Nghịch lý ngân hàng: Càng nợ, càng được vay thêm
2010-09-07 13:29:12
Mặc
dù cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu lên đến đỉnh điểm vào đầu năm nay,
song các ngân hàng khu vực vẫn tiếp tục bơm tiền vào Hy Lạp và các nước
khác vốn đang nợ "ngập đầu, ngập cổ".
Trong nỗ lực ổn định hệ thống ngân hàng nhằm giảm hậu quả tiêu cực nảy sinh từ cuộc khủng hoảng nợ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dường như đã vô tình khuyến khích các thể chế tài chính “tùy ý hành động” để giảm thiểu rủi ro. Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), trong quý đầu năm 2010, các ngân hàng đã tăng cung cấp tín dụng thêm 4,3% cho các chính phủ và khu vực tư nhân ở Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha lên 4,3% (tương đương 109 tỷ USD) so với quý trước đó. Phần tín dụng bổ sung này đã đưa tổng số tiền mà các thể chế tài chính cho các nước nói trên vay lên 2,6 nghìn tỷ USD.
Tính chung, các khoản tín dụng mà các ngân hàng châu Âu rót cho 4 nước nói trên nhiều hơn nhiều so với số tiền rót vào ngành ngân hàng ở Mỹ và ở những nơi khác ngoài châu Âu. BIS cho rằng nguyên nhân có thể do các ngân hàng ở Khu vực đồng tiền chung euro muốn tận dụng các khoản nợ của Hy Lạp và những nước khác như khoản ký quỹ để được ECB cho vay với lãi suất thấp.
Thực tế, các ngân hàng Khu vực đồng Euro đã được ECB cho vay khá hào phóng, với lãi suất chỉ 1% và điều kiện vay cũng đơn giản hơn nhiều khi chỉ cần có sự ký quỹ như trái phiếu chính phủ. Cơ chế ưu đãi này đã giúp các ngân hàng yếu kém sống sót qua giai đoạn khó khăn vừa qua, khi không thể vay tiền từ những ngân hàng khác hay các nhà đầu tư bên ngoài.
Số liệu cho thấy ECB đã khuyến khích các ngân hàng Khu vực đồng Euro mua nợ của Hy Lạp và của những nước khác gặp khó khăn về tài chính. Tuy giúp Hy Lạp và Tây Ban Nha bán được trái phiếu mới, song điều này cũng có nghĩa là các ngân hàng Khu vực đồng Euro đang “mua thêm rủi ro” vào thời điểm khi mà ECB phải chật vật ổn định hệ thống tài chính châu Âu.
ECB sau đó đã tìm cách để giảm sự hỗ trợ cho các ngân hàng. Tuần trước ngân hàng này đã kéo dài thêm chính sách cho vay không giới hạn đối với các ngân hàng ít nhất là tới giữa tháng 1/2011, khi có những dấu hiệu cho thấy một số thể chế tài chính đến nay vẫn không thể huy động được số tiền cần thiết. Tuy nhiên, ECB cũng thắt chặt các tiêu chuẩn ký quỹ. Theo đó, ngân hàng nào sử dụng nợ chính phủ để ký quỹ sẽ bị cắt giảm 29% giá trị, tức là không thể vay bằng mức giá trị thực của trái phiếu. Chính sách này khiến cho nhiều ngân hàng không còn hứng thú với việc mua các khoản nợ có rủi ro cao.
Tuy nhiên, các ngân hàng Đức và Pháp vẫn tiếp tục gánh vác nhiều nhất những khoản nợ của Khu vực đồng Euro. Riêng Pháp cho Hy Lạp vay là 111,6 tỷ USD, trong đó 27 tỷ USD là nợ chính phủ. Phần còn lại là cho các doanh nghiệp hay cá nhân của Hy Lạp vay và thuộc các hợp đồng hay nhiều danh mục khác. Các ngân hàng Đức cho Hy Lạp vay tổng số 51 tỷ USD, trong đó 23,1 tỷ USD dưới dạng nợ chính phủ. Các ngân hàng Mỹ cũng cho Hy Lạp vay 41,2 tỷ USD, trong đó 5,4 tỷ USD trái phiếu chính phủ.
Các ngân hàng Đức đặc biệt ưu đãi Ailen khi số tiền cho nước này vay lên tới 205,8 tỷ USD, chỉ sau các ngân hàng Anh với 222,4 tỷ USD. Phần lớn các khoản tiền mà ngân hàng Đức cho vay ở Ailen là thuộc khu vực tư nhân.
