Các ngoại tệ mạnh sẽ đi về đâu?
2010-09-27 10:41:44
Thị
trường ngoại hối toàn cầu liên tiếp tạo nên những điều bất ngờ trong
quý III năm nay, đã thêm một lần nữa “khiêu khích” các nhà đầu tư, rằng
họ mãi mãi không bao giờ nắm bắt được diễn biến thay đổi của nó.
Đồng USD
Tỷ giá quy đổi đồng USD sang yên Nhật đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, trong khi đồng đô la Australia (AUD) lại lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Những biến động phức tạp đó tạo nên không gian tưởng tượng rất rộng cho các nhà đầu tư. Ai sẽ trở thành người thắng cuộc trong bối cảnh bóng ma nguy cơ suy thoái lần thứ hai của kinh tế toàn cầu vẫn còn rình rập?
Quan sát từ xa, thấy đồng USD sau khi rớt giá vẫn chỉ dao động tại chỗ và dường như đã mất đi phương hướng, trong khi Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) cũng đang rơi vào tình cảnh “khó xử”. Một mặt, tăng trưởng kinh tế nước Mỹ vẫn chưa khốn đốn đến mức phải tung ra thật nhiều các gói kích thích kinh tế. Nhưng mặt khác, tốc độ tăng trưởng chưa đủ để kìm chế tỷ lệ thất nghiệp đang ngày một gia tăng tại nước này.
Trong bối cảnh đó, dự báo về sự xuất hiện của thời đại “lãi suất 0” và chương trình nới lỏng định lượng QE dài hạn khiến nhiều cơ quan phân tích và chuyên gia kinh tế mất lòng tin vào đồng USD.
Chuyên gia kinh tế Diane Swonk – chủ tịch của công ty Mesirow Financial Inc đặt tại Chicago cho biết: “Nếu FED tiếp tục mở rộng chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ, USD sẽ tiếp tục mất giá.”
Thêm một nguyên nhân khác khiến các chuyên gia mất niềm tin vào đồng USD. Ray Farris, chiến lược gia về ngoại hối kiêm giám đốc chi nhánh tại Luân Đôn của Tập đoàn Credit Suisse Group AG , Thụy Sỹ khẳng định, hiện các chính phủ đều muốn duy trì tỷ giá thấp của đồng tiền trong nước nhằm kích thích xuất khẩu.
Trước mắt, cả Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều hoang mang trước tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế. Chính sách lãi suất thấp đã không còn phát huy tác dụng, bởi vậy tỷ giá tiền tệ được xem là cứu cánh duy nhất nhằm kích thích sản xuất, vực dậy đà tăng trưởng của các nước.
Đầu năm 2010, tổng thống Obama đề xuất “kế hoạch tăng trưởng thương mại trong vòng 5 năm”, với cam kết nỗ lực hết mình xoay chuyển kim ngạch xuất khẩu của Mỹ, đồng thời phấn đấu đạt mục tiêu tạo ra 2 triệu việc làm mới trong vòng 5 năm. Obama còn thành lập Ủy ban xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu và việc làm. Do đó, Mỹ sẽ không ngừng yêu cầu các nước đối tác tăng giá tiền tệ.
Ngoài ra, theo đánh giá của một số nhà phân tích, thì ngay cả khi sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đã được xác nhận, đồng USD vẫn sẽ mất giá. Vì khi kinh tế bất ổn, đồng USD có tác dụng là công cụ tránh né rủi ro hiệu quả, nhưng khi kinh tế phát triển, sức hút của các thị trường khác sẽ khiến nhu cầu sử dụng đồng USD giảm, giá trị của đồng tiền này vì thế cũng sẽ giảm theo.
Đồng yên Nhật
Trước bối cảnh tỷ giá quy đổi USD sang yên Nhật giảm liên tục trong 3 tháng, thậm chí xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, ngày 15 tháng 9, ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ đã bán tháo 2000 tỷ yên Nhật, kìm hãm tạm thời sự tăng giá của đồng tiền này.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua, Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ, cũng là lần can thiệp có quy mô lớn nhất trong lịch sử.
