Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Tây Ban Nha – tù nhân của đồng euro
2010-12-08 13:20:40

Đi không được mà ở cũng không xong, người Tây Ban Nha có lẽ sẽ hối tiếc vì đã gia nhập eurozone.

Điểm tích cực duy nhất mà Ai-len mang đến cho thế giới hiện nay có lẽ là việc đất nước này không lớn cho lắm. Nhờ vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại đây đối với viễn cảnh kinh tế châu Âu chưa hẳn đã quá tồi tệ.

Những khó khăn của Hy Lạp, và cả Bồ Đào Nha – quốc gia được nhiều nhà kinh tế dự báo sẽ trở thành “quân cờ domino” tiếp theo – cũng sẽ không gây thương tổn trầm trọng.

Nhưng Tây Ban Nha lại khác. Ai-len, Hy Lạp hay Bồ Đào Nha chỉ là món khai vị, còn Tây Ban Nha mới là món chính.

Câu chuyện của nền kinh tế xứ sở bò tót có những nét tương đồng đáng kinh ngạc với hoàn cảnh nước Mỹ. Tây Ban Nha cũng phải hứng chịu hậu quả từ bong bóng tài sản khổng lồ, thêm vào đó là nợ nần chồng chất của khu vực tư nhân.

Và cũng giống như Mỹ, khi bong bóng đó nổ tung, Tây Ban Nha rơi vào vòng xoáy suy thoái cùng với tỷ lệ thất nghiệp leo thang.

Một điểm trùng hợp nữa là tình trạng thâm thủng ngân sách nghiêm trọng ở cả hai nước do nguồn thu sụt giảm trong khi liên tục phải tăng chi tiêu để chống lại suy thoái.

Tuy nhiên, không giống như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha đang cận kề bên bờ vực khủng hoảng nợ. Chính phủ Mỹ không gặp phải cản trở nào trong việc huy động vốn để tài trợ thâm hụt nhờ lãi suất các khoản nợ liên bang đều ở mức thấp – dưới 3%.

Ngược lại, chi phí lãi vay của Tây Ban Nha tăng với tốc độ chóng mặt trong thời gian gần đây – tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư ngày càng e ngại khả năng vỡ nợ của đất nước này.

Vậy điều gì đã khiến Tây Ban Nha lâm vào tình trạng khốn đốn như hiện nay? Câu trả lời không thể đơn giản hơn – chính là đồng euro.

Năm 1999, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chấp nhận lưu hành đồng euro ngay từ khi nó mới ra đời.

Mọi chuyện có vẻ xuôi chèo mát mái trong thời gian đầu: nguồn vốn từ khắp châu Âu đổ về Tây Ban Nha, thúc đẩy chi tiêu khu vực tư nhân giúp nền kinh tế nội địa đạt tăng trưởng ấn tượng.

Suốt những ngày tháng êm đẹp đó, chính phủ Tây Ban Nha luôn thể hiện vai trò mẫu mực trong việc điều hành hệ thống tài chính: không như Hy Lạp, họ đạt được thặng dư ngân sách quốc gia; cũng không giống Ai-len, họ luôn cố gắng điều tiết hệ thống ngân hàng (dù chỉ thành công một phần).

Cho đến cuối năm 2007, tỷ lệ nợ công trên GDP của Tây Ban Nha chỉ bằng ½ của Đức; và hiện nay các ngân hàng nước này cũng không rơi vào tình trạng rối ren như Ai-len.

Nhưng ẩn dưới sự ổn định ấy, mồi lửa của khủng hoảng vẫn âm ỉ cháy. Đầu tiên, mặt bằng giá cả và tiền lương ở Tây Ban Nha trong thời kỳ bùng nổ kinh tế tăng nhanh hơn nhiều so với các nước châu Âu khác, thâm hụt thương mại trở thành gánh nặng lớn.

Vì thế khi bong bóng tan vỡ, nền công nghiệp Tây Ban Nha phải đối mặt với chi phí sản xuất cao, nhân tố chủ yếu góp phần làm giảm sức cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế.

Nếu như Tây Ban Nha vẫn sử dụng đồng tiền riêng, như trường hợp của Mỹ hay Anh, họ có thể phá giá tiền tệ giúp nền kinh tế cạnh tranh hơn. Nhưng một khi đã gia nhập eurozone, lựa chọn này đã không còn nằm trong quyền hạn của họ nữa.

Thay vào đó, Tây Ban Nha buộc phải tiến hành “điều chỉnh nội bộ” cho mặt bằng tiền lương - giá cả về mức tương đương với các nước khác trong khu vực.

Thực tế, công cuộc “điều chỉnh nội bộ” này chẳng lấy gì làm dễ chịu cho lắm. Nó thường kéo theo tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhiều năm liền, sau đó mức tiền lương mới từ từ giảm xuống.

Tuy nhiên, lương giảm có nghĩa là thu nhập của người dân sẽ giảm trong khi tổng nợ của họ không thay đổi, và kết quả là tình trạng nợ nần của khu vực tư nhân càng trầm trọng thêm.

Tất cả những điều tồi tệ ấy làm cho bức tranh kinh tế Tây Ban Nha trong vài năm tới sẽ phủ đầy bóng mây u ám.

Trong khi sự phục hồi của kinh tế Mỹ dù có gây ít nhiều thất vọng, đặc biệt là về vấn đề việc làm, song họ đã có tăng trưởng với GDP thực tế tiếp cận con số của những năm tiền khủng hỏang.

Còn Tây Ban Nha thậm chí chưa thể thoát khỏi vũng bùn suy thoái – điều đó phần nào cho thấy nỗi lo sợ về tương lai hệ thống tài chính nước này.

Trước tình hình khó khăn như vậy, liệu Tây Ban Nha có nên rời bỏ eurozone để thực hiện một bước đột phá hay không? Và liệu họ có sẵn sàng thực hiện điều đó? Có lẽ hai câu hỏi có cùng một đáp án: “Không”.

Nền kinh tế Tây Ban Nha sẽ tốt hơn nếu ngay từ đầu họ không chấp nhận sử dụng đồng euro, nhưng nếu khiên cưỡng quay trở lại với đồng peseta thì hệ thống ngân hàng sẽ lập tức lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, bởi những người gửi tiền sẽ tìm mọi cách chuyển khoản tiết kiệm của họ sang một hình thức khác.

Trừ phi cuộc khủng hoảng ngân hàng là không thể tránh né được bằng mọi biện pháp (điều có vẻ như sẽ xảy ra với Hy Lạp và Ai-len, nhưng không phải với Tây Ban Nha), nếu không chính phủ Tây Ban Nha sẽ đủ sáng suốt để từ chối con đường này.

Rõ ràng Tây Ban Nha đang trở thành một “tù nhân” của đồng euro, họ chẳng thể có kết quả tốt đẹp nếu rời bỏ nó.

Hoàng Sơn
Theo Nytimes





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,555.605,095.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,617.604,137.60
100g ABC Bullion Bar
14,751.2013,291.20
1kg ABC Bullion Silver
1,742.401,342.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 114
  • Truy cập hôm nay: 2597
  • Lượt truy cập: 8849097