Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chính phủ không nên ngại thắt chặt ngân sách
2010-12-20 13:54:58

Sau khi thắt chặt ngân sách, xác suất chính phủ thất cử không hề tăng lên. Cử tri sẽ có cái nhìn già dặn hơn về vấn đề này.

Những ngày này thắng cử có thể bị xem như tự sát chính tri.Nhiều người ở Anh, bao gồm cả Thống đốc NHTW Anh (Bank of England), cho rằngphe chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 rồi sẽ mất quyền lực trongcả một thế hệ.

Tất cả các đảng lớn do lo ngại cử tri sẽ hoảng sợ nên đều tranhcử với tuyên bố họ sẽ chỉ thắt chặt ngân sách nhẹ nhàng. Tuy vậy, ai cũng biếtsẽ cần phải thực thi những biện pháp quyết liệt hơn.

Ngày nay, ở vùng rìa khu vực đồng tiền chung Châu Âu (eurozone),các chính phủ đang vật lộn để xoa dịu thị trường tài chính trong khi vẫn duytrì được niềm tin nơi cử tri.

Nhiều người cho rằng thi hành các biện pháp thắt lưng buộc bụnglà tự sát chính trị.

Nhưng một nghiên cứu mới đây của Alberto Alesina từ ĐH Havard,Dorian Carloni từ ĐH California, Berkeley và Giampaolo Lecce từ ĐH New York chothấy lịch sử không ủng hộ quan điểm ấy.

Các tác giả nghiên cứu 19 nước giàu trong 33 năm từ 1975 đến2008, chọn ra các trường hợp chính phủ cắt giảm thâm hụt ngân sách chính (tứctrước khi thanh toán lãi vay) ít nhất 1.5% GDP (đã điều chỉnh theo các chu kỳkinh tế).

Đây là cách tiêu chuẩn để các nhà kinh tế đo lường các chu kỳcủng cố ngân sách, cho dù IMF gần đây cho rằng cách tiếp cận thay thế xem xéttới chính sách quốc gia đó công bố có thể sẽ chính xác hơn.

Các tác giả bắt đầu bằng cách chọn ra 10 lần thắt chặt ngân sáchmạnh tay nhất ở các nước OECD trong giai đoạn đó.

Nhiều quốc gia hiện đang trong tâm bão, bao gồm Anh, Ireland,Italy và Bồ Đào Nha, đều từng buộc phải áp dụng các biện pháp củng cố ngân sáchkhắc nghiệt.

Sau đó nghiên cứu xét tới việc chính phủ đương nhiệm “chiến đấu”ra sao trong cuộc bầu cử diễn ra trong lúc thắt chặt ngân sách hoặc trong vònghai năm sau khi ngừng thắt chặt ngân sách.

Có 19 cuộc bầu cử như thế, trong đó 7 (37%) dẫn tới thay đổichính phủ. Các chính phủ thực thi thắt chặt ngân sách có tỷ lệ “sống sót” chẳngkém hơn bình thường: 40% các chính phủ đương nhiệm thất cử tại các nước giàutrong giai đoạn 1975-2008.

Thu hẹp diện khảo sát hơn nữa, xuống chỉ còn 5 lần thắt lưngbuộc bụng đau đớn nhất, cũng cho kết quả tương tự.

Khi các tác giả mở rộng phân tích của mình cho tất cả các lầncủng cố ngân sách lớn (không chỉ 5 hay 10 lần lớn nhất), kết quả của họ một lầnnữa lại không khác biệt bao nhiêu.

Tính chung, có 60 trường hợp tại 19 nước giàu mà họ nghiên cứutrong đó chính phủ cắt giảm thâm hụt ngân sách ít nhất 1.5% GDP. Một lần nữa,xác suất chính phủ thất cử lại là khoảng 40%.

Nếu cố gắng cân đối ngân sách không phải là tự sát về chính trị,thì tốt nhất nên cân đối theo cách nào? Dữ liệu của các nhà kinh tế cho phépước lượng xem cách cân đối nào là “chính trị” nhất.