Cuối tháng 9 là thời điểm tổng kết năm tài khóa của Nhật Bản, nhiều hãng xuất khẩu của nước này đã đổi toàn bộ ngoại tệ đang nắm giữ sang đồng yên Nhật để dồn vào tài khoản. Nhưng do đồng yên đang tăng mạnh, nên để có thể “xử lý” hết số ngoại tệ có trong tay là điều rất khó.
Nhiều nhà phân tích thị trường ngoại hối cho rằng, hành động can thiệp của BOJ chỉ nhằm mục đích ngăn chặn sự tăng giá của đồng yên, mà không định ra mục tiêu tỷ giá cho đồng tiền này. Ngoài ra, mức nhập siêu trong kim ngạch thương mại Nhật - Mỹ vẫn rất lớn, Nhật bản khó có thể tái diễn kịch bản “Nhật – Mỹ phối hợp can dự thị trường kiểu năm 1995”.
Bởi vậy, một số nhà phân tích cho rằng, xu hướng tăng giá của đồng yên Nhật sẽ không có nhiều thay đổi, và trước thời điểm cuối năm nay, đồng USD sẽ giảm xuống mức 1 USD đổi 81-84 yên Nhật.
Trong một báo cáo gần đây, nhóm phân tích thị trường ngoại hối của Barclays Capital nhận định, tuy chưa thể xác định chắc chắn diễn biến tiếp theo của đồng yên Nhật, nhưng dù thế nào thì nguy cơ chạm đáy của tỷ giá quy đổi đồng USD sang yên Nhật đã giảm rất nhiều so với trước khi Nhật Bản tiến hành biện pháp can thiệp.
Theo Barclays Capital, tỷ giá sẽ được xác lập ở mục tiêu 1 USD đổi 84 yên Nhật. Nhóm phân tích cũng chỉ ra rằng, FED đang nỗ lực để tránh khỏi chương trình nới lỏng định lượng tiếp theo. Dù chính sách về ngoại tệ của FED có thế nào đi nữa, dù Nhật Bản có tiếp tục các biện pháp can thiệp, thì khả năng trượt dốc của tỷ giá USD so với yên Nhật vẫn rất lớn.
Đồng Euro
Gần đây, các số liệu đến từ nước Anh hết sức u ám, đồng bảng Anh liên tục chịu sức ép giảm giá. Tuy nhiên nỗi lo rủi ro đã được cải thiện cộng với việc đồng USD mất giá đã thúc đẩy tỷ giá quy đổi đồng bảng Anh sang đô la Mỹ gia tăng.
Thế nhưng Barclays Capital vẫn đánh giá thấp đồng bảng Anh. Các chuyên gia phân tích của BarCap chỉ ra rằng, việc công hội Anh lên tiếng sẽ bãi công quy mô lớn và kế hoạch thắt chặt tài chính của chính Phủ khiến nhà đầu tư không khỏi lo lắng về tương lai của đồng bảng.
Đáng chú ý ở chỗ, đây là lần đầu tiên các ngoại tệ ngoài USD biến động đồng loạt, và là đồng loạt tăng giá sau thời kỳ phân hóa. Điều này cho thấy, thị trường có thể sẽ chuyển hướng quan tâm đến những biểu hiện kinh tế của nước Mỹ thay vì chú ý tới động thái kinh tế của các quốc gia khác trước đó.
Morgan Stanley đánh giá cao đồng Euro, cho rằng đây sẽ là đồng tiền có biểu hiện tốt nhất trong quý IV năm nay trong nhóm G10. Đầu năm nay, đồng Euro đã từng bị bán tháo quá mức, và bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Xuất khẩu của EU được hưởng lợi từ việc đồng Euro mất giá, kinh tế khu vực đồng Euro dần ổn định trở lại, cộng với việc các quốc gia trong khu vực đã nghiêm túc tuân thủ các mục tiêu tài chính, những điều đó khiến khả năng đồng Euro tăng giá trước thời điểm cuối năm nay là rất lớn.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, kinh tế châu Âu phục hồi trong 6 tháng đầu năm 50% là dựa vào nước Đức. Nhưng các số liệu kinh tế của nước này cũng đang bắt đầu trượt dốc. Nếu kinh tế Đức xấu đi, đồng Euro cũng sẽ mất giá.
