Liều thuốc đắng đối với Ukraine
2010-08-18 08:54:14
Để
được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cấp khoản tín dụng trị giá 15,5 tỷ USD,
chính phủ Ukraine đã phải cam kết những điều kiện được xem là có thể
gây nguy hại về mặt xã hội.
Chỉ nhìn ở khía cạnh kinh tế cũng đủ thấy những biện pháp được triển khai để thực hiện cam kết với IMF là hết sức khắc nghiệt dễ dẫn đến bất ổn trong xã hội: tăng tới 50% giá khí đốt đối với người tiêu dùng, giảm một loạt ưu đãi đối với những ngành đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước… Đây chưa phải là những đòn cuối cùng đánh vào hầu bao của người dân Ukraine vì đến cuối năm, giá cả sẽ còn leo cao. Nhận tín dụng từ bên ngoài để cứu nền kinh tế ốm yếu nhưng xem ra chính quyền Ukraine đang bị kẹt giữa hai gọng kìm với một bên là nhà cho vay và bên kia là sức ép xã hội, trong khi người dân ngày càng khót thở với “phương thuốc cứu nguy” từ bên ngoài.
Chính phủ mới ở Ukraine đã phải chấp nhận thực hiện yêu sách của IMF để tổ chức tài chính quốc tế này thông qua gói tín dụng mới cho Kiev với thời hạn giải ngân là hai năm rưỡi. Không chỉ tăng giá khí đốt thêm 50% đối với người tiêu dùng và những doanh nghiệp sử dụng năng lượng bắt đầu từ ngày 1/8, chính phủ Ukraine còn tăng giá nước nóng khoảng 30%, đồng thời trình Quốc hội xem xét một dự luật cho phép xử phạt những đối tượng dây dưa trả nợ.
Những quyết định tăng giá trên là một sự “cực chẳng đã” đối với chính phủ của Thủ tướng Mykola Azarov. Áp lực xã hội trong nước có thể dễ dàng tăng theo đà tăng giá này vì giá nhiên liệu tăng không chỉ tác động mạnh đến người tiêu dùng mà còn giáng một đòn vào các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Cải cách giá tuy sẽ bù lỗ cho thâm hụt ngân sách nhà nước, song lại tạo ra bầu không khí bức bối trong xã hội bởi nó đánh vào lợi ích thiết thực của đa số người dân. Về mặt lý thuyết, có tới 90% người dân Ukraine được nhà nước trợ cấp tiền dịch vụ nhà ở, điện và khí đốt. Khi mới tăng giá khí đốt thêm 30%, nhiều người tiêu dùng đã không thể thanh toán được chi phí nhiên liệu, việc tăng giá khí đốt thêm 50% và giá nước nóng thêm 30% sẽ làm số người mắc nợ tăng hơn 40%.
Chẳng thiếu dẫn chứng lịch sử cho sự lo lắng không hề thái quá này. Nhiều diễn biến phức tạp đã lần lượt nảy sinh ở một số nền kinh tế châu Á trong cuộc khủng hoảng 1997-1998 sau khi được IMF cấp tín dụng như Indonesia (được IMF cho vay 43 tỷ USD), Hàn Quốc (được nhận 57 tỷ USD) hay Thái Lan (nhận 17 tỷ USD)…
Cách thức cứu nguy hồi đó dường như đã được lặp lại ở Hy Lạp mấy tháng trước và giờ đây là Ukraine. IMF chỉ chú trọng vào vấn đề tài chính khi một mực buộc các nước nhận tài trợ phải thực hiện bằng mọi giá việc cắt giảm chi tiêu ngân sách và cải cách thị trường, trong khi không hề đếm xỉa đến những tác động về mặt xã hội do các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” quá mức gây ra.
Ukraine ít có sự lựa chọn và có thể nói chính phủ của Thủ tướng Mikola Azarov buộc thực hiện những biện pháp cải cách đau đớn, mất lòng dân. Cái đơn thuốc mà IMF kê cho Ukraine là quá đắng, trong khi chưa biết có tác dụng hay không. Có một điều rõ ràng là, đơn thuốc này sẽ phát sinh ra nhiều căn bệnh xã hội
Người Ukraine lo ngại những yêu sách mới của IMF sẽ đẩy đời sống kinh tế-xã hội nước này vào một thời kỳ đầy rẫy khó khăn và đầy biến động xã hội.
