Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Nợ xấu và chuyện trích lập dự phòng
2010-08-12 08:51:08

Nợ xấu và chuyện trích lập dự phòng
 
Báo cáo hoạt động những tháng đầu năm nay của không ít ngân hàng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở mức tương đối thấp so với cùng kỳ.

Báo cáo hoạt động những tháng đầu năm nay của không ít ngân hàng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở mức tương đối thấp so với cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân được các nhà băng lý giải là do chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ nên tỷ lệ nợ xấu từ đó giảm dần.

Tuy nhiên, còn có một nguyên nhân khác là nợ xấu giảm do tăng trưởng dư nợ đầu năm không đáng kể và các nhà băng phải khống chế ở mức thấp để tránh ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận thu về trong hoạt động.

Phải khống chế ở mức thấp

SouthernBank cho biết, 2 quý đầu năm đạt được 300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (mục tiêu cả năm là 465 tỷ đồng) và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng được kiểm soát ở mức 0,96% (tính đến cuối tháng 6/2010). Tương tự, tại HDBank, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 7/2010 ở mức 1,41% và lợi nhuận thu về trong 7 tháng qua là 171 tỷ đồng so với kế hoạch đưa ra năm nay là 300 tỷ đồng.

Còn tại Saigon Bank, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 7/2010 được khống chế ở mức 2%. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này cũng đạt 196 tỷ đồng trong 7 tháng qua.

Nhìn chung, nợ xấu của các ngân hàng trong 6 - 7 tháng đầu năm nay được khống chế ở mức tương đối thấp so với cùng kỳ năm trước. Một phần, do tăng trưởng dư nợ tín dụng hơn 2 quý đầu năm còn ì ạch, với mức đạt được của cả ngành là 12,97% so với mục tiêu kiểm soát cả năm nay khoảng 25%. Thêm vào đó, với quy định về tỷ lệ an toàn vốn phải nâng lên 9% kể từ ngày 1/10 tới, nên các nhà băng đã bắt đầu cơ cấu dần các khoản nợ nhằm đáp ứng theo yêu cầu trên của NHNN.

Song điều đáng quan tâm nhất của các ngân hàng hiện nay là làm thế nào để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm nay, dù ở mức tương đối khiêm tốn so với vốn điều lệ. Nhất là trong bối cảnh thị trường còn có những khó khăn nhất định, khi mà tăng trưởng dư nợ không được như năm trước; chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra được dự báo sẽ còn giảm thêm trong thời gian tới. Trong 2 quý qua, khoản lãi từ mảng phi tín dụng ở nhiều nhà băng giảm đến 40 - 50% do hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối, trái phiếu… không còn cơ hội như trước đây.

Vì thế, nguồn thu chủ yếu được kỳ vọng từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, cái khó nhất đối với ngân hàng là phải khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý để không làm gia tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mới có thể đảm bảo được lợi nhuận đề ra. Và thực tế, không ít nhà băng phải hy sinh nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong năm nay để giảm tỷ lệ nợ xấu, đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Để không ảnh hưởng đến lợi nhuận

Chẳng hạn, tại Vietcombank (VCB), mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay là 4.500 tỷ đồng so với mức thực hiện của cả năm trước gần xấp xỉ 5.000 tỷ đồng. Thế nhưng, kế hoạch tăng trưởng tín dụng của VCB năm nay xây dựng tương đối thấp, chỉ từ 18 - 20% so với mức thực hiện của năm trước là 26 - 27%. 7 tháng đầu năm, tăng trưởng dư nợ tín dụng của VCB còn khiêm tốn.

Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc VCB cho biết, Ngân hàng đã xác định nguồn thu từ hoạt động cho vay trong năm nay sẽ giảm 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu sẽ được cơ cấu lại theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế để giảm dần.