(Stockbiz)
Đồng USD
Tỷ giá quy đổi đồng USD sang yên Nhật đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, trong khi đồng đô la Australia (AUD) lại lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Những biến động phức tạp đó tạo nên không gian tưởng tượng rất rộng cho các nhà đầu tư. Ai sẽ trở thành người thắng cuộc trong bối cảnh bóng ma nguy cơ suy thoái lần thứ hai của kinh tế toàn cầu vẫn còn rình rập?
Quan sát từ xa, thấy đồng USD sau khi rớt giá vẫn chỉ dao động tại chỗ và dường như đã mất đi phương hướng, trong khi Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) cũng đang rơi vào tình cảnh “khó xử”. Một mặt, tăng trưởng kinh tế nước Mỹ vẫn chưa khốn đốn đến mức phải tung ra thật nhiều các gói kích thích kinh tế. Nhưng mặt khác, tốc độ tăng trưởng chưa đủ để kìm chế tỷ lệ thất nghiệp đang ngày một gia tăng tại nước này.
Trong bối cảnh đó, dự báo về sự xuất hiện của thời đại “lãi suất 0” và chương trình nới lỏng định lượng QE dài hạn khiến nhiều cơ quan phân tích và chuyên gia kinh tế mất lòng tin vào đồng USD.
Chuyên gia kinh tế Diane Swonk – chủ tịch của công ty Mesirow Financial Inc đặt tại Chicago cho biết: “Nếu FED tiếp tục mở rộng chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ, USD sẽ tiếp tục mất giá.”
Thêm một nguyên nhân khác khiến các chuyên gia mất niềm tin vào đồng USD. Ray Farris, chiến lược gia về ngoại hối kiêm giám đốc chi nhánh tại Luân Đôn của Tập đoàn Credit Suisse Group AG , Thụy Sỹ khẳng định, hiện các chính phủ đều muốn duy trì tỷ giá thấp của đồng tiền trong nước nhằm kích thích xuất khẩu.
Trước mắt, cả Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều hoang mang trước tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế. Chính sách lãi suất thấp đã không còn phát huy tác dụng, bởi vậy tỷ giá tiền tệ được xem là cứu cánh duy nhất nhằm kích thích sản xuất, vực dậy đà tăng trưởng của các nước.
Đầu năm 2010, tổng thống Obama đề xuất “kế hoạch tăng trưởng thương mại trong vòng 5 năm”, với cam kết nỗ lực hết mình xoay chuyển kim ngạch xuất khẩu của Mỹ, đồng thời phấn đấu đạt mục tiêu tạo ra 2 triệu việc làm mới trong vòng 5 năm. Obama còn thành lập Ủy ban xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu và việc làm. Do đó, Mỹ sẽ không ngừng yêu cầu các nước đối tác tăng giá tiền tệ.
Ngoài ra, theo đánh giá của một số nhà phân tích, thì ngay cả khi sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đã được xác nhận, đồng USD vẫn sẽ mất giá. Vì khi kinh tế bất ổn, đồng USD có tác dụng là công cụ tránh né rủi ro hiệu quả, nhưng khi kinh tế phát triển, sức hút của các thị trường khác sẽ khiến nhu cầu sử dụng đồng USD giảm, giá trị của đồng tiền này vì thế cũng sẽ giảm theo.
Đồng yên Nhật
Trước bối cảnh tỷ giá quy đổi USD sang yên Nhật giảm liên tục trong 3 tháng, thậm chí xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, ngày 15 tháng 9, ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ đã bán tháo 2000 tỷ yên Nhật, kìm hãm tạm thời sự tăng giá của đồng tiền này.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua, Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ, cũng là lần can thiệp có quy mô lớn nhất trong lịch sử.
Cuối tháng 9 là thời điểm tổng kết năm tài khóa của Nhật Bản, nhiều hãng xuất khẩu của nước này đã đổi toàn bộ ngoại tệ đang nắm giữ sang đồng yên Nhật để dồn vào tài khoản. Nhưng do đồng yên đang tăng mạnh, nên để có thể “xử lý” hết số ngoại tệ có trong tay là điều rất khó.
