Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Điều gì quyết định sự tồn tại của đồng euro?
2010-11-30 08:34:37

Ngay từ khi đồng euro bắt đầu được đưa vào lưu hành, đã có quá nhiều yếu tố bất nhất tồn tại và nay đe dọa đến sự "tồn vong" của đồng tiền.

Người ta biết nhiều nhất đến sự kết hợp của “không giải cứu, không có sự rời bỏ và không vỡ nợ”.

Sự bất nhất đặc biệt này đang trong quá trình được giải quyết thông qua giải pháp dài hạn cho phép sự vỡ nợ. Thế nhưng nỗ lực giải quyết vấn đề này lại dẫn đến vấn đề khác: khả năng vỡ nợ, yếu tố mất căn bằng kéo dài và thiếu một liên minh tài khóa.

Đề xuất chống khủng hoảng của Đức chủ yếu tính đến khả năng vỡ nợ và nhận được nhiều sự hỗ trợ. Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, khẳng định người đóng thuế không thể gánh chịu mọi chi phí của cuộc vỡ nợ nước ngoài.

Điều này hoàn toàn đúng với liên minh tiền tệ trong bối cảnh chính trị và pháp lý như hiện nay. Hãy nghĩ đến tình huống người Đức bị yêu cầu phải tung hàng tỷ euro để giải quyết vấn đề cho Ireland hay Hy Lạp trong khi chính phủ nước này đang cắt giảm phúc lợi của chính người Đức.

Thuật ngữ “không giải cứu” củng cố cho Liên minh tiền tệ chẳng hơn gì yếu tố hạn chế pháp lý. Trong hệ thống tiền tệ phi tập trung, hệ thống giao dịch liên biên giới, xét về mặt chính trị, hoàn toàn không khả thi. Điều đó sẽ đúng nếu Đức nắm quyền lợi lớn trong đó, ví như được duy trì đồng nội tệ định giá thật thấp để kích thích xuất khẩu.

Thứ hai, còn quá nhiều yếu tố thiếu cân bằng đang tồn tại và thậm chí tăng lên trên phạm vi toàn cầu cũng như nội bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chưa có biện pháp chính trị nào để chấm dứt các yếu tố trên.

Mới đây, việc chính phủ các nước thuộc G20 thất bại trong việc thống nhất về chương trình hành động chung là thảm họa lớn nhất trong quản trị kinh tế toàn cầu thời hậu khủng hoảng. Chính châu Âu cũng không đưa ra được kế hoạch nào tin cậy.

Vấn đề trong lĩnh vực tài chính khiến các yếu tố mất cân bằng giữa các nước tăng lên. Ngành tài chính và ngân hàng là những ngành mang tính quốc gia chịu sự điều tiết của chính phủ và được giải cứu với hệ thống hợp tác và chia sẻ chưa đầy đủ của châu Âu. Nếu một vấn đề phát sinh, vấn đề sẽ tồn tại ở nước đó.

Yếu tố mất cân bằng thứ 3 chính là việc thiếu đi liên minh tài khóa. Không nói đến một siêu liên minh thế nhưng tối thiểu cần đến sự thống nhất tài khóa vừa đủ. Có chuyên gia đã tính toán đến ngân sách thận trọng với mức tiền đóng góp khoảng 1% GDP.

Thế nhưng điều đó sẽ không thể xảy ra. Việc thiết lập 1 liên minh tài khóa cần sự thay đổi lớn trong các quy định của châu Âu đến nỗi thật khó để thấy điều đó sẽ có thể được thực hiện như thế nào.

Hạn chế khác chính ở vị thế của tòa án tối cao Đức. Sự thống trị đối với hiệp ước Lisbon khiến việc kiểm soát chính trị đối với chính sách tài khóa nằm trong chủ quyền quốc gia chứ không thuộc về Liên minh châu Âu.