Theo VCB, trong bối cảnh thị trường có những khó khăn hiện nay, để đạt được mục tiêu kiêm tốn trên cũng không dễ, nếu không kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý. Nợ xấu của VCB tính đến cuối tháng 5/2010 là trên 2,5%, không thay đổi so với cuối năm trước và mục tiêu cả năm nay của Ngân hàng là kiểm soát ở mức 3%.

Chính nhờ việc kiểm soát nợ xấu theo hướng giảm dần nên lợi nhuận của VCB trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt mức tương đối. Do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng quý II/2010 của VCB bằng 0 và lũy kế 6 tháng chỉ trích lập 350 tỷ đồng, nên lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất 6 tháng qua của Ngân hàng đạt 2.800 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 2.146 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ.

Dự tính, số trích dự phòng của VCB sẽ tăng thêm khoảng 730 tỷ đồng và tổng là 1.500 tỷ đồng trong năm 2010. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến chỉ tiêu lợi nhuận năm 2010 của VCB thấp hơn năm 2009. Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết, nếu kiểm soát được tối đa nợ xấu thì khả năng lợi nhuận sẽ vượt mức dự kiến. Năm nay, VCB dự kiến có khoản thu bất thường từ thu hồi nợ xấu khoảng 114 tỷ đồng.

Còn tại ACB, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 6/2010 chỉ ở mức 0,1%. Nợ quá hạn của Ngân hàng tính đến thời điểm trên là 0,36%. Tỷ lệ nợ xấu của ACB được xem là mức mà không ít nhà băng khác mong muốn. Thế nhưng, ACB cho rằng, còn số này cũng làm mất đi không ít cơ hội sinh lời, tức ACB sẽ không cho vay bằng mọi giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mà chỉ chọn những dự án khả thi tài trợ vốn, nhằm đảm bảo khả năng sinh lời hiệu quả.

Vì thế, 6 tháng đầu năm nay, ACB chỉ mới thực hiện được 1/3 mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ năm 2010 của ACB cao hơn 60% so với năm trước). Lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất 2 quý đầu năm nay của ACB đạt gần 1.580 tỷ đồng so với chỉ tiêu cả năm 3.600 tỷ đồng. Do đó, để đạt được mục tiêu lợi nhuận trên cũng là áp lực không nhỏ đối với ACB. Đặc biệt là khi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ trong quý II vừa qua của ACB giảm 56% so với cùng kỳ; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 99,62% và hoạt động khác giảm 95%. Thế nhưng, lãnh đạo ACB cho biết, khả năng đạt được chỉ tiêu lợi nhuận vẫn hoàn toàn có thể.

Kiểm soát nợ xấu luôn là mục tiêu được các nhà băng đặt lên hàng đầu, song không phải ngân hàng nào cũng có thể làm được như mong muốn. Đơn cử tại SCB, do ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động tín dụng từ năm trước để lại, nên nợ xấu của Ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng 6/2010 vẫn nằm trên tỷ lệ an toàn cho phép, với tỷ lệ khoảng 7,5%. Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết, sẽ cố gắng điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu về ngưỡng thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép là 5% vào cuối năm.

Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM, ông Hồ Hữu Hạnh cho biết, tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM chỉ vào mức khoảng 3% là con số không quá lớn, nhưng các ngân hàng cũng không thể chủ quan. Đáng chú ý là do thời gian không còn nhiều để các ngân hàng chuẩn bị nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9%, nên với nhà băng chưa đủ điều kiện phải từng bước cơ cấu lại nợ.

"Nếu hiệu quả sử dụng vốn không đạt được mục tiêu, đòi hỏi khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ cao hơn và như vậy lợi nhuận thu về trong kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng tôi cho rằng, việc nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% là điều cần thiết, nhằm hạn chế rủi ro cho chính các ngân hàng", ông Hạnh nhấn mạnh.

Theo Thùy Vinh

Đầu tư chứng khoán





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,274.904,854.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,370.003,970.00
100g ABC Bullion Bar
14,015.6012,715.60
1kg ABC Bullion Silver
1,696.201,346.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 219
  • Truy cập hôm nay: 2702
  • Lượt truy cập: 8603072