Nhiều nhà phân tích thị trường ngoại hối cho rằng, hành động can thiệp của BOJ chỉ nhằm mục đích ngăn chặn sự tăng giá của đồng yên, mà không định ra mục tiêu tỷ giá cho đồng tiền này. Ngoài ra, mức nhập siêu trong kim ngạch thương mại Nhật - Mỹ vẫn rất lớn, Nhật bản khó có thể tái diễn kịch bản “Nhật – Mỹ phối hợp can dự thị trường kiểu năm 1995”.
Bởi vậy, một số nhà phân tích cho rằng, xu hướng tăng giá của đồng yên Nhật sẽ không có nhiều thay đổi, và trước thời điểm cuối năm nay, đồng USD sẽ giảm xuống mức 1 USD đổi 81-84 yên Nhật.
Trong một báo cáo gần đây, nhóm phân tích thị trường ngoại hối của Barclays Capital nhận định, tuy chưa thể xác định chắc chắn diễn biến tiếp theo của đồng yên Nhật, nhưng dù thế nào thì nguy cơ chạm đáy của tỷ giá quy đổi đồng USD sang yên Nhật đã giảm rất nhiều so với trước khi Nhật Bản tiến hành biện pháp can thiệp.
Theo Barclays Capital, tỷ giá sẽ được xác lập ở mục tiêu 1 USD đổi 84 yên Nhật. Nhóm phân tích cũng chỉ ra rằng, FED đang nỗ lực để tránh khỏi chương trình nới lỏng định lượng tiếp theo. Dù chính sách về ngoại tệ của FED có thế nào đi nữa, dù Nhật Bản có tiếp tục các biện pháp can thiệp, thì khả năng trượt dốc của tỷ giá USD so với yên Nhật vẫn rất lớn.
Đồng Euro
Gần đây, các số liệu đến từ nước Anh hết sức u ám, đồng bảng Anh liên tục chịu sức ép giảm giá. Tuy nhiên nỗi lo rủi ro đã được cải thiện cộng với việc đồng USD mất giá đã thúc đẩy tỷ giá quy đổi đồng bảng Anh sang đô la Mỹ gia tăng.
Thế nhưng Barclays Capital vẫn đánh giá thấp đồng bảng Anh. Các chuyên gia phân tích của BarCap chỉ ra rằng, việc công hội Anh lên tiếng sẽ bãi công quy mô lớn và kế hoạch thắt chặt tài chính của chính Phủ khiến nhà đầu tư không khỏi lo lắng về tương lai của đồng bảng.
Đáng chú ý ở chỗ, đây là lần đầu tiên các ngoại tệ ngoài USD biến động đồng loạt, và là đồng loạt tăng giá sau thời kỳ phân hóa. Điều này cho thấy, thị trường có thể sẽ chuyển hướng quan tâm đến những biểu hiện kinh tế của nước Mỹ thay vì chú ý tới động thái kinh tế của các quốc gia khác trước đó.
Morgan Stanley đánh giá cao đồng Euro, cho rằng đây sẽ là đồng tiền có biểu hiện tốt nhất trong quý IV năm nay trong nhóm G10. Đầu năm nay, đồng Euro đã từng bị bán tháo quá mức, và bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Xuất khẩu của EU được hưởng lợi từ việc đồng Euro mất giá, kinh tế khu vực đồng Euro dần ổn định trở lại, cộng với việc các quốc gia trong khu vực đã nghiêm túc tuân thủ các mục tiêu tài chính, những điều đó khiến khả năng đồng Euro tăng giá trước thời điểm cuối năm nay là rất lớn.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, kinh tế châu Âu phục hồi trong 6 tháng đầu năm 50% là dựa vào nước Đức. Nhưng các số liệu kinh tế của nước này cũng đang bắt đầu trượt dốc. Nếu kinh tế Đức xấu đi, đồng Euro cũng sẽ mất giá.
(Stockbiz)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,540.40 | 5,080.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,605.00 | 4,125.00 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,710.70 | 13,250.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,737.10 | 1,337.10 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 236
- Truy cập hôm nay: 5342
- Lượt truy cập: 8845068