lý, tài chính, thiết kế, tiếp thị báo cáo trực tiếp cho Jobs. Thế nhưng không nhà điều hành nào sát sao từng bộ phận như Cook.
Ngọc Diệp
Tổng hợp
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,163.30 | 4,763.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,288.20 | 3,898.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,746.70 | 12,596.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,671.90 | 1,321.90 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 245
- Truy cập hôm nay: 1310
- Lượt truy cập: 8608969