Trong nỗ lực ổn định hệ thống ngân hàng nhằm giảm hậu quả tiêu cực nảy sinh từ cuộc khủng hoảng nợ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dường như đã vô tình khuyến khích các thể chế tài chính “tùy ý hành động” để giảm thiểu rủi ro. Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), trong quý đầu năm 2010, các ngân hàng đã tăng cung cấp tín dụng thêm 4,3% cho các chính phủ và khu vực tư nhân ở Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha lên 4,3% (tương đương 109 tỷ USD) so với quý trước đó. Phần tín dụng bổ sung này đã đưa tổng số tiền mà các thể chế tài chính cho các nước nói trên vay lên 2,6 nghìn tỷ USD.
Tính chung, các khoản tín dụng mà các ngân hàng châu Âu rót cho 4 nước nói trên nhiều hơn nhiều so với số tiền rót vào ngành ngân hàng ở Mỹ và ở những nơi khác ngoài châu Âu. BIS cho rằng nguyên nhân có thể do các ngân hàng ở Khu vực đồng tiền chung euro muốn tận dụng các khoản nợ của Hy Lạp và những nước khác như khoản ký quỹ để được ECB cho vay với lãi suất thấp.
Thực tế, các ngân hàng Khu vực đồng Euro đã được ECB cho vay khá hào phóng, với lãi suất chỉ 1% và điều kiện vay cũng đơn giản hơn nhiều khi chỉ cần có sự ký quỹ như trái phiếu chính phủ. Cơ chế ưu đãi này đã giúp các ngân hàng yếu kém sống sót qua giai đoạn khó khăn vừa qua, khi không thể vay tiền từ những ngân hàng khác hay các nhà đầu tư bên ngoài.
Số liệu cho thấy ECB đã khuyến khích các ngân hàng Khu vực đồng Euro mua nợ của Hy Lạp và của những nước khác gặp khó khăn về tài chính. Tuy giúp Hy Lạp và Tây Ban Nha bán được trái phiếu mới, song điều này cũng có nghĩa là các ngân hàng Khu vực đồng Euro đang “mua thêm rủi ro” vào thời điểm khi mà ECB phải chật vật ổn định hệ thống tài chính châu Âu.
ECB sau đó đã tìm cách để giảm sự hỗ trợ cho các ngân hàng. Tuần trước ngân hàng này đã kéo dài thêm chính sách cho vay không giới hạn đối với các ngân hàng ít nhất là tới giữa tháng 1/2011, khi có những dấu hiệu cho thấy một số thể chế tài chính đến nay vẫn không thể huy động được số tiền cần thiết. Tuy nhiên, ECB cũng thắt chặt các tiêu chuẩn ký quỹ. Theo đó, ngân hàng nào sử dụng nợ chính phủ để ký quỹ sẽ bị cắt giảm 29% giá trị, tức là không thể vay bằng mức giá trị thực của trái phiếu. Chính sách này khiến cho nhiều ngân hàng không còn hứng thú với việc mua các khoản nợ có rủi ro cao.
Tuy nhiên, các ngân hàng Đức và Pháp vẫn tiếp tục gánh vác nhiều nhất những khoản nợ của Khu vực đồng Euro. Riêng Pháp cho Hy Lạp vay là 111,6 tỷ USD, trong đó 27 tỷ USD là nợ chính phủ. Phần còn lại là cho các doanh nghiệp hay cá nhân của Hy Lạp vay và thuộc các hợp đồng hay nhiều danh mục khác. Các ngân hàng Đức cho Hy Lạp vay tổng số 51 tỷ USD, trong đó 23,1 tỷ USD dưới dạng nợ chính phủ. Các ngân hàng Mỹ cũng cho Hy Lạp vay 41,2 tỷ USD, trong đó 5,4 tỷ USD trái phiếu chính phủ.
Các ngân hàng Đức đặc biệt ưu đãi Ailen khi số tiền cho nước này vay lên tới 205,8 tỷ USD, chỉ sau các ngân hàng Anh với 222,4 tỷ USD. Phần lớn các khoản tiền mà ngân hàng Đức cho vay ở Ailen là thuộc khu vực tư nhân.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,236.20 | 4,816.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,339.60 | 3,939.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,917.90 | 12,617.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,690.80 | 1,340.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 99
- Truy cập hôm nay: 2993
- Lượt truy cập: 8603363