Vào thời bản vị vàng, các nước đua nhau thể hiện mình có "đồng bản tệ mạnh". Ngày nay sự cạnh tranh này đã đi theo một chiều hướng khác: đó là in ra nhiều tiền hơn và làm yếu đi đồng tiền của mình.
Bộ trưởng Tài chính Brazil đã nói về một cuộc "chiến tranh tiền tệ quốc tế". Chủ tịch IMF Dominique Strauss-Kahn tuần rồi đã khuyến cáo không nên sử dụng tiền tệ như một vũ khí chính sách.
Mong muốn đồng tiền giảm giá không có nghĩa là làm cho nó đi xuống. Chiến thuật cắt giảm lãi suất cổ điển đã bị đẩy tới gần cực điểm, mặc dù Nhật Bản tuần qua lại hạ thêm lãi suất xuống mức 0-0.1%.
Nhưng dường như khó tạo ra sự khác biệt về lợi suất giữa các nước phát triển khi mà đâu đâu lãi suất cũng dưới 1%.
Trong số các nước giàu, cả Nhật Bản và Thụy Sỹ cũng theo đuổi chính sách can thiệp tỷ giá. Nhưng chiến thuật này chỉ có hiệu quả nhất khi các ngân hàng trung ương mua có phối hợp, và liệu có nước nào giúp nước khác phá giá đồng tiền?
Do đó chỉ còn lại một lựa chọn là nới lỏng định lượng (quantitive easing - QE), hay nói cách khác là tạo thêm tiền để mua tài sản.
Phương pháp này thường được giới thiệu là chiến thuật kích thích nền kinh tế nội địa bằng cách giảm chi phí tài chính và bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng.
Nhưng nếu như mọi điều kiện khác không đổi, việc in thêm tiền ở một quốc gia sẽ làm cho giá của đồng tiền nước đó giảm so với các đồng tiền khác.
Trong vòng 2 năm qua, nhiều nước phát triển đã cố gắng thử các dạng của QE. (Ngân hàng trung ương châu Âu đã thực hiện phương pháp này ít hơn các đối thủ của họ, điều này lý giải cho sức mạnh tương đối của đồng euro hiện giờ).
Một vài người xem đây là QE cạnh tranh, một cuộc đấu xem "Ai in tiền nhiều nhất". Rất nhiều nhà đầu tư tin rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm bị cuốn vào một "vòng chơi" QE nữa, có lẽ là ngay tháng 11.
Viễn cảnh của việc tiếp tục nới lỏng định lượng (QE) giúp giải thích tại sao vàng, cổ phiếu và trái phiếu chính phủ đều tăng giá cùng lúc.
Vàng được mua vào với lý do dễ hiểu là các ngân hàng trung ương dường như sẽ cam kết tiếp tục in thêm nhiều tiền hơn nữa: giới đầu tư sợ rằng điều này cuối cùng sẽ dẫn tới lạm phát.
Các thị trường chứng khoán tăng giá bởi QE cuối cùng sẽ giúp phục hồi nền kinh tế và ngăn chặn nguy cơ suy thoái kép.
Trong khi đó lợi suất của trái phiếu chính phủ lại giảm bởi các ngân hàng trung ương có vẻ dành hầu hết tiền phát hành thêm để mua vào chứng khoán nợ nước mình.
Giới đầu tư xem đó như là việc các ngân hàng trung ương đặt mức sàn cho giá trái phiếu. Vì vậy QE như một liều thần dược, làm tăng giá mọi loại tài sản.
Điều đó có thể giúp giải thích tại sao vàng và trái phiếu chính phủ đều tăng mạnh trong quý 3, một sự kết hợp bất thường.
Dhaval Joshi từ RAB Capital cho biết rằng kể từ năm 1980 chỉ có 4 quý tương tự khi mà vàng, cổ phiếu và trái phiếu chính phủ đồng loạt tăng giá.
Tại sao các nhà đầu tư trái phiếu lại không phản ứng thận trọng hơn với quá trình in tiền như thế này?
Có khả năng là do lạm phát và giảm phát đều là những hậu quả hợp lý của một cuộc khủng hoảng nợ nên các nhà đầu tư đang trải rộng danh mục của họ, mua vàng nhằm đề phòng lạm phát và mua trái phiếu để đề phòng giảm phát.
Một yếu tố khác là sự khác biệt về thời gian xảy ra. Lạm phát có thể là kết quả cuối cùng của QE trong vài năm nữa.
Nhưng theo Paul Abberly, người đứng đầu bộ phận các sản phẩm có thu nhập cố định tại Aviva Investors, thì rủi ro xảy ra trong ngắn hạn có lẽ là giảm phát.
Các nhà quản lý quỹ đầu tư trái phiếu phải lo tới kết quả kinh doanh của họ trong quý sắp tới hoặc là trong năm tới nếu họ muốn giữ chân khách hàng. Những gì sẽ xảy ra vào năm 2015 gần như là không liên quan.
Tuy nhiên không thể chắc chắn liệu sự tăng giá đồng thời của vàng, cổ phiếu và trái phiếu có thể tiếp diễn nữa hay không.
Ông Joshi nói rằng cả bốn lần ba loại tài sản trên cùng tăng giá trong quá khứ đều tiếp nối sự giảm giá của trái phiếu chính phủ.
Sự tăng giá của vàng và của cổ phiếu cũng không phải nhất thiết tương thích. David Ranson từ Wainwright Economics đã xem xét mối quan hệ giữa vàng và thị trường chứng khoán kể từ năm 1824.
Một vài người có thể nghĩ rằng cổ phiếu sẽ tăng giá vào thời kỳ lạm phát nhờ vào mối liên hệ với nền kinh tế. Nhưng đó không phải là điều mà dữ liệu đã chỉ ra.
Khi mà vàng tăng giá hơn 20% trong vòng 5 năm thì lợi suất trung bình cùng thời kỳ từ các cổ phiếu có vốn hóa cao của Mỹ chỉ ở mức 2.1%. Và khi vàng giảm giá hơn 20% thì mức lợi suất trung bình trên lại là 99%.
Mặc dù giá các tài sản đều tăng tại thời điểm này nhưng vẫn còn những rủi ro khác ở phía trước. Khắp nơi phá giá đồng tiền về bản chất đã ẩn chứa nhiều bất ổn.
Có người sẽ phải mất thị phần trong thương mại thế giới. Và một chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu có thể dễ dàng bị chuyển thành một chính sách hạn chế nhập khẩu.
Ngọc HânTheo Economist
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,246.90 | 4,826.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,348.40 | 3,948.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,946.40 | 12,646.40 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,695.80 | 1,345.80 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 169
- Truy cập hôm nay: 4091
- Lượt truy cập: 8604461