Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Không thể để cho lãi suất quá cao
2010-12-14 13:30:17



Tình trạng lãi suất tăng quá cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN. Có đơn vị tuyên bố chỉ còn có nước “chết” nếu như lãi suất cứ tăng liên tục như vậy

Về vấn đề này, tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Đại học Ngân hàng TPHCM đưa ra phân tích:

- Theo tôi, về chủ trương vĩ mô thì điều chỉnh tăng lãi suất là đúng. Những biến động tăng giá các mặt hàng tiêu dùng và các tín hiệu khác cho thấy nguy cơ lạm phát cao sẽ xảy ra, cho nên cần phải có biện pháp kiềm chế lạm phát.

Tác động cụ thể của việc nâng lãi suất là hạn chế đầu tư, gia tăng tiết kiệm. Đây là biện pháp cấp cứu, là giải pháp tình thế, không thể áp dụng lâu dài. Trước mắt, có thể thấy được việc tăng lãi suất đã kéo đồng tiền vào ngân hàng, gửi nhiều, vay ít. Kéo theo là tỉ giá USD giảm, giá vàng giảm về bằng với giá thế giới.

Nhưng trên thực tế, việc tăng lãi suất ngân hàng đã tác động tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, vậy thì hiệu quả của kiềm chế lạm phát có cao hơn sự thua lỗ hoặc phá sản của nhiều DN?

- Trước hết phải xác định việc tăng lãi suất là đúng, vì nếu để mức tăng thấp không thu hút được tiền gửi thì không đạt được ý đồ vĩ mô. Nhưng tăng quá cao tới 17 -18% đầu vào, các mục tiêu nêu trên đạt được thì lại “bể” mục tiêu GDP. DN chịu không nổi do phí vốn quá cao.

Vào thời điểm này, DN có nhiều áp lực, không thu được các khoản phải thu do các DN bạn “chết”, ảnh hưởng dây chuyền. Nếu tiếp tục vay ngân hàng thì phí vốn lại quá cao không thể chịu nổi, có DN cùng đường cũng đi vay nhưng vay không được, đòi nợ cũng không đòi được.

Càng về cuối năm, nhu cầu tiền càng cao, thanh toán xuất khẩu, thanh toán trong nước, dự án đòi giải ngân, trả lương và thưởng, trả các khoản vay phải trả cho công ty khác.

Nếu chỉ lãi suất tăng cao thì đã rất căng, cộng thêm với những áp lực đó nữa thì vượt sức chịu đựng của đa số DN. Đến khi không chịu nổi thì sinh ra liều, đi vay ở thị trường phi chính thức, tạo ra rối loạn. Không có tiền thì không trả lương, thưởng, tác động đến các vấn đề xã hội khác vì liên quan đến người lao động.

Thấy rõ như vậy, nhưng trên thực tế các ngân hàng cứ tự tăng lãi suất, tại sao không có sự điều chỉnh để giảm áp lực cho DN?

- Nếu chỉ đổ lỗi cho ngân hàng thì chưa đúng. Tỉ giá do cung - cầu quyết định. Một khi khả năng thanh khoản không dồi dào thì ngân hàng phải tăng lãi suất để hút vốn. Chưa kể, việc tăng lãi suất là một biện pháp để hạn chế đầu tư, ngăn lạm phát là ý đồ điều tiết vĩ mô.

Công bằng hơn, phải nhìn thấy sản xuất kinh doanh gặp khó khăn là một phần thuộc về lỗi của DN. Một số DN thiếu sự chuẩn bị tốt, cụ thể như cơ cấu vốn không hợp lý, tỉ lệ vốn vay quá cao.

Trình độ quản trị vốn hạn chế và quan trọng nhất là hoạt động dự phòng kém, nhất là trong tình hình của thị trường vốn hiện nay. Có nhiều DN đi vay nhưng ngân hàng không cho vì không đạt chuẩn, anh vay nhưng anh không thể trả được.

Nếu phân tích như vậy thì cứ thả nổi cho các ngân hàng chạy đua lãi suất, DN sống chết thì tự thân lo liệu?

- Điều hành vĩ mô có cây gậy được phép điều chỉnh linh hoạt. Siết chặt tiền tệ nhưng tuân theo hình sin, khi xuống điểm đáy thì phải điều tiết đi lên và ngược lại.

Trong tình hình hiện nay, phải hiểu rằng việc tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhóm khác nhau, nhưng quyền lợi của quốc gia luôn đặt lên trên hết. Đó là chống lạm phát.

Tuy nhiên, không để cho một số ngân hàng tăng lãi suất quá cao. Nhà nước cũng không thể để cho DN chết, một DN chết không phải là chuyện riêng của họ, mà sẽ ảnh hưởng chung cả xã hội.

- Xin cảm ơn ông!

Theo CafeF




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,553.905,093.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,616.204,136.20
100g ABC Bullion Bar
14,746.6013,286.60
1kg ABC Bullion Silver
1,742.301,342.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 72
  • Truy cập hôm nay: 2838
  • Lượt truy cập: 8849338