Việc hàng loạt các nước đẩy mạnh khai thác sẽ khiến nguồn cung đất hiếm dư thừa vào năm 2014 – 2015 và giá đất hiếm nhờ vậy sẽ bình ổn.
Sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm sẽ tiếp tục trong năm 2011 với mức độ giống như hiện nay.
Cùng lúc đó, nhiều nước khác đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với tình huống này và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong tương lai.
Thời gian qua, hàng loạt báo lớn của thế giới như Nytimes, WSJ hay FT liên tục đưa tin về vấn đề căng thẳng đất hiếm giữa Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới.
Câu chuyện thật sự căng thẳng hơn khi Trung Quốc, nước kiểm soát từ 95% đến 97% nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu, ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật.
Những nỗi sợ liên quan đến nguồn cung kim loại đất hiếm, bao gồm 17 nguyên tố sư dụng trong nhiều sản phẩm công nghệ không ngừng tăng cao.
Bất chấp một số thay đổi đã được tính toán cụ thể trong năm 2011 và việc các nước đã cố gắng đa dạng nguồn cung, Trung Quốc vẫn nắm thế kiểm soát thị trường.
Ông Charl Malan, chuyên gia phân tích cao cấp về thị trường kim loại và khai mỏ tại Van Eck Global, chỉ ra: “Trung Quốc hoàn toàn có thể thống trị thị trường nếu họ muốn. Khi nhu cầu đất hiếm trên thế giới trong 5 năm tới lên mức khoảng 225 nghìn tấn tương đương mức tăng trưởng hàng năm khoảng 9%. Hiện nay, nguồn cung khoảng 125 nghìn, trong khi đó Trung Quốc sản xuất tới 120 nghìn.”
Nhiều công ty nhập khẩu đã phụ thuộc vào Trung Quốc để sản xuất đất hiếm với chi phí hợp lý. Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật tạo ra ảnh hưởng tồi tệ với người Nhật. Nhật là nước nhập khẩu đất hiếm hàng đầu.
Chuyên gia địa chất Mickey Fulp chỉ ra: “Thông tin từ Trung Quốc đóng góp phần lớn trong việc tạo ra ảnh hưởng xấu đến Nhật. Câu chuyện này chỉ thuần túy đầu cơ. Khi những thông tin về hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc được công bố, yếu tố căn bản liên quan đến cung – cầu sẽ ảnh hưởng đến giá cả.’
Trung Quốc nắm 90% nguồn cung đất hiếm hiện tại. Sự thống trị hiện nay bắt nguồn từ việc Trung Quốc có khả năng sản xuất các nguyên tố hiệu quả hơn so với các nước khác trên thế giới chứ không phải đất hiếm thật sự hiếm.
Nửa thế kỷ trước đây, Trung Quốc không phải nước sản xuất đất hiếm hàng đầu. Từ thập niên 1950 đến 1980, Mỹ, Ấn Độ, Nam Phi và Braxin đi đầu trong sản xuất đất hiếm.
Thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu vượt qua đối thủ và các bên tiêu dùng đổ xô mua đất hiếm giá rẻ từ Trung Quốc.
Hoạt động sản xuất đất hiếm tại nhiều nước khác chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp đã đình trệ.
Mỏ khai thác đất hiếm của Molycorp Minerals tại California – Mỹ từng là mỏ sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới nhưng đã đóng cửa vào năm 2002. Mỏ này dự kiến sẽ mở cửa lại vào năm 2011 và cung cấp đất hiếm vào năm 2012.
Ngoài ra, nhiều tập đoàn khác trên thế giới như Lynas Corporation cũng sẽ khởi động lại công việc khai thác và cung cấp đất hiếm trong năm tới.
Hàng loạt các động thái trên được dự báo sẽ khiến nguồn cung đất hiếm dư thừa vào năm 2014 – 2015 và giá đất hiếm nhờ vậy sẽ bình ổn.
Thực tế, đất hiếm không hề hiếm. Khi nhiều nước cùng đua khai thác và sản xuất đất hiếm, nguồn cung sẽ cải thiện và giá cả không căng thẳng như hiện nay.
Ngọc Diệp
Theo KitcoNews
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,159.10 | 4,739.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,275.50 | 3,875.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,712.10 | 12,412.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,671.30 | 1,321.30 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 230
- Truy cập hôm nay: 513
- Lượt truy cập: 8608172