Vậy tại sao khả năng vỡ nợ cấp quốc gia, yếu tố mất cân bằng dai dẳng và sự thiếu liên minh tài khóa không phù hợp? Người ta có thể có một hệ thống mà 2 hay 3 yếu tố cùng tồn tại, ví như việc cho phép vỡ nợ và các yếu tố mất cân bằng tồn tại. Thế nhưng sau đó sẽ cần đến liên minh tài khóa đóng vai trò hấp thụ các cú sốc hệ thống.

Giống như tại Mỹ, siêu cấu trúc tài khóa giúp đảm bảo sự độc lập từng bang. Tuy nhiên nếu không có một chính phủ thống nhất, xét đến sự tồn tại của các yếu tố mất cân bằng và rủi ro vỡ nợ, thật khó để thấy một khu vực đồng tiền chung với nền kinh tế liên quan mật thiết sẽ có thể tồn tại qua một khủng hoảng đầy khó khăn.

Các yếu tố mất cân bằng tạo ra dòng chảy tài chính liên biên giới. Thiếu sự điều tiết của Ngân hàng Trung ương, những dòng chảy này dẫn đến sự bóp méo trong lĩnh vực tài chính cuối cùng dẫn đến những khoản nợ của chính phủ.

Thiếu yếu tố hấp thụ cú sốc tài khóa và không thể hạ giá đồng tiền, các nước sẽ thấy họ không thể thoát khỏi khó khăn mà không nhận hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này nhiều khả năng đang xảy ra ở Ireland. Trong một liên minh tiền tệ, những cuộc khủng hoảng như vậy cũng dễ lan rộng.

Câu hỏi tiếp theo ở chỗ liệu các yếu tố thiếu nhất quán trên có thể được giải quyết, ví dụ trong Hội đồng châu Âu. Nhiều khả năng điều đó không xảy ra. Lãnh đạo châu Âu dã đưa ra một số biện pháp tình thế.

Thay đổi cấu trúc lớn nhất mà họ sẽ thống nhất chính là khung ngăn khủng hoảng vĩnh viễn trong tương lai, thậm chí khung ngăn khủng hoảng sẽ vẫn dẫn đến nhiều khó khăn về chính trị và pháp lý. Thế nhưng việc giải quyết rủi ro vỡ nợ, vấn đề mất cân bằng và thiếu liên minh tài khóa sẽ cần đến thay đổi cấu trúc trên quy mô họ không tính được trước.

Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhiều người cho rằng giải pháp trên không thật sự cần thiết. Bất kỳ cuộc khnrg hoảng nào cũng có thể giải quyết nếu có đủ khung tài khóa. Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha sẽ cho thị trường thấy mọi chuyện không phải như vạy. Một liên minh tiền tệ vẫn sẽ tồn tại được với nhiều yếu tố mất cân bằng về căn bản, nhưng mọi chuyện sẽ không kéo dài mãi.

Người ta đều biêt khung điều tiết châu Âu không phù hợp từ cách đây 10 năm. Thế nhưng điều mà chúng ta nghĩ sẽ xảy ra trong dài hạn nay đã đến. Những yếu tố thiếu nhất quán sẽ làm nảy sinh vấn đề trong thời gian ngắn hơn so với trước đó, nhiều khả năng trong thập kỷ hiện na.

Với khung điều tiết dựa trên vỡ nợ và yếu tố mất cân bằng dai dẳng, liên minh tài khóa trở thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của đồng euro.

Và nếu thông điệp từ Berlin và Brussels là liên minh tài khóa không thực tế, không nên ngạc nhiên nếu nhiều nhà đầu tư cho rằng khu vực đồng tiền chung châu Âu cuối cùng sẽ tan rã. Khung ngăn khủng hoảng mới chỉ đơn giản muốn nói đến điều này.

Vũ Nguyễn
Theo FT





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,557.105,097.10
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,618.904,138.90
100g ABC Bullion Bar
14,755.3013,295.30
1kg ABC Bullion Silver
1,740.701,340.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 155
  • Truy cập hôm nay: 2393
  • Lượt truy cập: 8848893