Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Nút thắt tín dụng chưa hẳn vì lãi suất
2010-08-12 08:58:17



Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm, nhưng tín dụng vẫn khó tăng khi các ngân hàng vẫn vướng quy định không được sử dụng quá 20% vốn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay.

Mặc dù lãi suất cho vay thỏa thuận trong quý III/2010 đã giảm so với 2 quý đầu năm, nhưng tín dụng toàn ngành ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng đột biến. Nguyên nhân là nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng khá chậm, do việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn gặp khó khăn. Mặt khác, quy định buộc các ngân hàng không được sử dụng quá 20% vốn trên thị trường liên ngân hàng làm vốn tín dụng vẫn là nút thắt khiến lãi suất khó giảm mạnh, mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết sẽ tiếp tục bơm vốn qua thị trường mở.

Lãi suất giảm...

Theo ông Giàu, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các công cụ điều hành thị trường mở rất linh hoạt, với việc cho vay kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần để cải thiện khả năng dòng tiền tại các ngân hàng, đồng thời có thể hỗ trợ ngắn hạn nếu các ngân hàng vẫn chưa thu hồi được nợ đối với khoản tín dụng đã cho vay.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 7 tháng đầu năm nay được kiểm soát ở mức thấp 4,84% so với tháng 12.2009. Đặc biệt là CPI tháng 7.2010 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6, mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua. CPI cả năm 2010 cũng được dự báo sẽ được kiểm soát ở mức 7-7,5%. Vì thế, ông Giàu cho biết, lượng cung tiền bơm vào thị trường sẽ nhiều hơn so với đầu năm.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng vốn trung hạn cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) để cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, với hạn mức trước mắt là 10.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Agribank đã phân bổ chỉ tiêu về địa phương là 12.000 tỉ đồng. Về việc này, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ xem xét việc tiếp tục hỗ trợ vốn cho Agribank. Đây là một cách để Ngân hàng Nhà nước tăng nhu cầu đầu tư và tiêu dùng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tương tự, Ngân hàng Nhà nước cũng tái cấp vốn cho Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) 10.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu.

Nhờ đó, mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng giảm xuống. Hiện nay, đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, lãi suất cho vay thỏa thuận được các ngân hàng áp dụng ở mức phổ biến 11-12,5%/năm. Đối với khu vực nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) áp dụng mức lãi suất cho vay 12%/năm, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 12,3%/năm, VietinBank và Agribank khoảng 12,5%/năm.

Tại các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, lãi suất cho vay cũng giảm đáng kể. Chẳng hạn, tại Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank), ngoài mức lãi suất 11%/năm dành cho doanh nghiệp xuất khẩu, kể từ đầu tháng 8.2010, Ngân hàng giảm lãi suất vay xuống còn 11,5%/năm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ, phương tiện vận tải phục vụ mục đích kinh doanh.

... Nhưng tín dụng vẫn khó tăng

Tuy lãi suất thỏa thuận đã giảm xuống, nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng 7 tháng đầu năm chỉ mới đạt 12,97%, chỉ bằng phân nửa mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng cả năm 25%.

Thông thường, nhu cầu vay vốn sẽ gia tăng vào những tháng cuối năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vào các dịp lễ, Tết. Thế nhưng, nhu cầu năm nay được dự báo sẽ không như các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là thị trường nhà đất đang trầm lắng, thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu khởi sắc, kênh đầu tư vàng tài khoản không còn khiến cho nhiều nhà đầu tư cá nhân không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng.

Thêm vào đó, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, khu vực này đã ngừng hoặc giảm nhập khẩu một số loại hàng hóa. Điều này đã tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tính đến thời điểm 1.6.2010 đã tăng 27,5% so với ngày 1.6.2009. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang bị kẹt đầu ra. Do đó, khả năng tiêu thụ một lượng lớn vốn vay trong 5 tháng còn lại của năm 2010 khó có khả năng xảy ra.

Mặt khác, quy định nâng tỉ lệ an toàn vốn từ 8% hiện nay lên 9% kể từ ngày 1.10.2010 sẽ buộc các ngân hàng kiểm soát chặt hơn chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn giữ tập quán kinh doanh cũ, thích giao dịch bằng tiền mặt và không chứng từ, nên các ngân hàng rất ngại cấp vốn, vì lo ngại rủi ro và phải trích lập dự phòng cho vay lớn.

Vì thế, có một số ý kiến cho rằng, nên bãi bỏ quy định hạn chế sử dụng vốn trên thị trường liên ngân hàng để khơi thông dòng vốn, bởi theo quy định tỉ lệ an toàn vốn nâng lên 9%, các ngân hàng đã phải kiểm soát chặt chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, chính việc vay mượn lẫn nhau mới làm méo mó thị trường liên ngân hàng. Bởi lẽ, thị trường liên ngân hàng là nơi vay mượn để bù đắp thanh khoản và thiếu hụt dự trữ của các ngân hàng, chứ không phải vay lẫn nhau để mở rộng tín dụng. Nếu vay vốn kỳ hạn 1 tuần, nhưng lại đi cho vay thời kỳ hạn 1 năm thì ngân hàng sẽ mất thanh khoản ngay. Điều này đã từng xảy ra trước đây, khi các ngân hàng sử dụng vốn liên ngân hàng để cho vay ra quá nhiều.
Theo DTCK




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,269.204,849.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,372.703,972.70
100g ABC Bullion Bar
14,024.3012,724.30
1kg ABC Bullion Silver
1,702.701,352.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 176
  • Truy cập hôm nay: 2586
  • Lượt truy cập: 8602956