Họ phân loại 10 lần thắt chặt ngân sách thành những lần dựa chủyếu vào tăng thuế và những lần dựa chủ yếu vào cắt giảm chi tiêu.

Ireland (1986-1989), Canada (1993-1997), Phần Lan (1993-1998),Bỉ (1982-1987) và Thụy Điển (1994-2000) đều cắt giảm chi tiêu thay vì tăng thuế.

Chỉ có 20% các cuộc bầu cử tại những nước cắt giảm chi tiêu làchính phủ thất cử, so với tỷ lệ 56% tại các nước mà chính phủ chọn tăng thuế.Cử tri rõ ràng ghét tăng thuế hơn nhiều so với cắt giảm chi tiêu công.

Cử tri thích thắt chặt ngân sách hay thích người thắt chặt ngânsách

Tuy vậy, việc giải thích kết quả này có một kẽ hở là các chínhphủ đoàn kết về mặt chính trị có thể lại là các chính phủ thực thi những biệnpháp khắc nghiệt nhất.

Nhưng ít nhất các nhà kinh tế cũng có thể tính toán được dữ liệucủa các chính phủ liên minh, thường bị coi là có vị thế ban đầu yếu hơn so vớicác chính phủ độc đảng.

Dường như chính phủ liên minh không yếu hơn nhiều lắm. Họ tồntại được trung bình 4,12 năm, so với 4,2 năm của các chính phủ độc đảng, cho dùhọ có khả năng thất cử cao hơn một chút.

Nhưng không có bằng chứng cho thấy họ thường ngại mạnh tay vớivấn đề ngân sách.

Trong bộ dữ liệu mà Alesina, Carloni và Lecce sử dụng, 9,9% sốnăm chính phủ liên minh nắm quyền có thắt chặt ngân sách, gần tương đương vớicon số 10,2% của chính phủ độc đảng.

Dù cho sức mạnh chính trị khác nhau (tức chính phủ có chiếm đasố trong cơ quan lập pháp hay không) thì kết quả vẫn tương tự. Và dù là chínhphủ loại nào thì xác suất vượt qua cuộc bầu cử trong vòng 2 năm sau đợt cắtgiảm chi tiêu cũng tương đương nhau.

Thực ra mà nói thì chính phủ liên minh và các chính phủ khôngchiếm thế đa số rõ ràng còn có khả năng thắng cử nhiều hơn một chút sau các đợtthắt chặt ngân sách mạnh tay.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các chính phủ đang gặp khó khănvề vấn đề tài chính không nên ngại mất ghế như những lời cảnh báo.

Có thể sẽ có những cuộc biểu tình và đình công, nhưng cử tri sẽcó một cái nhìn già dặn hơn đối với vấn đề thắt chặt ngân sách, đặc biệt là nếunó tập trung vào cắt giảm chi tiêu công thay vì tăng thuế.

Dù vậy, một câu hỏi nữa lại nảy sinh: đó là vì sao giới chínhtrị vẫn căng thẳng đến thế khi phải cân đối ngân sách?

Các tác giả cho rằng xác suất không giải quyết được vấn đề ngânsách cao hơn nhiều khi chính phủ chịu ơn các nhóm lợi ích, ví dụ như các ngànhhưởng lợi từ việc miễn thuế, hay chủ sở hữu nhà, những người nhận lương hưu,thay vì quảng đại quần chúng.

Đối mặt với họ chứ không phải với đông đảo cử tri mới là nhiệmvụ khó khăn đối với các chính phủ muốn thắt chặt ngân sách.

Minh Tuấn
Theo Economist




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,551.005,091.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,613.804,133.80
100g ABC Bullion Bar
14,738.9013,278.90
1kg ABC Bullion Silver
1,741.401,341.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 159
  • Truy cập hôm nay: 2938
  • Lượt truy cập: 8849438