(Stockbiz)
Chỉ nhìn ở khía cạnh kinh tế cũng đủ thấy những biện pháp được triển khai để thực hiện cam kết với IMF là hết sức khắc nghiệt dễ dẫn đến bất ổn trong xã hội: tăng tới 50% giá khí đốt đối với người tiêu dùng, giảm một loạt ưu đãi đối với những ngành đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước… Đây chưa phải là những đòn cuối cùng đánh vào hầu bao của người dân Ukraine vì đến cuối năm, giá cả sẽ còn leo cao. Nhận tín dụng từ bên ngoài để cứu nền kinh tế ốm yếu nhưng xem ra chính quyền Ukraine đang bị kẹt giữa hai gọng kìm với một bên là nhà cho vay và bên kia là sức ép xã hội, trong khi người dân ngày càng khót thở với “phương thuốc cứu nguy” từ bên ngoài.
Chính phủ mới ở Ukraine đã phải chấp nhận thực hiện yêu sách của IMF để tổ chức tài chính quốc tế này thông qua gói tín dụng mới cho Kiev với thời hạn giải ngân là hai năm rưỡi. Không chỉ tăng giá khí đốt thêm 50% đối với người tiêu dùng và những doanh nghiệp sử dụng năng lượng bắt đầu từ ngày 1/8, chính phủ Ukraine còn tăng giá nước nóng khoảng 30%, đồng thời trình Quốc hội xem xét một dự luật cho phép xử phạt những đối tượng dây dưa trả nợ.
Những quyết định tăng giá trên là một sự “cực chẳng đã” đối với chính phủ của Thủ tướng Mykola Azarov. Áp lực xã hội trong nước có thể dễ dàng tăng theo đà tăng giá này vì giá nhiên liệu tăng không chỉ tác động mạnh đến người tiêu dùng mà còn giáng một đòn vào các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Cải cách giá tuy sẽ bù lỗ cho thâm hụt ngân sách nhà nước, song lại tạo ra bầu không khí bức bối trong xã hội bởi nó đánh vào lợi ích thiết thực của đa số người dân. Về mặt lý thuyết, có tới 90% người dân Ukraine được nhà nước trợ cấp tiền dịch vụ nhà ở, điện và khí đốt. Khi mới tăng giá khí đốt thêm 30%, nhiều người tiêu dùng đã không thể thanh toán được chi phí nhiên liệu, việc tăng giá khí đốt thêm 50% và giá nước nóng thêm 30% sẽ làm số người mắc nợ tăng hơn 40%.
Chẳng thiếu dẫn chứng lịch sử cho sự lo lắng không hề thái quá này. Nhiều diễn biến phức tạp đã lần lượt nảy sinh ở một số nền kinh tế châu Á trong cuộc khủng hoảng 1997-1998 sau khi được IMF cấp tín dụng như Indonesia (được IMF cho vay 43 tỷ USD), Hàn Quốc (được nhận 57 tỷ USD) hay Thái Lan (nhận 17 tỷ USD)…
Cách thức cứu nguy hồi đó dường như đã được lặp lại ở Hy Lạp mấy tháng trước và giờ đây là Ukraine. IMF chỉ chú trọng vào vấn đề tài chính khi một mực buộc các nước nhận tài trợ phải thực hiện bằng mọi giá việc cắt giảm chi tiêu ngân sách và cải cách thị trường, trong khi không hề đếm xỉa đến những tác động về mặt xã hội do các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” quá mức gây ra.
Ukraine ít có sự lựa chọn và có thể nói chính phủ của Thủ tướng Mikola Azarov buộc thực hiện những biện pháp cải cách đau đớn, mất lòng dân. Cái đơn thuốc mà IMF kê cho Ukraine là quá đắng, trong khi chưa biết có tác dụng hay không. Có một điều rõ ràng là, đơn thuốc này sẽ phát sinh ra nhiều căn bệnh xã hội
Người Ukraine lo ngại những yêu sách mới của IMF sẽ đẩy đời sống kinh tế-xã hội nước này vào một thời kỳ đầy rẫy khó khăn và đầy biến động xã hội.
(Stockbiz)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,272.30 | 4,852.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,367.80 | 3,967.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,008.80 | 12,708.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,700.70 | 1,350.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 200
- Truy cập hôm nay: 2629
- Lượt truy cập: 8602999